Giới thiệu về thị trường Đài Loan.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản tri nhân lực Nâng cao chất lượng nguồn lao động Việt Nam đi làm việc ở Đài Loan đến năm 2020 (Trang 45)

Đài Loan nằm ở vị trí cách Việt Nam không xa, phong tục tập quán và văn hóa gần gũi, con người giàu tình cảm, mến khách; khí hậu, thời tiết không có sự khác biệt lớn với Việt Nam. Do đó, LĐ Việt Nam dễ hòa nhập vào đời sống xã

hội ở Đài Loan. Người Đài Loan sử dụng ngôn ngữ chính là tiếng Hoa và tiếng địa phương, ngôn ngữ thương mại quốc tế là tiếng Anh và tiếng Nhật.

Đài Loan có nền kinh tế phát triển, người dân có mức sống cao và mức thu nhập bình quân 20.000 USD/người/năm. Trong năm thập niên qua, Đài Loan chuyển mình từ một nền kinh tế nông nghiệp, chậm phát triển sang nền công nghiệp phát triển, trong đó các ngành sản xuất cơ khí, nhựa, điện tử là thành phần chính tạo thành “phép lạ kinh tế Đài Loan”. Ngày nay, 55% lực lượng LĐ được tuyển dụng trong ngành dịch vụ. Phần đông làm việc tại các tiệm buôn sỉ và lẻ, cửa hàng ăn và khách sạn. Ngoài ra, một số lớn nhân viên được thu dụng vào các cơ quan xã hội, phục vụ cá nhân cũng như cộng đồng, những công ty tài chính, bảo hiểm và bất động sản. Theo dự đoán, điện tử, tin học và thông tin sẽ là những ngành góp phần phát triển kinh tế Đài Loan trong tương lai. Yêu cầu chất lượng LĐ nước ngoài tương xứng góp phần phát triển kinh tế.

Hệ quả của nền kinh tế phát triển, dân số Đài Loan đang trong quá trình già hoá. Theo thống kê từ năm 1993, tỷ lệ người cao tuổi trên 60 ở Đài Loan đã vượt quá 7% tổng số dân. Như vậy theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc, Đài Loan đã đạt tới ngưỡng xã hội có dân số già hóa. Năm 2012 dân số 23,2 triệu của Đài Loan đang già đi nhanh chóng, với số người trên 65 tuổi chiếm tới 11,3% tổng số dân. Dự đoán đến năm 2050, con số này là 13 triệu, chiếm khoảng 36%. Bên cạnh đó tỷ lệ sinh cũng liên tục giảm (năm 2003 là 1,24% đến năm 2012 là 0,87%), được xếp vào hàng những nước và vùng lãnh thổ có tỷ lệ sinh thấp nhất trên thế giới. Bối cảnh đó đã tạo ra loại hình LĐ nước ngoài sang làm việc tạm thời để đảm bảo cung cấp lực lượng LĐ và LĐ dạng này không lưu trú tại Đài Loan trong khoảng thời gian dài. Hơn nữa, Đài Loan là nước phát triển vì vậy các ngành nghề LĐ chân tay, nặng nhọc, người dân Đài Loan không đoái

hoài đến mà chủ yếu là LĐ nước ngoài như LĐ Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Philippines. Bản thân Đài Loan không đưa LĐ sang các nước khác làm việc. LĐ nước ngoài đang làm việc tại Đài Loan đã trở thành một bộ phận trong thị trường LĐ ở đây. Có thể nói, hoạt động đưa LĐ đi làm việc ở Đài Loan là xu hướng vận động phát triển của xã hội trong quá trình hội nhập kinh tế.

Nguồn: Cục Quản lý LĐ ngoài nước-Bộ LĐ-TB&XH.

Theo thống kê của Ủy ban LĐ Đài Loan, tính hết tháng 6/2013 có 462.659 LĐ làm việc tại Đài Loan, trong đó Indonesia là nước chiếm lĩnh phần lớn thị trường với 203.462 LĐ tương đương 43,98 % thị phần, Việt Nam đứng thứ 2 với 109.627 LĐ tương đương 23,69% thị phần.

Không giống như Nhật Bản tuyển dụng LĐ nước ngoài theo quy chế tu nghiệp sinh, vừa làm vừa học nghề là chủ yếu, Đài Loan đã có chính sách tiếp nhận LĐ nước ngoài chính thức (ký hợp đồng LĐ chính thức). LĐ nước ngoài tại Đài Loan được hưởng các quyền lợi gần như LĐ trong nước, mức tiền công chênh lệch không nhiều (Xem chi tiết ở phụ lục 1).

Đài Loan còn thành lập các văn phòng tư vấn để giải đáp các thắc mắc, thành lập bộ phận tiếp nhận và xử lý đơn khiếu ngại, tố cáo của LĐ nước ngoài

Biểu đồ 2.1: Số lượng lao động nước ngoài làm việc tai Đài Loan (tính hết tháng 6/2013) Đơn vị tính: người Indonesia: 203.462 Philippin: 86.829 Malaysia: 4 Việt Nam: 109.627 Thái Lan: 62.737

đối với những vi phạm của chủ sử dụng LĐ. Không tổ chức, cá nhân nào được phép môi giới người nước ngoài làm việc phi pháp cho người khác.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản tri nhân lực Nâng cao chất lượng nguồn lao động Việt Nam đi làm việc ở Đài Loan đến năm 2020 (Trang 45)