Nhóm các giải pháp về kỹ thuật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân bố và đặc điểm lâm học của loài cây Sa mộc dầu tại khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên - Thanh Hóa. (Trang 50)

- Lựa chọn rừng với tổ thành nhóm loài ưu thế thích hợp để xúc tiến tái sinh hoặc làm giàu rừng Sa mộc dầu.

Điều tiết tổ thành tầng cây cao, đồng thời tuyển chọn và tạo không gian dinh dưỡng cho những cây mẹ có phẩm chất tốt, sinh trưởng, phát triển, phân bố đều trên diện tích lâm phần. Mặt khác, kết hợp tỉa thưa, khai thác trung gian những loài cây không đáp ứng nhu cầu về kinh tế và phòng hộ, tận dụng sản phẩm gỗ xây dựng, nguyên liệu giấy sợi và chất đốt phục vụ cho sinh hoạt đời sống của người dân trong khu vực (Ba soi, Luông muông, Lồm côm...). Song quá trình khai thác phải đảm bảo tái sinh và vệ sinh rừng.

- Trồng bổ sung để nâng cao tỷ lệ Sa mộc dầu ở khu vực nghiên cứu Để nâng cao tỷ lệ Sa mộc dầu ở khu vực nghiên cứu cần điều tiết tổ thành cây tái sinh, trên nguyên tắc giữ lại cây tốt, loại bỏ cây xấu thông qua việc xúc tiến tái sinh, nuôi dưỡng những loài cây mục đích (Sa mộc dầu và Pơ mu, Lim xanh, Dẻ ăn quả, Trám đen...), loại bỏ những loài cây phi mục đích, kém chất lượng (Ba soi, Thành ngạnh, Thẩu tấu...), đồng thời kết hợp luỗng phát dây leo, cây bụi, thảm tươi tạo điều kiện cho cây tái sinh có không gian dinh dưỡng để sinh trường và phát triển. Song, việc điều tiết phải đảm bảo yêu cầu về mật độ cây tái sinh ≥ 8000 cây/ha và mật độ cây tái sinh có triển vọng ≥ 2000 cây/ha và độ che phủ chung của rừng ≥ 70%.

- Điều chỉnh tàn che để cải thiện sinh trưởng của cây tái sinh Sa mộc dầu.

- Chọn đất có tầng sâu để phát triển Sa mộc dầu.

- Bón phân để cải thiện hàm lượng đạm, mùn có thể được xem là biện pháp kỹ thuật cần thiết khi trồng cây con Sa mộc dầu và làm giàu rừng.

- Công tác bảo vệ rừng: Để đảm bảo cho sự thành công của các biện pháp trên cần bảo vệ rừng nghiêm ngặt, ngăn cản các tác động phá hoại của con người, gia súc, phòng chống lửa rừng và sâu bệnh hại nhằm bảo vệ thảm thực vật tái sinh tự nhiên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân bố và đặc điểm lâm học của loài cây Sa mộc dầu tại khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên - Thanh Hóa. (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)