- Xây dựng chính sách bảo tồn và phát triển loài thực vật hạt trần quý hiếm Sa mộc dầu: cần xây dựng chính sách cụ thể về bảo tồn và phát triển. Trong đó chỉ rõ quyền và nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ, sử dụng và phát triển loài thực vật này.
- Nâng cao năng lực và tăng cường quản lý nhà nước về bảo tồn và phát triển loài Sa mộc dầu. Nâng cao nhận thức cho cộng đồng thông qua các biện
pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, đồng thời phát triển và hoàn thiện các thể chế, chính sách để thu hút mạnh mẽ cộng đồng tham gia vào việc bảo tồn, phát triển loài cây quý hiếm này.
- Xác lập các tiểu khu có Sa mộc dầu phân bố và giao cho các trạm QLBVR tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra và bảo vệ nghiêm ngặt. đòng thời phối hợp chặt chẽ với bộ đội biên phòng, chính quyền địa phương, người dân thôn bản trong việc tuần tra, kiểm soát, tuyên truyền để thông báo cho người dân biết vị trí tầm quan trọng của khu vực bảo vệ nghiêm ngặt là khu vực đặc biệt, nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm phá hoại
- Khu vực KBT có lực lượng lao động dồi dào, có thể thu hút họ tham gia thực hiện các chương trình quản lý, bảo vệ, phát triển rừng của Nhà nước, các dự án bảo tồn và phát triển KBT.
- Đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng đệm theo hướng đưa những loài cây trồng bản địa đa tác dụng vào trồng, vật nuôi mới có năng suất và hiệu quả kinh tế cao từ đó tạo sinh kế mới cho cộng đồng, giảm sự phụ thuộc vào rừng tự nhiên của người dân.
- Khuyến khích người dân tham gia vào công tác bảo vệ và phát triển rừng thông qua việc xác lập cơ chế chia sẻ lợi ích hợp lý, hấp dẫn. Tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế thông qua các chương trình vay vốn không lãi suất 3 năm đầu.
- Đưa các dự án lâm nghiệp xã hội của nhà nước và các tổ chức phi chính phủ vào cộng đồng nhằm phát triển sống nhân dân, qua đó giảm sự ảnh hưởng của các bà con cộng động thôn bản song ở trong và gần rừng.