Trí nhớ là sự tiếp nhận và sự tái hiện những sự vật, những hiện tượng mà con người đã cảm giác, đã suy nghĩ, đã hành động. Trí nhớ của con người là một quá trình hoạt động phức tạp, có bản chất là việc hình thành các đường liên hệ thần kinh tạm thời, lưu giữ và tái hiện chúng.
3.3.1. Trí nhớ thị giác của học sinh
Kết quả nghiên cứu trí nhớ thị giác của học sinh được trình bày trong bảng 3.12 và hình 3.15.
Bảng 3.12. Trí nhớ thị giác của học sinh theo tuổi và giới tính
Tuổi Trí nhớ thị giác (điểm) X 1 - X 2 p (1-2) Nam (1) Nữ (2) n X ± SD Tăng n X ± SD Tăng 12 63 6,57 ± 0,84 - 61 6,39 ± 0,92 - 0,18 >0,05 13 45 6,98 ± 0,99 0,41 61 6,79 ± 0,93 0,40 0,19 >0,05 14 58 7,47 ± 1,08 0,49 56 7,16 ± 1,04 0,37 0,30 >0,05 15 56 8,21 ± 1,17 0,74 50 7,68 ± 1,04 0,52 0,53 <0,05 16 63 8,30 ± 1,10 0,09 64 7,97 ± 1,23 0,29 0,33 >0,05 17 65 8,46 ± 0,81 0,16 63 8,21 ± 1,17 0,24 0,35 >0,05 18 70 8,66 ± 0,99 0,20 63 8,32 ± 0,88 0,11 0,34 <0,05
Tăng trung bình/năm 0, 35 0, 32
Hình 3.15. Đồ thị biểu diễn trí nhớ thị giác của học sinh.
Các số liệu ở bảng 3.12 cho thấy, điểm trí nhớ thị giác của học sinh tăng dần theo tuổi. Từ 12 đến 18 tuổi, trí nhớ thị giác của học sinh nam tăng
Trí nhớ thị giác (điểm)
thêm 2,09 điểm, trung bình mỗi năm tăng 0,35 điểm, còn trí nhớ thị giác của học sinh nữ tăng thêm 1,93 điểm, trung bình mỗi năm tăng 0,32 điểm. Như vậy, khả năng nghi nhớ của học sinh nam tăng nhanh hơn của học sinh nữ.
Trong cùng một độ tuổi, khả năng ghi nhớ thị giác của học sinh nữ và học sinh nam không giống nhau. Tuy nhiên, mức độ khác nhau về điểm trí nhớ thị giác giữa học sinh nam và học sinh nữ không có ý nghĩa thống kê. Điều này chứng tỏ, không có sự khác biệt rõ về khả năng ghi nhớ thị giác giữa học sinh nam và học sinh nữ.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về trí nhớ thị giác phù hợp với kết quả nghiên cứu của Tạ Thúy Lan và cs [56], Trần Thị Loan [63], [66], Nguyễn Thị Bích Ngọc [77].