Chế độ dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản tri nhân lực Nâng cao chất lượng nguồn lao động Việt Nam đi làm việc ở Đài Loan đến năm 2020 (Trang 68)

1. Bồi dưỡng kiến thức cần thiết

2.4.1.Chế độ dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Theo những báo cáo mới đây nhất của Viện Dinh Dưỡng Việt Nam, vấn đề thiếu canxi, thấp còi vẫn đang là điều đáng báo động. Hiện nay có đến 71% dân số nông thôn và 65% dân số thành thị tại Việt Nam có khẩu phần canxi thấp hơn so với khuyến nghị (500mg/ngày). Trẻ em Việt Nam nhẹ cân hiện chiếm 16,8%, có đến hơn 27,5% trẻ em bị thấp còi. Các nguyên nhân của suy dinh dưỡng là phức hợp từ nguyên nhân trực tiếp là ăn uống, bệnh tật đến các yếu tố về chăm sóc sức khỏe và nguyên nhân gốc rễ là sự nghèo đói. Chỉ số khối cơ thể BMI của Phụ nữ thấp hơn 18,5 phản ánh những vấn đề tồn tại trong chăm sóc sức khỏe, đồng thời liên quan đến tỷ lệ suy dinh dưỡng bào thai.

Tỷ lệ suy dinh dưỡng đã giảm nhiều nếu tính từ năm 1985 (51,5%) đến năm 2009 (18,9%). Các bằng chứng khoa học cho thấy, chiều cao của trẻ em và người trưởng thành Việt Nam tăng từ 1 - 2 cm/10 năm, cho thấy thể lực, trí lực, nâng cao tầm vóc trẻ em và người trưởng thành Việt Nam dần được cải thiện.

Nguồn LĐ đi làm việc ở Đài Loan chủ yếu xuất thân từ khu vực nông thôn, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội và y tế chưa phát triển. Thói quen ăn uống cùng với chế độ dinh dưỡng ở người LĐ chưa hợp lý làm cho thể lực người LĐ không

LĐ, tính chất cơ giới hóa và tự động hóa quá trình sản xuất. Do đó, từ môi trường LĐ nông nghiệp tự do chuyển sang môi trường làm việc công nghiệp, cường độ LĐ cao, thể lực của người LĐ không theo kịp. Chế độ dinh dưỡng của người LĐ chưa đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng. Hơn nữa, chế độ ăn cũng chưa đủ nhu cầu các chất dinh dưỡng về tỷ lệ thành phần các chất Protein, lipit, gluxit và vitamin chất khoáng. Ở nước ta, Viện Dinh dưỡng cũng đã đề nghị tỷ lệ các chất dinh dưỡng tương ứng là 12%, 15 – 20%, 65 - 70% nhu cầu năng lượng. Tuy nhiên, LĐ nông thôn để có thể theo được chế độ đó là một điều khó khăn. Đặc biệt, chế độ ăn hơp lý là bắt buộc ăn sáng trước khi đi làm, điều này nói dễ mà làm khó. Ít người LĐ có thói quen ăn sáng, ăn đầy đủ ba bữa/ngày.

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý, chế độ chăm sóc sức khỏe của người LĐ còn chưa đảm bảo, ảnh hưởng xấu tới tình trạng thể lực người LĐ. Ở Việt Nam tồn tại song song nhiều nền y học khác nhau như Đông Y, Tây Y, Y học truyền thống dân gian (thầy cúng, thầy bói, thầy lang, bà đỡ)… Các vấn đề sức khỏe có thể được hiểu và điều trị theo nhiều cách khác nhau, do đó, có nhiều lựa chọn về chăm sóc sức khỏe khác nhau sẵn có cho mọi người. Đông Y và Tây Y là hai nền y học được coi trọng và là đại diện cho hệ thống chăm sóc sức khỏe thống nhất của quốc gia. Tuy nhiên, hầu hết các hoạt động chăm sóc sức khỏe thực hiện theo y học truyền thống dân gian, những nghi lễ, kiêng kỵ, quan niệm không chính thống và có phần được coi là “mê tín”.

Hệ thống mạng lưới Y tế các tuyến từ Trung ương đến địa phương chưa được hoàn thiện, quan tâm đúng mức, năng lực y tế khu vực nông thôn còn yếu kém, chưa áp dụng kịp thời và đầy đủ tiến bộ của khoa học y tế. Vì vậy, vấn đề sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người LĐ đa số vẫn chịu thiệt thòi.

điều trị và chăm sóc sức khoẻ công đồng", hệ thống Y tế và khả năng tiếp cận của người dân với hệ thống này ngày càng được hoàn thiện và đảm bảo. Thông qua chăm sóc sức khỏe, tư vấn dinh dưỡng, phòng bệnh tật... với mong muốn phát huy trí tuệ, khai thác kinh nghiệm thực tiễn của nhân dân trong lĩnh vực bảo vệ, nâng cao sức khỏe và cải thiện chất lượng nòi giống dân tộc.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản tri nhân lực Nâng cao chất lượng nguồn lao động Việt Nam đi làm việc ở Đài Loan đến năm 2020 (Trang 68)