Thực trạng hoạt động nâng cao chất lượng nguồn lao động Việt Nam đi làm việc ở Đài Loan.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản tri nhân lực Nâng cao chất lượng nguồn lao động Việt Nam đi làm việc ở Đài Loan đến năm 2020 (Trang 61)

đi làm việc ở Đài Loan.

Với quan điểm xã hội hóa công tác đào tạo, tăng tính chủ động của LĐ khi có nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài nói chung và Đài Loan nói riêng, tại Điều 62 Luật Người LĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định “Người LĐ có nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài phải chủ động học nghề, ngoại ngữ, tìm

việc ở nước ngoài cũng phải có trách nhiệm nâng cao chất lượng LĐ trước khi đưa đi theo quy định tại Điều 63 “DN, tổ chức sự nghiệp, tổ chức cá nhân đầu tư ra nước ngoài đưa người LĐ đi làm việc ở nước ngoài có trách nhiệm tổ chức hoặc liên kết với cơ sở dạy nghề, cơ sở đào tạo để đào tạo bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ cho người LĐ”. Thực tế thời gian qua cho thấy, LĐ có nghề thường được bố trí làm công việc ít nặng nhọc hơn, điều kiện làm việc tốt hơn và thu nhập cũng cao hơn, đồng thời ý thức chấp hành kỷ luật LĐ, nội quy nơi làm việc và nơi ở; khả năng hòa nhập với công việc và cuộc sống của số LĐ đã qua đào tạo cũng tốt hơn. Vì vậy tăng tỷ trọng LĐ có nghề đã trở thành mục tiêu phấn đấu của Nhà nước, các DN hoạt động dịch vụ và chính bản thân người LĐ đi làm việc ở nước ngoài.

Hiện nay, tất cả các DN 100% vốn trong nước có đủ điều kiện năng lực đều có thể được cấp phép hoạt động. Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý LĐ ngoài nước (Bộ LĐ-TB &XH), có 66 DN được đưa LĐ đi tàm việc tại Đài Loan (Xem chi tiết ở phụ lục 2). Tuy nhiên, phần lớn các DN hoạt động dịch vụ đưa LĐ đi làm

việc ở Đài Loan chưa hình thành được cơ sở đào tạo nghề chuyên nghiệp để chuẩn bị nguồn LĐ, cơ sở vật chất của họ nhằm phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức cần thiết cho người LĐ trước khi đi làm việc ở Đài Loan trong ngắn hạn. Hầu hết DN chỉ mới thành lập chi nhánh để tuyển chọn LĐ, đào tạo ngoại ngữ và giáo dục định hướng cho LĐ trước khi đi làm việc ở Đài Loan chứ chưa tổ chức dạy nghề chuyên nghiệp, chỉ có một số DN như: Sona, Sông Đà, Lod, Châu Hưng… đã có trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề. Do đó, hầu hết các DN kết hợp với các cơ sở đào tạo nghề chính quy theo cơ chế đặt hàng để cải thiện chất lượng LĐ đi làm việc ở Đài Loan. Phần lớn người phụ trách hoạt động tuyển chọn và đào tạo LĐ đi làm việc ở Đài Loan có chức danh quan trọng chủ chốt trong DN.

(Xem chi tiết ở Phụ lục 3).

Thời gian qua nhiều DN đã liên kết với các cơ sở dạy nghề từ Trung Ương đến địa phương để tuyển chọn LĐ, đặc biệt là LĐ đã qua đào tạo đưa sang làm việc. Tuyển chọn được những LĐ đã qua đào tạo sẽ có chất lượng nhất định. Đây là biện pháp trước mắt và cũng là biện pháp lâu dài để nâng cao chất lượng LĐ đi làm việc ở nước ngoài. Tuy nhiên cũng có nhiều vị trí công việc sản xuất chế tạo những sản phẩm mới, công nghệ cao như: chế tạo linh kiện điện tử trong phòng sạch, sản xuất màn hình cảm ứng, màn hình có độ bền cao hay điều khiển thiết bị tự động chân không... thì lại chưa có trong chương trình đào tạo của các trường dạy nghề của Việt Nam. Do đó, không có nguồn LĐ đã qua đào tạo để tuyển chọn. Bên cạnh việc tuyển chọn, các DN cũng phối hợp với các cơ sở dạy nghề mở các khóa đào tạo hoặc tự tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tay nghề và ngoại ngữ cho LĐ trước khi đi làm việc ở Đài Loan.

Theo kết quả cuộc khảo sát đã nêu, chất lượng công tác bồi dưỡng kiến thức cần thiết, ngoại ngữ và đào tạo nghề cho người LĐ về cơ bản đã được các DN dịch vụ đưa LĐ đi làm việc ở Đài Loan thực hiện dầy đủ xét về mặt định lượng, hoạt động này cũng đã góp phần giúp cho người LĐ dễ dàng hơn trong việc hòa nhập với môi trường mới khi sang Đài Loan làm việc. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn nhiều vấn đề tồn tại bộc lộ liên quan đến chất lượng đào tạo.

trước khi đi làm việc ở Đài Loan

Loại hình Tỷ lệ %

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản tri nhân lực Nâng cao chất lượng nguồn lao động Việt Nam đi làm việc ở Đài Loan đến năm 2020 (Trang 61)