Cấu trúc tầng thứ cây cao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân bố và đặc điểm lâm học của loài cây Sa mộc dầu tại khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên - Thanh Hóa. (Trang 44)

Cấu trúc rừng là sự sắp xếp tổ chức nội bộ các thành phần sinh vật trong hệ sinh thái rừng. Những nội dung quan trọng được đề cập đến khi nghiên cứu cấu trúc rừng là: Cấu trúc tổ thành, cấu trúc tầng thứ, cấu trúc mật độ.

Theo kết quả điều tra tầng cây cao các lâm phần điều tra thể hiện rõ cấu trúc rừng thành 4 tầng, cụ thể như sau:

- Tầng trên cùng gồm phần lớn các loài Dẻ gai bắc bộ, Sa mộc dầu, Pơ Mu, Sao mặt quỷ, Các loài trong chi Sồi, Côm tầng vv... với chiều cao trung bình là 31,1m tầng này xếp xít nhau và liên tục.

- Tầng thứ 2 gồm các loài cây gỗ nhỏ như: Bã đậu, Trôm, Phân mã, Sến mật, Chẹo tía….với chiều cao trung bình là 18,9m, tầng này xếp xít nhau liên tục.

- Tầng 3 gồm cây tái sinh và cây bụi với chiều cao trung bình là 6-7m. Tầng này không liên tục.

- Tầng 4 là tầng thấp nhất, gồm các loài thảm tươi như: Răng cá, Mua đất, Cau núi, Xặt... với chiều cao trung bình từ 1-1,5m.

Trong các loài cây đã điều tra, cây Sa mộc dầu có mặt ở cả 4 tầng từ giai đoạn tái sinh đến giai đoạn trưởng thành. Sa mộc dầu hiện đang chiếm vị trí tầng trên cùng có đặc điểm ưa sáng mạnh ở giai đoạn trưởng thành, chiều cao trung bình của hai loài cây này lên tới 30 - 40cm với đường kính trung bình dao động từ 1 - 1,5m. Đồng thời hai loài cây này cũng có khả năng chịu bóng tốt ở giai đoạn còn nhỏ nên chúng được phân bố đều ở cả 3 tầng thứ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân bố và đặc điểm lâm học của loài cây Sa mộc dầu tại khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên - Thanh Hóa. (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)