Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản tri nhân lực Nâng cao chất lượng nguồn lao động Việt Nam đi làm việc ở Đài Loan đến năm 2020 (Trang 33)

- Về tổ chức quản lý hoạt động đưa LĐđi làm việc ở nước ngoài

Các nước đều có bộ máy quản lý Nhà nước hoàn chỉnh về hoạt động đưa LĐ đi làm việc ở nước ngoài, bao gồm các cơ quan quản lý nhà nước, đại diện của các công ty chuyên doanh, môi giới về hoạt động dịch vụ này tại nước sở tại. Ngoài ra, một số nước còn có tùy viên LĐ hoặc bộ phận quản lý LĐ ở các cơ quan đại diện ngoại giao tại nước tiếp nhận LĐ.

Chính phủ khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động đưa LĐ đi làm việc ở nước ngoài, kể cả hình thức thăm thân, tự tìm việc làm ở nước ngoài. Tổng cục LĐ hoặc Cục Quản lý LĐ ngoài nước là cơ quan của Chính phủ thực hiện cấp phép hoạt động đưa LĐ đi làm việc ở nước ngoài cho các công ty và cá nhân tham gia thị trường LĐ ngoài nước. Bộ máy tuyển dụng với các nước đơn giản, gọn nhẹ, thủ tục thuận tiện, chi phí xuất cảnh không quá cao, thời gian thẩm định và cấp giấp phép ngắn.

Người LĐ đi làm việc ở nước ngoài được cấp hộ chiếu có xác nhận của Bộ LĐ (Cục Quản lý việc làm ngoài nước), trong thời gian làm việc chịu sự quản lý của các công ty cung ứng và cơ quan đại diện LĐ ở nước tiếp nhận. Hàng năm, Chính phủ tổ chức đánh giá hoạt động của các công ty qua việc thực hiện các chính sách về hoạt động đưa LĐ đi làm việc ở nước ngoài, là cơ sở cho việc cấp phép hoặc đình chỉ và là một kinh nghiệm tốt để tăng cường hiệu quả hoạt động và chất lượng công ty hoạt động dịch vụ đưa LĐ đi làm việc ở nước ngoài.

- Về chính sách đối với đào tạo nguồn LĐ, hỗ trợ đưa LĐ đi làm việc ở

nước ngoài, lệ phí sắp xếp việc làm

Các nước đều chủ trương đẩy mạnh đưa LĐ đã qua đào tạo đi làm việc ở nước ngoài và thực hiện hỗ trợ đào tạo LĐ thông qua các Trung tâm đào tạo, bổ túc nghề, ngoại ngữ, cung cấp thông tin miễn phí. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, giáo viên chất lượng cho công tác đào tạo LĐ trước khi đi. Thực hiện chương trình đào tạo ngoại ngữ, trình độ chuyên môn – kỹ thuật đạt chuẩn chất lượng, được thị trường LĐ quốc tế công nhận.

Thực hiện hỗ trợ các công ty cung ứng LĐ và người LĐ bằng việc thành lập các Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước, quy định giới hạn hợp lý về số tiền đặt cọc, lệ phí sắp xếp việc làm, quy định mức lương tối thiểu của LĐ làm việc ở nước

ngoài, thành lập Quỹ Phúc lợi xã hội để hỗ trợ tư pháp, trợ giúp vật chất cho người LĐ bị tai nạn, trả tiền vé về nước, phụ cấp cho gia đình họ khi gặp khó khăn… Áp dụng các chính sách khuyến khích hoạt động đưa LĐ đi làm việc ở nước ngoài linh hoạt thích ứng với từng hoàn cảnh, điều kiện.

- Về chính sách mở rộng thị trường, đa dạng hóa loại hình, xác định ngành nghề mũi nhọn

Các nước đưa LĐ đi làm việc ở nước ngoài đều xây dựng chiến lược thị trường, nhà nước hỗ trợ các tổ chức kinh tế trong việc tìm kiếm, khai thác thị trường thông qua các hoạt động chính thức của Chính phủ và các cơ quan ngoại giao. Các nước đều tìm cách phát huy cao nhất lợi thế so sánh của LĐ nước mình, thể hiện qua sự đa dạng hóa về hình thức và ngành nghề.

Tóm lại, để đẩy mạnh hoạt động đưa LĐ đi làm việc ở nước ngoài, cần tăng cường và hoàn thiện công tác quản lý hoạt động này trong thời gian tới, trên tinh thần nhận thức về những vấn đề nêu trên, bên cạnh công tác phát triển thị trường LĐ ngoài nước, thì việc chú trọng nâng cao chất lượng cho LĐ đi làm việc ở nước ngoài là cốt yếu, chúng ta cần nghiên cứu kỹ kinh nghiệm của các quốc gia mạnh trong lĩnh vực này, từ đó rút ra bài học để áp dụng phù hợp với hoàn cảnh thực tế của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản tri nhân lực Nâng cao chất lượng nguồn lao động Việt Nam đi làm việc ở Đài Loan đến năm 2020 (Trang 33)