Địnhvị toàn cầu

Một phần của tài liệu thảo luận đề tài . QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU (Trang 34)

II. Sán phẩm và thị trường chính của Công ty

1.Địnhvị toàn cầu

1.1 Định vị địa lý

Ở các quốc gia trọng tâm: phải có mặt ở đó.

Ở các quốc gia mới nổi: đây là thời điểm để xuất hiện ở đó. Cần có sự cân bằng doanh số bán hàng trên toàn cầu. 1.2 Định vị cạnh tranh

Tiêu chuẩn hóa hay địa phương hóa? Câu hỏi đặt ra cho các doanh nghiệp hiện nay trong việc định vị cạnh tranh

Dựa vào quy mô sản xuất nhỏ nhất là cao (quy mô toàn cầu) hay thấp (quy mô địa phương) và nhu cầu của khách hàng là khác biệt (các phân đoạn địa phương) hay tương đồng (các phân đoạn toàn cầu) mà chia ra thành 4 loại tiêu chuẩn sau: tiêu chuẩn hóa toàn cầu, tiêu chuẩn hóa theo modun và dùng đa thương hiệu, tiêu chuẩn hóa quá trình, và cuối cùng là thích ứng địa phương.

Khung 3 chiều định vị cạnh tranh toàn cầu

Tiêu chuẩn hóa toàn cầu

Đa phân đoạn

Thích ứng địa phương Phân đoạn đơn Cạnh tranh bằng Cạnh tranh bằng

Lợi thế về Lợi thế về Chi phí/giá Sự khác biệt/Giá trị

1.3 Mức độ tiêu chuẩn hóa

Tùy thuộc vào mục tiêu,chiến lược và nguồn lực của từng công ty mà mức độ tiêu chuẩn hóa sản phẩm là khác nhau. Thiết kế mới sản phẩm khác biệt để thích ứng linh hoạt hơn với môi trường văn hóa đặc thù của các nước theo khu vực hay dựa vào nhu cầu tương đồng của số đông mà tiêu chuẩn hóa sản phẩm ở các quốc gia trên cấp độ toàn cầu, mặc dù có những nét khác biệt về môi trường văn hóa.

1.4 Định vị toàn cầu bao gồm hai lựa chọn

Thứ nhất, lựa chọn các quốc gia mà công ty muốn cạnh tranh và vai trò của các quốc gia này trong danh mục hoạt động của các công ty toàn cầu. Lựa chọn quốc gia phụ thuộc vào các ngành, cac quốc gia khác biệt về các cơ hội đối với các công ty trong phát triển chiến

lược. Có 5 nhóm quốc gia:

-Quốc gia trọng yếu: quy mô, tăng trưởng hay chất lượng cao về con người, nguồn lực tự nhiên hay chính sách quốc gia như Châu Âu, Bắc Mĩ, Nhật Bản.

-Quốc gia đang nổi: mức tăng trưởng cao, hấp dẫn trong tương lai gần như Trung Quốc, Ấn Độ, Braxin.

-Quốc gia bằng phẳng: lợi thế địa điểm, hậu cần và tài chính tốt, định chế pháp luật rõ rang như Singapore, Hong Kong, Ailen.

-Quốc gia Marketing: thị trường hấp dẫn, tiềm năng trở thành thị trường trọng điểm. -Quốc gia nguồn lực: như Malaysia hay Ả rập Xê út.

Thứ hai, xác định triển vọng doanh số cho sản phẩm và dịch vụ của công ty, đáp ứng những đoạn thị trường và quốc gia mà công ty muốn cạnh tranh. Triển vọng doanh số là việc xác định mức doanh số của khách hàng mà doanh nghiệp đạt được trên thị trường. Nó bao hàm:

-Lựa chọn kỳ vọng giá trị (Khác biệt hóa/chi phí thấp) -Lựa chọn đoạn khách hàng

-Lựa chọn mức độ tiêu chuẩn toàn cầu với sản phẩm và dịch vụ cung ứng.

Một phần của tài liệu thảo luận đề tài . QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU (Trang 34)