Chỉ số pignet của học sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học và trí tuệ của học sinh từ 12 – 18 tuổi ở các trường chuyên tại Quận Hà Đông Hà nội (Trang 50)

3.1.4.1. Chỉ số pignet của học sinh

Chỉ số pignet là chỉ số phức hợp, phản ánh mối quan hệ giữa ba chỉ số hình thái là chiều cao, cân nặng và vòng ngực, được dùng để đánh giá thể lực của học sinh. Kết quả nghiên cứu chỉ số pignet của học sinh được trình bày ở bảng 3.4 và hình 3.7.

Các số liệu trong bảng 3.4 cho thấy, nhìn chung, chỉ số pignet của học sinh ở cả học sinh nam và học sinh nữ giảm dần. Cụ thể là chỉ số pignet của học sinh nam từ 37,35 lúc 12 giảm xuống còn bằng 30,57 lúc 18 tuổi, mỗi năm giảm trung bình 1,13 và của học sinh nữ, chỉ số pignet tăng từ 35,41 lúc 12 tuổi giảm xuống còn 30,24 lúc 18 tuổi, mỗi năm giảm trung bình 0,86. Sở dĩ, ở giai đoạn này, chỉ số pignet giảm dần là do mức tăng chiều cao chậm hơn so với mức tăng vòng ngực và cân nặng của học sinh.

Chỉ số pignet giảm không đều qua các lứa tuổi. Thời điểm chỉ số pignet giảm nhanh nhất ở nam là lúc 14 - 15 tuổi (giảm 2,03/năm), ở các lứa tuổi khác chỉ số pignet giảm ít hơn (giảm 0,46 – 1,34/năm). Đối với nữ thời điểm giảm chỉ số pignet nhanh nhất là lúc 13 - 14 tuổi (giảm 1,36/năm), ở các lứa tuổi khác chỉ giảm khoảng 0,16 – 1,51/năm. Điều này chứng tỏ, ở lứa tuổi từ 13 - 14 tốc độ tăng cân nặng và vòng ngực của các em lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng chiều cao.

Trong cùng một độ tuổi, chỉ số pignet của nam và nữ có sự khác nhau. Lúc 12, 17, 18 tuổi chỉ số pignet của nam cao hơn của nữ, ở giai đoạn 13 đến 16 tuổi chỉ số pignet của nam lại thấp hơn của nữ. Tuy nhiên, mức độ khác nhau về chỉ số pignet giữa học sinh nam và học sinh nữ không lớn, không có ý nghĩa thống kê (p > 0, 05).

Một điều đáng chú ý là độ lệch chuẩn của giá trị trung bình của chỉ số pignet rất lớn, dao động trong khoảng 6,48–9,02. Điều đó nói lên rằng chỉ số

pignet có sự khác nhau nhiều giữa các cá thể học sinh nam cũng như học sinh nữ. Nói một cách khác, ở giai đoạn này, thể lực của học sinh rất không đồng đều.

Bảng 3.4. Chỉ số pignet của học sinh theo tuổi và giới tính

Tuổi Chỉ số pignet X 1 - X 2 p (1-2) Nam (1) Nữ (2) n X ± SD Giảm n X ± SD Giảm 12 63 37,35 ±7,22 - 61 35,41 ± 9,02 - 1,94 >0,05 13 45 36,89 ± 7,90 0,46 61 37,02 ± 7,44 -1,61 -0,13 >0,05 14 58 35,60 ± 8,85 1,29 56 35,66 ± 6,48 1,36 -0,06 >0,05 15 56 33,57± 8,40 2,03 50 34,66 ± 8,17 1,00 -1,09 >0,05 16 63 32,86 ± 8,05 0,71 64 33,00 ± 8,47 1,66 -0,14 >0,05 17 65 31,91 ± 7,29 0,95 63 31,75 ± 6,85 1,25 0,16 >0,05 18 70 30,57 ± 7,74 1,34 63 30,24 ± 7,01 1,51 0,33 >0,05

Giảm trung bình/năm 1, 13 0, 86

Hình 3.7. Đồ thị biểu diễn chỉ số pignet của học sinh theo tuổi và giới tính Đối chiếu với thang phân loại thể lực theo chỉ số pignet (bảng 2.2), chúng tôi nhận thấy, thể lực của học sinh trong nhóm nghiên cứu tăng dần theo tuổi. Ở giai đoạn đầu, từ 12 tuổi đến 14 tuổi thể lực của các em thuộc loại trung bình (35,0 < pignet < 41), còn ở giai đoạn sau từ 15 - 18 tuổi, thể lực của các

Chỉ số Pignet

em thuộc mức khỏe (29,0 < pignet < 34,9). Như vậy, thể lực của học sinh trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu ở mức trung bình và mức khỏe. Điều này chứng tỏ, cơ thể học sinh dần cân đối hơn và sức khỏe tốt dần lên.

Khi so sánh với các tác giả khác, chúng tôi nhận thấy, chỉ số pignet của học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với số liệu trong Đỗ Hồng Cường [8], của Trần Thị Loan [66], Nguyễn Tấn Gi Trọng [94], Lê Ngọc Trọng [95], Trần Sinh Vương [101]. Điều đó chứng tỏ thể lực của học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi tốt hơn so với học sinh trong các nghiên cứu trước. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này vẫn là do điều kiện sống ngày càng cao, việc chăm sóc con cái ngày càng khoa học hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học và trí tuệ của học sinh từ 12 – 18 tuổi ở các trường chuyên tại Quận Hà Đông Hà nội (Trang 50)