Trạng thái cảm xúc của học sinh được đánh giá qua các chỉ tiêu: cảm xúc về trạng thái sức khỏe (C), về tâm trạng (A), về tính tích cực (H). Kết quả được tổng hợp để đánh giá trạng thái cảm xúc chung.
Độ chính xác chú ý (điểm)
3.5.1. Trạng thái cảm xúc chung của học sinh
Kết quả nghiên cứu trạng thái cảm xúc chung của học sinh được trình bày trong bảng 3.17 và hình 3.20.
Bảng 3.17. Cảm xúc chung của học sinh theo tuổi và giới tính
Tuổi
Trạng thái cảm xúc chung ( điểm)
X 1 - X 2 p (1-2) Nam (1) Nứ ( 2) n X ± SD Giảm n X ± SD Giảm 12 63 211,57 ± 20,24 61 208,74 ± 36,39 2,83 >0,05 13 45 208,49 ± 22,81 3,08 61 204,30 ± 29,51 4,44 4,19 >0,05 14 58 202,36 ± 20,48 6,13 56 198,45 ± 25,62 5,85 3,92 >0,05 15 56 197,00 ± 21,13 5,36 50 202,52 ± 25,34 -4,07 -5,52 >0,05 16 63 189,14 ± 27,34 7,86 64 188,17 ± 28,16 14,35 0,97 >0,05 17 65 185,37 ± 13,46 3,77 63 185,48 ± 24,40 2,70 -0,11 >0,05 18 70 180,29 ± 22,81 5,08 63 178,68 ± 24,38 6,79 1,60 >0,05
Giảm trung bình/năm 5, 21 5, 01
Các số liệu trong bảng 3.17 cho thấy, trạng thái cảm xúc chung của học sinh giảm dần theo tuổi. Giai đoạn 12 tuổi, trạng thái cảm xúc chung đạt điểm cao nhất (211,51 điểm đối với nam và 208,74 điểm đối với nữ), thấp nhất lúc 18 tuổi với điểm trung bình của học sinh nam là 180,29 điểm và của nữ là 178,68 điểm. Ở nam mỗi năn giảm trung bình 5,21 điểm/năm, còn nữ mỗi năm giảm trung bình 5,01 điểm /năm. Như vậy, cảm xúc chung của học sinh nữ giảm trung bình qua các năm ít hơn so với học sinh nam.
Dựa vào hình 3.24 cho thấy, đa phần ở mọi lứa tuổi trạng thái cảm xúc của học sinh nam cao hơn của học sinh nữ, riêng ở độ tuổi 15 và 18 tuổi thì trạng thái cảm xúc của học sinh nam thấp hơn hơn học sinh nữ. Tuy nhiên, sự sai khác về trạng thái cảm xúc giữa học sinh nữ và học sinh nam không đáng kể (p > 0,05). chung (điểm)Cảm xúc
Hình 3.20. Đồ thị biểu diễn trạng thái cảm xúc chung của học sinh.