Kết quả nghiên cứu trạng thái cảm xúc về tính tích cực của học sinh được trình bày ở bảng 3.20 và hình 3.23.
Bảng 3.20. Cảm xúc về tính tích cực của học sinh theo tuổi và giới tính.
Tuổi Trạng thái cảm xúc về tính tích cực ( điểm) X 1 - X 2 p (1-2) Nam (1) n X ± SD Giảm n X ± SD Giảm 12 63 64,70 ± 10,48 61 65,62 ± 17,17 -0,92 >0,05 13 45 63,96 ± 12,08 0,74 61 64,52 ± 16,28 1,10 -0,57 >0,05 14 58 61,33 ± 10,75 2,63 56 62,52 ± 11,18 2,01 -1,19 >0,05 15 56 59,66 ± 10,90 1,67 50 59,84 ± 13,96 2,68 -0,18 >0,05 Cảm xúc về Tâm trạng (điểm) Tuổi
16 63 56,41 ± 11,01 3,25 64 57,80 ± 11,54 2,04 -1,38 >0,05 17 65 56,32 ± 7,33 0,09 63 57,76 ± 7,97 0,03 -1,44 >0,05 18 70 56,30 ± 7,45 0,02 63 56,44 ± 7,56 1,32 -0,14 >0,05
Giảm trung bình/năm 1, 40 1, 53
Các số liệu ở bảng 3.20 cho thấy, điểm cảm xúc về tính tích cực của học sinh giảm dần theo tuổi. Điểm cảm xúc về tính tích cực của học sinh đạt cao nhất lúc 12 tuổi (ở nam đạt 64,70 điểm và ở nữ là 65,62 điểm), thấp nhất lúc 18 tuổi (56,30 điểm đối với nam, 56,44 điểm đối với nữ), trung bình mỗi năm giảm 1,40 điểm ở nam và 1,53 điểm ở nữ. Như vậy, điểm trạng thái cảm xúc về tính tích cực của học sinh nam giảm trung bình mỗi năm thấp hơn so với học sinh nữ.
Hình 3.23. Đồ thị biểu diễn cảm xúc về tính tích cực của học sinh theo tuổi và giới tính.
Cảm xúc về tính tích cực còn thể hiện sự khác biệt giữa học sinh nam và học sinh nữ. Từ 12 đến 18 tuổi, trạng thái cảm xúc về tính tích cực của học sinh nữ cao hơn của học sinh nam. Tuy nhiên, sự khác biệt về điểm trạng thái cảm xúc về tính tích cực giữa nam và nữ không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Yếu tố quan trọng có ảnh hưởng tới khả năng tập trung chú ý là sức khoẻ và cảm xúc. Cảm xúc là yếu tố quan trọng để tiếp thu tri thức, cảm xúc ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ và khả năng chú ý của con người.
Cảm xúc là một hiện tượng tâm, sinh lí phức tạp. Trong quá trình phát
Cảm xúc về tính Tích cực (điểm)
triển cá thể, hoạt động cảm xúc là sản phẩm của hệ thần kinh. Từ 12 - 18 tuổi hoạt động thần kinh cấp cao ổn định dần nên hoạt động cảm xúc ổn định hơn. Trong quá trình phát triển cá thể, sự biểu hiện cảm xúc của con người không chỉ phụ thuộc vào mức độ phát triển trí tuệ mà còn phụ thuộc nhiều vào đời sống cá nhân và xã hội. Cảm xúc phụ thuộc vào nhu cầu và khả năng thỏa mãn nhu cầu của từng cá thể [46]. Cũng chính vì vậy, trạng thái cảm xúc của học sinh ở các lứa tuổi không giống nhau. Hơn nữa, tại một thời điểm xác định, trạng thái cảm xúc phụ thuộc vào trạng thái sức khỏe, tâm trạng, vốn tri thức... nên mỗi học sinh có điểm trạng thái cảm xúc khác nhau và mỗi khối lớp cũng có điểm trạng thái cảm xúc khác nhau.