Giải pháp giáo dục, tuyên truyền

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân bố và đặc điểm lâm học của loài cây Sa mộc dầu tại khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên - Thanh Hóa. (Trang 52)

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến cho người dân về vai trò ảnh hưởng to lớn của rừng tới đời sống của họ, qua đó thay đổi nhận thức của người dân về rừng. Xây dựng nội quy và quy ước thôn bản. Cho người dân cộng đồng hiểu bảo vệ rừng chính là mang lại lợi ích cho gia đình và xã hội.

- Thúc đẩy sự nghiệp giáo dục toàn dân, nâng cao trình độ dân trí cho công đồng. Tuyên truyền, phổ biến cho học sinh, sinh viên, đoàn thanh niên biết về vai trò to lớn của rừng đối với công đồng xã hội.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Kết quả điều tra cho thấy tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, Sa mộc dầu phân bố chủ yếu ở các tiểu khu 484; 489; 497; 516 thuộc khu vực vùng lõi. Tổng diện tích khu vực phân bố của loài này trong Khu bảo tồn là 4228 ha (trong đó tại khu vực vùng lõi thuộc xã Bát Mọt là 3000 ha).

Tại khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên chúng tôi đã điều tra 3 tuyến Huối Cò, Huối Pà, Hang Ong. Tại đây chúng tôi đã thấy sự xuất hiện của loài cây Sa mộc dầu ở cả 3 tuyến và xuất hiện nhiều nhất là ở Tuyến Huối Pà với 11 cây, tiếp theo là tuyến Huối Cò với 5 cây,tuyến Hang Ong với 4 cây.

Sa mộc dầu thành thục phân bố tự nhiên ở KBTTN Xuân Liên, Cây gỗ lớn cao trên 30m, đường kính có thể trên 200cm. Thân thẳng, đơn trục, phân cành cao với tán lá thưa, hình thon hẹp. Vỏ mầu nâu hoặc xám, nứt dọc dễ dàng bị lột ra để lộ phần vỏ bên trong màu nâu đỏ.

Lá mang nón cái mọc xoắn ốc rất dày đặc có gốc vặn, lá có hình dải dài 2,5-3cm. Rộng khoảng 0,2-0,3cm thót thành mũi tù, mép lá hơi có răng cưa, lá có hai dải khí khổng nhìn rõ ở mặt dưới lá, lá có xu hướng mọc thẳng lên trên. Lá mang nón đực: mọc xoắn ốc, có gốc vặn do đó xếp gần như thành hai dãy, lá có hình dải dài 3-4cm, rộng 0,2- 0,25cm thót thành mũi tù, không cứng ở đầu lá, hơi có răng cưa ở hai mép lá và có 2 giải khí khổng chủ yếu ở mặt dưới lá

- Nón đơn tính cùng gốc, nón đực mọc cụm đầu cành, nón cái đơn lẻ hoặc gồm 2-3 chiếc mọc cụm trên đầu cành. Quả nón hình trứng tròn, đầu nhọn, dài 2,5- 5cm, đường kính 3-5cm. Lá bắc dày hóa gỗ, lá noãn mỏng, đỉnh xẻ 3 thùy dính liền và nằm trong lòng lá bắc, mang 3 noãn đảo. Hạt hình trái xoan, dẹp dài 5- 7mm, rộng 2-5mm, mép có cánh nhỏ. Phôi có 2 lá mầm

Sa mộc dầu là cây gỗ thường xanh, lá có chu kỳ sống khá dài trên cây nên không có mùa rụng lá rõ ràng.

Cậy Sa mộc dầu ra nón vào khoảng tháng 9 đến tháng 10, quả chín tháng 3 đến tháng 5 năm sau. Nón sau khi chín một thời gian sẽ rụng xuống đất.

Sa mộc dầu sinh trưởng tốt trên đất pha cát, sâu mát, tơi xốp, thoát nước nhiều mùn, hơi chua (pH = 4,5 - 6.5) hình thành từ loại đá mẹ Granít, phiến thạch, không sống được nơi đất kiềm hoặc mặn.

Sa mộc dầu có khu phân bố hẹp, gián đoạn, tạo thành những quần thể gần như thuần loài và xuất hiện ở độ cao từ 900- 1500m, mật độ từ 8-12 cây/ha. Phần lớn các cây này đều có đường kính và chiều cao rất lớn.

Rừng khu vực nghiên cứu có cấu trúc tương đối ổn định với 11 loài tham gia vào cấu trúc tổ thành tầng cây cao. Trong đó, ở lâm phần tái sinh Sa mộc dầu tỷ lệ cá thể của các cây tham gia vào cấu trúc tổ thành chiếm 82,9%, còn lại 17,1% là các loài cây khác. Sa mộc dầu đều không tham gia vào công thức tổ thành.

- Độ tàn che của rừng tương đối lớn (0,76), rừng khu vực có 4 tầng tán chính trong đó Sa mộc dầu chiếm tầng cao nhất của rừng.

5.2. Kiến nghị

- Cần có nhiều thời gian dài hơn nữa để có thể tiến hành điều tra thêm nhiều tuyến hơn nữa tại khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên tìm hiểu sâu hơn về đặc điểm lâm học và phân bố của loài Sa mộc dầu.

- Tiếp tục điều tra bổ sung để xác định thêm về sự phân bố, số lượng thực còn lại của Sa mộc dầu trong khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên.

- Có nguồn ngân sách trả lương cho đội ngũ tuần tra rừng trong cả năm và lương phải đảm bảo cuộc sống ổn định thì lực lượng này mới chuyên tâm vào công tác bảo vệ rừng, vì vai trò của đội ngũ này rất lớn, họ chính là người dân bản địa rất am hiểu về địa hình của khu vực họ quản lý.

- Lực lượng kiểm lâm, tuần rừng cần tăng cường tuần tra kiểm soát nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời không để các hành vi phá hoại rừng xảy ra rồi mới xử lý.

- Mở các lớp tập huấn để người dân hiểu rõ về các loài cây cần phải bảo

TÀI LIỆU THAM KHẢM

I. Tài liệu Tiếng Việt

1. Ban quản lý KBTTN Xuân Liên (2013), “Đánh hiện trạng điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội tác đông dến bảo tồn và phát triển bên vững KBTTN Xuân Liên”

2. Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên, Thực vật rừng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà nội, 2000.

3. Lê Trần Chấn, Trần Ngọc Ninh, Trần Văn Cự, Nguyễn Thanh Viễn, 2006. Nhân giống bằng hom một số loài Hạt quáy hiếm. Báo Quân đội nhân dân - chủ nhật, ngày 23-7-2006

4. Mai Văn Chuyên, Trần Minh Hợi (2010) “Kết quả điều tra các loài ngành hạt trần tại KBTTN Xuân Liên Thanh Hóa”.

5. Chính phủ - Nghị định 32/2006/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm - Hà Nội 2006.

6. Vũ Tiến Hinh (1995), Điều tra rừng, Trường Đại học Lâm Nghiệp.

7. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2004), Các loài cây lá Kim ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp.

8. Hồ Ngọc Sơn (2007), “Bài Giảng Đa dạng sinh học”, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

9. Sách đỏ Việt Nam (2007), Nhà xuất bản khoa học tự nhiên và công nghệ Hà Nội.

10. Lê Đình Khả, Nguyễn Hoàng Nghĩa, nguyễn Xuân Liệu, 2006. Cải thiện giống và quản lý giống cây rừng việt nam, Cẩm nang ngành Lâm Nghiệp. Chương trình hỗ trợ ngành Lâm nghiệp và Ddoiois tác. Bộ NN và PTNT, Hà Nội.

11. Lê Xuân Toàn (2012) “Kết quả điều tra hai loài Sa mu dầu và Pơ mu” tại KBTTN Xuân Liên, không xuất bản.

12. Nguyễn Văn Sinh, 2009.Một số dẫn liệu về đặc điểm sinh thái, phân bố và bảo tồn loài Sa mu dầu tại Vườn Quốc Gia Pù Mát. Tuyển tập báo cáo Hội nghị sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 3, 22/10/2009. Viện ST&TNSV, Hà Nội.

II. Tài liệu Tiếng Anh

13. Conifer Specialist Group (CSG), 2000. Cunninghamia konishii Hayata.

In IUCN 2012. IUCN Red list of Threatened Speciaes.

14.Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2008. Forest genetic resource conservation and management in Vietnam: An update on actvities, challenges and needs since APFORGEN inception in 2003, in L. T. Hong anh H. C Sim (eds). Forest Genetic Resources Programme (APFORGEN), International Tropical Timber Organization (ITTO), Dehradun, India, 15 - 16 April 2006.

15. Huang, S.C., Wu, M.C., Liu, F.G., Chieu, C.T., 2008. The status of conservation, ultilization and risk management of geneyic resources in Taiwan. APEC-ATCWG Workshop “Capacity building for risk management system on genetic resources”, Taiwan.

Phụ Lục

Phụ biểu 1

Mẫu: Bộ câu hỏi phỏng vấn người dân về tri thức bản địa loài cây Sa mộc dầu

Tên chủ hộ:………Giới tinh: Nam (nữ):………Tuổi……….

Dân tộc:………

Trình độ học vấn:………

Địa điểm: Thôn:………xã:………

Huyện:………Tỉnh:………..

Người điều tra:………Ngày điều tra:………

1. Ông (bà) có biết loài cây Sa mộc dầu không? ………

………

2. Đặc điểm nhận biết của loài cây Sa mộc dầu: ………

………

3. Nơi phân bố chủ yếu của loài Sa mộc dầu: ……… ……… 4. Khai thác (sử dụng, bán): ……… Giá bán: ………

5. Hiện trạng (ít, nhiều, không còn): 5-10 năm về trước:………

Hiện nay và tương lai:………

………

6. Gây trồng (đã gây trồng hay chưa gây trồng): ………

7. Quy trình gây trồng:

……… 8. Thuận lợi và khó khăn trong công tác bảo vệ:

……… 9. Theo ông bà cần làm gì để bảo tồn và phát triển sử dụng lâu dài:

……… Người được phỏng vấn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân bố và đặc điểm lâm học của loài cây Sa mộc dầu tại khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên - Thanh Hóa. (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)