Giá trị sử dụng nguồn gen Sa mộc dầu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân bố và đặc điểm lâm học của loài cây Sa mộc dầu tại khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên - Thanh Hóa. (Trang 49)

Trong quá trình phỏng vấn người dân không thấy việc sử dụng hay chế biến tinh dầu tại Bản Vịn, xã Bát Mọt - huyện Thường Xuân - tỉnh Thanh Hóa.hình 4.9. qua quá trình phỏng vẩn điều tra được Gỗ Sa mộc dầu màu vàng nhạt, thơm, mềm, nhẹ, thớ thẳng, dễ làm, khó bị mối mọt, chịu đựng được ở dưới đất ẩm. Có thể sử dụng gỗ Sa mộc dầu để xây dựng nhà cửa, làm cột điện, cột buồm, tà vẹt, thùng đựng nước và bột giấy,...

Ngoài ra rừng Sa mộc dầu còn có tác dụng lớn trong việc giữ nước, bảo vệ đất, đặc biệt ở vùng đồi núi.

Hình 4.8. Họp Bản Vịn hàng tháng

Gỗ Sa mộc dầu có hàm lượng tinh dầu cao, được dùng làm mỹ phẩm và dược phẩm. Tinh dầu Sa mộc dầu rất quý, có giá trị sát khử trùng cao, được dùng làm thuốc xoa bóp, chữa bệnh ngoài da và đặc biệt là được dùng trong ước xác và các vấn đề tâm linh khác. Giá trị trên thị trường chợ đen rất đắt, ngay tại các xưởng chế xuất, giá tinh dầu đã là hơn 2 triệu đồng/lít. Theo tài liệu về giá trị của tinh dầu Ngọc am (Sa mộc dầu) của công ty TNHH Bạch Diệp Hà Giang, dựa trên kinh nghiệm cổ xưa của người Trung hoa cho thấy tinh dầu Ngọc am có rất nhiều công dụng. Ví dụ tinh dầu Sa mộc dầu có thể cầm máu, sát khuẩn, kích thích hình thành da non, trị mụn nhọt, mẩn ngứa, trĩ ngoại, hôi nách, hôi chân. Ngoài ra có thể dùng bôi vào mũi, xông mũi để chữa viêm xoang. Còn có thể dùng để chữa rối loạn tiêu hóa, đi ngoài do thức ăn nhiễm khuẩn, viêm đường ruột, viêm dạ dày. Có thể pha nước tắm để mát xa da, tắm để cho da mịn màng, săn chắc và chữa bệnh ngoài da (theo tài liệu của công ty TNHH Bạch Diệp Hà Giang, 2013)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân bố và đặc điểm lâm học của loài cây Sa mộc dầu tại khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên - Thanh Hóa. (Trang 49)