Kết quả so sánh trí nhớ thị giác và trí nhớ thính giác của học sinh được thể hiện trong bảng 3.14 và hình 3.17.
Bảng 3.14. So sánh trí nhớ thị giác và trí nhớ thính giác của học sinh
Tuổi n
Trí nhớ thị giác (điểm) Trí nhớ thính giác (điểm) X 1 -
X 2 p (1-2) X ± SD Tăng X ± SD Tăng 12 124 6,48 ± 0,88 - 5,58 ± 1,02 - 0,90 <0,05 13 106 6,87 ± 0,96 0,38 5,81 ± 0,84 0,23 1,06 <0,05 14 114 7,32 ± 1,07 0,45 6,18 ± 0,84 0,36 1,14 <0,05 15 106 7,96 ± 1,14 0,65 6,71 ± 1,05 0,53 1,25 <0,05 16 127 8,13 ± 1,18 0,17 6,87 ± 0,98 0,17 1,26 <0,05 17 128 8,34 ± 1,01 0,20 7,04 ± 0,93 0,17 1,30 <0,05 18 133 8,50 ± 0,95 0,16 7,26 ± 0,83 0,22 1,23 <0,05
Tăng trung bình/năm 0, 34 0, 28
Hình 3.17. Biểu đồ biểu diễn trí nhớ thị giác và thính giác của học sinh Các số liệu trong bảng 3.14 cho thấy, ở từng độ tuổi, điểm trí nhớ thị giác của học sinh đều cao hơn so với điểm trí nhớ thính giác, với mức chênh lệch khoảng 0,90 – 1,30 điểm và có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Điều này chứng tỏ khả năng ghi nhớ thị giác của học sinh tốt hơn khả năng ghi nhớ thính giác.
Các số liệu trong bảng 3.14 cho thấy, tốc độ tăng trí nhớ thị giác trung bình là 0,34 điểm/năm và trí nhớ thính giác là 0,28 điểm. Điều này chứng tỏ, từ 12 – 18 tuổi, khả năng ghi nhớ thị giác của học sinh tăng nhanh hơn khả
Trí nhớ ((điểm)
năng ghi nhớ thính giác. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của, Tạ Thúy Lan và cs [56], Trần Thị Loan [63], Nguyễn Thị Bích Ngọc [77]. Chúng ta biết rằng, mọi loại trí nhớ đều được hình thành trên cơ sở của trí nhớ hình tượng [46]. Trong tri giác thì thị giác có vai trò quan trọng nhất. Nhờ mắt mà chúng ta không những có được hình ảnh trọn vẹn về sự vật hiện tượng mà còn biết được mối quan hệ giữa chúng. Cho nên khả năng lưu giữ các hình ảnh của sự vật và hiện tượng trong não tốt hơn, giúp ta nhớ được nhiều hơn và lâu hơn so với khi ghi nhớ bằng âm thanh. Chính vì vậy mà trong dân gian mới có câu “Trăm nghe không bằng một thấy” hay “Thực mục sở thị”. Vì vậy, trong quá trình dạy học cần tăng cường sử dụng dụng cụ trực quan nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, và tăng khả năng ghi nhớ cho học sinh.
Ở Việt Nam cũng có nhiều tác giả nghiên cứu về trí nhớ trên học sinh và sinh viên [46], [49], [66], [85]...người đầu tiên nghiên cứu về trí nhớ ở Việt Nam là Phạm Minh Hạc. Bằng thực nghiệm ông đã chứng minh rằng cả hai thùy của não (thùy trán và thùy đỉnh) đều tham gia vào sự lưu trữ thông tin, nhưng thùy đỉnh có vai trò quan trọng hơn[24].
3.4. Khả năng chú ý của học sinh
Khả năng chú ý của học sinh được thể hiện qua một số chỉ tiêu như độ tập trung chú ý và độ chính xác chú ý.
Chú ý là một trạng thái tâm sinh lí tham gia vào mọi quá trình hoạt động của cơ thể. Chú ý là cánh cửa, qua đó tất cả những cái gì của thế giới bên ngoài đi vào tâm hồn con người.
3.4.1. Độ tập trung chú ý của học sinh
Độ tập trung chú ý của học sinh được trình bày trong bảng 3.15 và hình 3.18. Các số liệu trong bảng 3.15 cho thấy, độ tập trung chú ý của học sinh tăng dần theo tuổi. Độ tập trung chú ý của học sinh nam cao nhất lúc 18 tuổi (46,44 điểm) và của học sinh nữ cao nhất lúc 17 tuổi (47,09 điểm). Độ tập trung chú ý của cả học sinh nam và nữ đều thấp nhất là ở độ tuổi 12, (40,88
điểm đối với nam và 40,10 điểm đối với nữ). Độ tập trung chú ý của học sinh nam mỗi năm tăng trung bình 0,93 điểm, của học sinh nữ tăng trung bình 0,90 điểm. Như vậy, độ tập trung chú ý của học sinh nam tăng nhanh hơn so với độ tập trung chú ý của học sinh nữ.
Bảng 3.15. Độ tập trung chú ý của học sinh.
Tuổi Độ tập trung chú ý (điểm) X 1 - X 2 p (1-2) Nam (1) Nữ ( 2) n X ± SD Tăng n X ± SD Tăng 12 63 40,88 ± 4,51 61 40,10 ± 2,78 0,78 >0,05 13 45 43,00 ± 4,80 2,12 61 39,24 ± 4,55 -0,86 3,76 <0,05 14 58 43,78 ± 4,43 0,78 56 43,89 ± 5,36 4,65 -0,11 >0,05 15 56 44,43 ± 4,80 0,65 50 46,67 ± 5,28 2,78 -2,24 >0,05 16 63 45,87 ± 4,94 1,43 64 45,42 ± 514 -2,24 0,45 >0,05 17 65 46,31 ± 3,73 0,45 63 47,09 ± 4,16 1,67 -0,78 >0,05 18 70 46,44 ± 3,48 0,13 63 46,44 ± 3,48 -0,65 0,00 >0,05
Tăng trung bình/năm 0, 93 0, 90
Hình 3.18. Đồ thị biểu diễn độ tập trung chú ý của học sinh.
Khi so sánh độ tập trung chú ý của học sinh nam và học sinh nữ, chúng tôi thấy, nhìn chung học sinh nữ có độ tập trung chú ý cao hơn so với học sinh nam. Tuy nhiên, mức chênh lệch độ tập trung chú ý giữa học sinh nam và nữ
Độ tập trung chú ý (điểm)
không lớn (p > 0 05), chứng tỏ không có sự khác biệt rõ về độ tập trung chú ý theo giới tính.