Kết quả nghiên cứu độ chính xác chú ý của học sinh được trình bày ở bảng 3.16 và hình 3.19.
Bảng 3.16. Độ chính xác chú ý của học sinh theo tuổi và giới tính
Tuổi Độ chính xác chú ý (điểm) X 1 - X 2 p (1-2) Nam (1) Nữ (2) n X ± SD Tăng n X ± SD Tăng 12 6 3 0,986 ± 0,011 - 61 0,985 ± 0,014 - 0,001 >0,05 13 59 0,988 ± 0,011 0, 002 61 0,986 ± 0,013 0,001 0,002 >0,05 14 58 0,989 ± 0,013 0,002 57 0,987 ± 0,011 0,001 0,002 >0,05 15 6 3 0,991 ± 0,010 0,001 59 0,990 ± 0,009 0,003 0,001 >0,05 16 51 0,993 ± 0,007 0,002 63 0,992 ± 0,008 0,002 0,001 >0,05 17 54 0,994 ± 0,007 0,001 67 0,996 ± 0,007 0,003 -0,002 >0,05 18 62 0,996 ± 0,008 0,001 52 0,997 ± 0,001 0,001 -0,001 >0,05
Tăng trung bình/năm 0, 0015 0,002
Các số liệu ở bảng 3.16 cho thấy, độ chính xác chú ý của học sinh tăng dần theo tuổi. Cụ thể, độ chính xác chú ý thấp nhất lúc 12 tuổi (0,986 đối với nam và 0, 985 đối với nữ), cao nhất lúc 18 tuổi (0,996 đối với nam và 0.997 đối với nữ).
Kết quả so sánh giữa học sinh nam với học sinh nữ cho thấy, từ 12 - 16 tuổi, độ chính xác chú ý của học sinh nam cao hơn của học sinh nữ còn từ 16 – 18 tuổi độ chính xác chú ý của học sinh nữ lại cao hơn của học sinh nam. Tuy nhiên, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) chứng tỏ không có sự khác biệt rõ về độ chính xác chú ý giữa học sinh nam và nữ.
Tóm lại, kết quả nghiên cứu cho thấy, độ tập trung chú ý và độ chính xác chú ý của học sinh tăng dần theo tuổi. Sự tăng nhanh khả năng chú ý của học sinh cũng do sự hoàn thiện về mặt cấu trúc và chức năng của não bộ như đã nói trên. Phạm vi các hoạt chú ý càng hẹp thì sức chú ý càng tập trung. Sự
Độ chính xác chú ý (điểm)
tập trung chú ý phụ thuộc vào độ tuổi, tuổi càng nhỏ thì độ tập trung chú ý càng kém. Ngoài ra sự tập trung chú ý còn phụ thuộc vào nhu cầu của mỗi cá nhân, sức hấp dẫn của đối tượng, loại hình thần kinh [41]....Chính vì vậy, trong quá trình giảng dạy cần tăng cường phối hợp các phương pháp giảng dạy phù hợp.
Hình 3.19. Đồ thị biểu diễn độ chính xác chú ý của học sinh.
Ngoài sự ảnh hưởng của hệ thần kinh ra khả năng chú ý còn chịu sự ảnh hưởng của điều kiện rèn luyện trong học tập và cuộc sống. Có lẽ, chính việc rèn luyện qua các kỳ thi cũng làm cho khả năng tập trung chú ý của học sinh 18 tuổi cao hơn so với các độ tuổi khác. Thực tế cho thấy, giữa trí tuệ và khả năng tập trung chú ý có mối tương quan thuận.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, không có sự khác biệt về khả năng chú ý giữa học sinh nam và nữ. Nhận xét này phù hợp với nhận xét của Mai Văn Hưng [38], Trần Thị Loan [63], 66], Nguyễn Thị Bích Ngọc [77], Nghiêm Xuân Thăng [84].