Chiến lược kinhdoanh toàn cầu và lợi thế cạnh tranh

Một phần của tài liệu thảo luận đề tài . QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU (Trang 35)

II. Sán phẩm và thị trường chính của Công ty

1Chiến lược kinhdoanh toàn cầu và lợi thế cạnh tranh

1.3Chiến lược kinh doanh toàn cầu 1.3.1Khái niệm

Chiến lược toàn cầu là cách thức một công ty xác định các mục tiêu dài hạn cho thị trường thế giới, xây dựng, hợp nhất và kết hợp hệ thống kinh doanh để gia tăng, củng cố vững chắc lợi thế cạnh tranh và xác định cấu trúc tổ chức để quản trị hoạt động toàn thế giới.

1.3.2Nội dung

Chiến lược toàn cầu được tạo nên bởi 4 thành phần chính: -Tham vọng toàn cầu

+Tầm quan trọng tương đối của khu vực và các quốc gia trọng yếu trong danh mục đầu tư của công ty

-Định vị chiến lược toàn cầu +Định vị địa lý

+Định vị cạnh tranh +Mức độ tiêu chuẩn hóa

-Hệ thống kinh doanh toàn cầu +Phân tách chuỗi giá trị

+Logistics toàn cầu +Liên minh và mua lại +Lộ trình phát triển -Tổ chức toàn cầu

+Mức độ tự chủ và hợp nhất

+Các hệ thống và cấu trúc toàn cầu +Tổ chức nhân sự toàn cầu

1.3 Lợi thế cạnh tranh

Theo M.porter, lợi thế cạnh tranh (theo đó là lợi nhuận cao hơn) đến với các công ty nào có thể tạo ra giá trị vượt trội. Và cách thức để tạo ra giá trị vượt trội là hướng đến việc giảm thấp chi phí kinh doanh hoặc tạo khác biệt sản phẩm, và nhờ thế khách hàng đánh giá nó cao hơn và sẵn lòng trả một mức giá tăng thêm. M.porter chỉ ra rằng chi phí thấp và sự khác biệt là hai chiến lược căn bản để tạo giá trị và giành lợi thế cạnh tranh trong một ngành. Các lợi thế cạnh tranh được tạo ra từ bốn nhân tố là: hiệu quả, chất lượng, sự cải tiến và đáp ứng khách hàng. Chúng là những khối chung của lợi thế cạnh tranh mà một công ty có thể lựa chọn để tạo nên sự vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh.

Quy trình phát triển lợi thế cạnh tranh qua phân tích môi trường bên trong của doanh nghiệp

GĐ 1: Phân tích nguồn lực và năng lực của doanh nghiệp GĐ 2: Xây dựng năng lực cốt lõi

GĐ 3: Đánh giá năng lực cạnh tranh tổng thể.

Nguồn lực và năng lực là những nhân tố cơ bản để xây dựng chiến lược. 1.3.1 Phân tích và đánh giá các nguồn lực

2.2.1-1 Khái niệm

-Nguồn lực là những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh. -Không có sự khác biệt hoặc chuyên biệt hóa cho từng doanh nghiệp. -Nếu đứng một mình nguồn lực không thể tạo nên lợi thế cạnh tranh. 2.2.1-2 Phân loại

-Nguồn lực hữu hình: vật chất, tài chính, con người, tổ chức,… Nguồn lực Năng lực cốt lõi Năng lực Đánh giá năng lực cạnh tranh tổng thể của doanh nghiệp Lợi thế canh tranh

-Nguồn lực vô hình: công nghệ, danh tiếng, bí quyết,… 1.3.2 Phân tích và đánh giá các năng lực 2.2.2-1 Khái niệm

-Năng lực thể hiện khả năng sử dụng các nguồn lực, đã được liên kết một cách có mục đích tại các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu mong muốn. Năng lực được phát hiện khi có sự tương tác giữa nguồn lực vô hình và hữu hình. Năng lực thường dựa trên việc phát triển, thực hiện, trao đổi thông tin và kiến thức thông qua nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.

-là sự tổ hợp các quá trình và kỹ năng mà doanh nghiệp phụ thuộc vào để đạt được các hoạt động chuyên biệt trong quá trình sản xuất sản phẩm dịch vụ.

-Cơ sở của năng lực

-Kiến thức hoặc kỹ năng độc đáo của nhân viên

-Tài chuyên môn chức năng của những nhân viên này.

-Năng lực thường được phát triển tại những khu vực chức năng chuyên biệt hoặc là một phần của khu vực chức năng.

Một phần của tài liệu thảo luận đề tài . QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU (Trang 35)