Đặc điểm hình thái

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân bố và đặc điểm lâm học của loài cây Sa mộc dầu tại khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên - Thanh Hóa. (Trang 45)

- Sa mộc dầu là loài cây mọc nhanh, nhất là 20 năm đầu. Có 2 nhịp điệu sinh trưởng trong năm, nhịp mùa xuân thường vào tháng 5-6, nhịp mùa thu thường vào tháng 9- 10. Cây gỗ lớn thường xanh, chiều cao vút ngọn có thể đạt trên 50m, đường kính thân cây tại vị trí 1.3m đạt trên 2m, thân thẳng, phân cành cao. Gốc có bạnh vè, tại KBTTN Xuân Liên cây Sa mộc dầu lớn nhất có đường kính trên 3.9m và chiều cao vút ngọn trên 45m (như hình 4.3)

Hình 4.3. Hình thái thân loài cây Sa mộc dầu

- Lá cây có hình ngọn giáo dài 3-6cm, rộng 2-5cm dầy, cứng, mép lá có răng cưa nhỏ dọc 2 bên gân giữa phía mặt dưới lá có 2 giải phấn trắng, mặt trên có 2 rãnh song song mép lá, lá cây trưởng thành có màu xanh đậm hơn, thể hiện như hình 4.4 và hình 4.5.

Hình 4.4. Hình thái lá cây Sa mộc dầu

- Đối với những cành mang nón khác nhau có những đặc điểm khác nhau, cụ thể: Lá mang nón cái mọc xoắn ốc rất dày đặc có gốc vặn, lá có hình dải dài 2,5-3cm. Rộng khoảng 0,2-0,3cm thót thành mũi tù, mép lá hơi có răng cưa, lá có hai dải khí khổng nhìn rõ ở mặt dưới lá, lá có xu hướng mọc thẳng lên trên. Lá mang nón đực: mọc xoắn ốc, có gốc vặn do đó xếp gần như thành hai dãy, lá có hình dải dài 3-4cm, rộng 0,2- 0,25cm thót thành mũi tù, không cứng ở đầu lá, hơi có răng cưa ở hai mép lá và có 2 giải khí khổng chủ yếu ở mặt dưới lá.

- Nón đơn tính cùng gốc, nón đực mọc cụm đầu cành, nón cái đơn lẻ hoặc gồm 2-3 chiếc mọc cụm trên đầu cành. Quả nón hình trứng tròn, đầu nhọn, dài 2,5- 5cm, đường kính 3-5cm. Lá bắc dày hóa gỗ, lá noãn mỏng, đỉnh xẻ 3 thùy dính liền và nằm trong lòng lá bắc, mang 3 noãn đảo. Hạt hình trái xoan, dẹp dài 5- 7mm, rộng 2-5mm, mép có cánh nhỏ. Phôi có 2 lá mầm.

Do thời gian nghiên cứu không trùng vào thời gian cây ra hoa nên kết không nghiên cứu được hình thái, cũng như đặc điểm về hoa quả loài Sa mộc dầu.

Cây SMD ra nón vào khoảng tháng 9 đến tháng 10, quả chín tháng 3 đến tháng 5 năm sau

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân bố và đặc điểm lâm học của loài cây Sa mộc dầu tại khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên - Thanh Hóa. (Trang 45)