Kết quả tính toán về sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm được trình bày tại Bảng 2.5.
Bảng 2.5. Sinh trưởng tương đối của lợn con qua các kỳ cân (%)
STT Chỉ tiêu theo dõi Lô TN 1 Lô TN 2
1 Sơ sinh đến 21 ngày 97,70 98,99 2 21 ngày đến cai sữa 29,96 41,99 3 Cai sữa đến 56 ngày 25,32 12,41 4 Từ 56-90 ngày tuổi 46,06 44,76
Kết quả bảng 2.5 cho thấy, mức độ giảm của sinh trưởng tương đối của 2 nhóm lợn cai sữa 35 ngày và cai sữa 45 ngày đều tuân theo quy luật, nghĩa là giảm theo sự tăng lên của ngày tuổi. Tuy nhiên, mỗi giai đoạn mức độ giảm của hai nhóm lợn này không giống nhau. Giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi là tương đối giống nhau. Cụ thể nhóm lợn cai sữa lúc 35 ngày tuổi đạt 97,70 %, của nhóm lợn cai sữa lúc 45 ngày tuổi là 98,99 %. Từ giai đoạn từ cai sữa đến 56 ngày tuổi trởđi, sinh trưởng tương đối của nhóm lợn cai sữa lúc 35 ngày tuổi có sự khác biệt so với nhóm lợn cai sữa lúc 45 ngày tuổi. Cụ thể mức độ giảm về
sinh trưởng tương đối của nhóm lợn cai sữa lúc 35 ngày tuổi chậm hơn so với nhóm lợn cai sữa lúc 45 ngày tuổi. Theo chúng tôi có sự khác nhau này là do nhóm lợn cai sữa lúc 35 ngày tuổi được tập ăn sớm vì thế sau khi cai sữa chúng có khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn tốt hơn và sẽ sinh trưởng nhanh hơn. Sinh trưởng tương đối của hai nhóm lợn thí nghiệm được trình bày qua hình 2.3.
Hình 2.3 Đồ thị biểu diễn sinh trưởng tương đối của lợn con 2.4.3. Tỷ lệ mắc bệnh của lợn con thí nghiệm
Tỷ lệ mắc bệnh là một chỉ số quan trọng, nó phản ánh một phần hiệu quả
chăn nuôi. Nếu chăn nuôi tốt, tỷ lệ mắc bệnh thấp thì lợn con sẽ sinh trưởng phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp hiệu quả chăn nuôi sẽ tăng và ngược lại. Kết quả theo dõi tình hình mắc bệnh của lợn thí nghiệm được trình bày ở bảng 2.6.
Từ bảng 2.6 chúng ta có thể thấy được lợn thí nghiệm chủ yếu mắc bệnh
đường tiêu hóa, cụ thể là bệnh phân trắng, tỷ lệ mắc bệnh dao động từ 20- 25% tổng đàn. Tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp là tương đối thấp, ( chiếm 5 - 7% tổng
đàn). Tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh đường tiêu hóa của hai nhóm lợn cũng có sự
khác biệt nhau. Chỉ số này ở nhóm lợn cai sữa lúc 45 ngày tuổi là 25,42% còn ở
nhóm lợn cai sữa lúc 35 ngày tuổi là 20,59%, thấp hơn 4,83%. Điều này theo chúng tôi là do nhóm lợn cai sữa lúc 35 ngày được tập ăn sớm hơn vì thế mà hệ
tiêu hóa của chúng sẽ hoàn thiện sớm hơn, dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh đường tiêu hóa là thấp hơn.
Bảng 2.6. Kết quả theo dõi tình hình mắc bệnh của lợn con thí nghiệm
STT Diễn giải ĐVT Lô TN1 Lô TN2
1. Số lợn con theo dõi con 68 59
2. Số con mắc bệnh phân trắng con 14 15 3. Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng % 20,59 25,42 4. Số con mắc bệnh tiêu chảy con 9 12 5. Tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy % 13,23 20,33 6. Số con mắc bệnh đường hô hấp con 4 5 7. Tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp % 5,88 6,78
Tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy của lợn con giai đoạn sau cai sữa cũng có sự
khác biệt giữa hai lô thí nghiệm. Lợn con được cai sữa lúc 35 ngày có tỷ lệ mắc bệnh đường tiêu hóa giai đoạn này thấp hơn so với lợn con cai sữa lúc 45 ngày tuổi (tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy là 13,23 % so với 20,33 %). Như vậy, việc cai sữa sớm cho lợn con có tác dụng nâng cao khả năng tiêu hóa thức ăn của lợn con, giảm tỷ lệ tiêu chảy, điều này cũng là một yếu tố góp phần làm cho lợn con sinh trưởng nhanh hơn, tỷ lệ nuôi sống cao hơn so với cai sữa lúc 45 ngày tuổi.
2.4.4. Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái
Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái khi được cai sữa con lúc 35 ngày và 45 ngày được trình bày tại bảng 2.7.
Kết quả theo dõi trên 9 lợn nái cai sữa lúc 35 ngày ở bảng 2.7 cho thấy, thời gian động dục trở lại sau cai sữa của nhóm lợn nái này là 4,56 ngày; thời gian động dục bình quân là 3,56 ngày; tỷ lệ phối giống thụ thai lần 1 đạt 88,89%; thời gian chửa bình quân 117,4 ngày. Nếu so với nhóm lợn nái cai sữa lúc 45 ngày thì có sự khác biệt ở một số chỉ tiêu. Cụ thể, chúng ta thấy thời gian
động dục trở lại sau cai sữa của lợn nái cai sữa lúc 35 ngày có xu hướng ngắn hơn lợn nái cai sữa lúc 45 ngày (4,56 ngày so với 5,63 ngày). Điều này, theo chúng em là do ảnh hưởng của thời gian cai sữa, nhóm lợn nái cai sữa lúc 35
ngày có thời gian nuôi con ít hơn dẫn đến cơ thể hao mòn ít, vì thế thời gian
động dục trở lại sau cai sữa là sớm hơn so với nhóm lợn nái cai sữa lúc 45 ngày. Nhìn chung, thời gian động dục trở lại sau cai sữa của cả hai nhóm lợn nái cai sữa lúc 35 ngày và 45 ngày tuổi đều không dài. Đó là do việc chăm sóc đàn lợn nái sau cai sữa ở cơ sở được tiến hành tương đối tốt, lợn nái trước khi cai sữa đã được giảm khẩu phần ăn, sau khi cai sữa được cho nhịn ăn 1 ngày, sau đó
được ăn tăng cường về chế độ dinh dưỡng nhằm kích thích động dục trở lại sớm, tăng khả năng rụng trứng.
Bảng 2.7. Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản của lợn nái
STT Diễn giải ĐVT Lô TN1 Lô TN2
1 Số lứa lợn nái theo dõi con 9 8 2 Thời gian động dục trở lại
sau cai sữa ngày 4,56 5,63
3 Thời gian động dục ngày 3,56 3,63 4 Số lợn nái phối đạt lần 1 con 9 7 5 Tỷ lệ phối đạt lần 1 % 100 87,50 6 Số con phối đạt lần 2 con 0 1 7 Tỷ lệ phối đạt lần 2 % - 100 8 Thời gian chửa ngày 116,4 116,6 9 Sản lượng sữa kg/chu kỳ 15,86 14,9
Kết quả phối giống của lợn nái thí nghiệm khi được phối giống bằng lợn rừng Việt Nam cho thấy: Tại cơ sở chăn nuôi của Chi nhánh NC&PT động thực vật bản địa, áp dụng phối giống theo phương pháp nhảy trực tiếp, lợn nái được theo dõi động dục một cách chặt chẽ, khi lợn động dục đến cuối ngày thứ 2 thì cho phối giống sau đó phối lặp lại vào sáng ngày thứ 3. Kết quả phối giống của lợn nái cho thấy tỷ lệ phối giống thụ thai khá cao của hai nhóm lợn, không só sự
sai khác nhiều về chỉ số này giữa hai nhóm lợn. Điều đó chứng tỏ chất lượng giống của lợn đực rừng Việt Nam khá cao. Trên thực tế sản xuất, việc theo dõi
kết quả phối giống được ghi chép vào sổ sách đầy đủ, mang lại nhiều thuận lợi cho việc chăm sóc và công tác đỡđẻ cho lợn nái.
Về thời gian chửa của lợn nái, chúng ta thấy không có sự khác biệt nhau giữa hai nhóm lợn nái cai sữa lúc 35 ngày và nhóm lợn nái cai sữa lúc 45 ngày tuổi. Như vậy, thời gian cai sữa của lợn nái không ảnh hưởng đến thời gia chửa. Nếu so với lợn nhà, thời gian chửa của lợn nái rừng lai dài hơn.
Đây là một đặc điểm cần nghiên cứu sâu hơn để có kết luận chính xác, hỗ trợ
giúp thực tiễn sản xuất
2.4.5. Hiệu quả kinh tế của chăn nuôi lợn thí nghiệm
2.4.5.1. Tiêu tốn thức ăn/kg lợn con thí nghiệm a. Tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa a. Tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa
Chỉ tiêu này đánh giá trực tiếp hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Thông thường, thức ăn chiếm 60 - 65% tổng giá thành sản phẩm của chăn nuôi lợn nái sinh sản (Trần Văn Phùng và cs, 2004, [10]. Để đánh giá tiêu tốn thức ăn ở các giai đoạn thí nghiệm, chúng tôi đã tiến hành cân khối lượng thức ăn cho lợn mẹ, thức ăn tập ăn cho lợn con và khối lượng lợn con. Kết quả thể hiện ơ bảng 2.8.
Bảng 2.8. Tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa
STT Diễn giải ĐVT Lô TN1 Lô TN2
1 Tổng thức ăn tinh tiêu thụ cho lợn mẹ
+ con đến cai sữa kg 1289,10 1259,70 2 Tổng thức ăn xanh tiêu thụ cho lợn mẹ
+ con đến cai sữa kg 2866,00 2682 3 Tổng khối lượng lợn con cai sữa kg 184,2 170 4 Tiêu tốn thức ăn tinh/kg lợn con cai
sữa kg 7,00 7,41
5 So sánh % 94,46 100
6 Tiêu tốn thức ăn xanh/kg lợn con cai
sữa kg 15,56 15,78
Kết quả bảng 2.8 cho thấy, tiêu tốn thức ăn tinh và thức ăn xanh trên một kg lợn con cai sữa của lô thí nghiệm 1 thấp hơn so với lô thí nghiệm 2. Cụ thể, tiêu tốn thức ăn tinh của lô thí nghiệm 1 (cai sữa lúc 35 ngày) là 7,0 kg/kg lợn con lúc cai sữa; của lô thí nghiệm 2 là 7,41 kg/kg lợn con lúc cai sữa 45 ngày tuổi. Nếu lấy tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa của lô thí nghiệm 2 là 100%, thì tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa của lô thí nghiệm 1 thấp hơn chỉ là 94,46% (thấp hơn 5,54%). Tương tự đối với tiêu tốn thức ăn xanh (thấp hơn 1,40%). Như vậy, việc cai sữa sớm cho lợn con đã góp phần tiết kiệm thức ăn/ 1 kg lợn con lúc cai sữa, do khoảng thời gian nuôi lợn mẹ ngắn hơn, vì vậy hiệu quả sử
dụng thức ăn tốt hơn.
b. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng lợn con từ cai sữa đến 90 ngày tuổi
Để đánh giá hiệu quả của việc cai sữa sớm, chúng tôi tiến hành theo dõi tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng lợn con từ cai sữa đến 56 ngày tuổi và 90 ngày tuổi, kết quảđược trình bày tại bảng 2.9
Bảng 2.9 Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng lợn con đến 90 ngày tuổi
STT Diễn giải ĐVT Lô TN1 Lô TN2
1 Tổng thức ăn tinh cho lợn con cai sữa -
56 ngày kg 92,93 41,25
2 Tổng KL lợn tăng từ cai sữa - 56 ngày kg 52,51 22,05 3 Tiêu tốn thức ăn tinh /1 kg lợn con từ
cs - 56 ngày kg 1,77 1,87
So sánh % 94,65 100
5 Tổng thức ăn tinh cho lợn con từ 56 -
90 ngày kg 401,20 333,2
6 Tổng KL lợn tăng từ 56 - 90 ngày kg 137,46 106,56 7 Tiêu tốn thức ăn tinh /1 kg lợn con từ
56 - 90 ngày kg 2,92 3,13
So sánh % 93,3 100
Kết quả bảng 2.9 cho thấy, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng lợn con
so với những lợn con được cai sữa lúc 45 ngày tuổi. Giai đoạn từ cai sữa đến 56 ngày tuổi, đối với lợn con cai sữa lúc 35 ngày tuổi, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng là 1,77 kg; của lợn con cai sữa lúc 45 ngày tuổi là 1,87 kg. Tương ứng, thấp hơn 5,35%. Từ giai đoạn 56 đến 90 ngày tuổi, tiêu tốn thức ăn/kg lợn con tăng khối lượng của lô thí nghiệm 1 là 2,92 kg; thấp hơn của lô thí nghiệm 2 đạt 3,13 kg. Tương ứng thấp hơn 6,70%. Để giải thích cho vấn đề này, chúng tôi thấy, ở cả 2 nhóm lợn có cùng một chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, tuy nhiên nhóm lợn con cai sữa lúc 35 ngày tuổi, được ăn thức ăn sớm hơn, tốc độ sinh trưởng nhanh hơn dẫn đến khối lượng qua các giai đoạn thí nghiệm của nhóm lợn này đều cao hơn, tỷ lệ tiêu chảy thấp hơn, cho nên tiêu tốn thức ăn/kg lợn con ở các giai đoạn thí nghiệm của nhóm lợn con cai sữa lúc 35 ngày tuổi đều thấp hơn so với nhóm lợn con cai sữa lúc 45 ngày tuổi.
2.4.5.2. Chi phí thức ăn/ kg lợn con thí nghiệm a. Chi phí thức ăn/kg lợn con cai sữa a. Chi phí thức ăn/kg lợn con cai sữa
Chi phí thức ăn là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng, góp phần nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi. Kết quả theo dõi về chỉ tiêu này được trình bày tại bảng 2.10.
Bảng 2.10. Chi phí thức ăn/ kg lợn con cai sữa
STT Diễn giải ĐVT Lô TN1 Lô TN2
1 Tổng chi phí thức ăn cho lợn mẹ +
con đ 18.459.100 18.293.400
2 Tổng khối lượng lợn con cai sữa kg 184,20 170 3 Chi phí thức ăn/kg lợn con cai sữa đ 100.212 107.608
4 So sánh % 93,12 100
Kết quả bảng 2.10 cho thấy, chi phí thức ăn/kg lợn con cai sữa của lô thí nghiệm 1 (cai sữa lúc 35 ngày tuổi) là 100.212 đồng, trong khi của lô thí nghiệm 2 là 107.608 đồng. Nếu lấy lô thí nghiệm 2 là 100%, thì chi phí thức ăn của lô thí nghiệm 1 thấp hơn chỉ là 93,12% (tương ứng thấp hơn 6,88%). Điều này thể
b. Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng lợn con từ cai sữa đến 90 ngày tuổi
Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng từ lúc cai sữa đến 56 ngày và 90 ngày tuổi được trình bày tại bảng 2.11.
Bảng 2.11. Chi phí thức ăn/ kg lợn con từ cai sữa đến 90 ngày tuổi
STT Diễn giải ĐVT Lô TN1 Lô TN2
1 Tổng chi phí thức ăn cho lợn từ CS-56 ngày đ 1.579.810 701.250 2 Tổng KL lợn tăng từ CS - 56 ngày kg 52,51 22,05 3 Chi phí thức ăn/1 kg lợn con từ CS-56 ngày đ 30.085 31.802 4 So sánh % 94,60 100 5 Tổng chi phí thức ăn cho lợn từ 56-90 ngày đ 6.820.400 5.664.400 6 Tổng KL lợn tăng từ 56 - 90 ngày kg 137,46 106,56 7 Chi phí thức ăn/1 kg lợn con từ 56- 90 ngày đ 49.617 53.156 8 So sánh % 93,34 100
Chi phí thức ăn/kg lợn con từ cai sữa đến 56 ngày tuổi của lô thí nghiệm 1 (cai sữa lúc 35 ngày tuổi) là 30.085 đ; của lô thí nghiệm 2 là 31.802 đ; tương
ứng thấp hơn 5,40%. Tương tự như vậy đối với giai đoạn từ 56 đến 90 ngày tuổi, chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng lợn con thấp hơn 6,66%. Điều này cho thấy, lợn con được cai sữa sớm hơn và bổ sung thức ăn đủ dinh dưỡng đã sinh trưởng nhanh hơn, làm tăng hiệu quả chăn nuôi.
2.5. Kết luận và đề nghị
2.5.1. Kết luận
1. Khi cai sữa lợn con lúc 35 ngày đã làm tăng tỷ lệ nuôi sống của lợn con ở các giai đoạn cai sữa, 56 và 90 ngày tuổi so với cai sữa lúc 45 ngày tuổi (Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa của lô TN1 lần lượt là 88,24% -86,76% - 85,29%; tương ứng lô thí nghiệm 2 lần lượt là 84,75% - 83,05% - 81,36%).
2. Lợn con được cai sữa sớm hơn, sinh trưởng qua các giai đoạn cai sữa, 56 ngày và 90 ngày tuổi cao hơn so với lợn con được cai sữa muộn hơn. Ở giai
đoạn 90 ngày tuổi, khối lượng lợn con cai sữa lúc 35 ngày tuổi cao hơn 4,28% so với cai sữa lúc 45 ngày tuổi.
3. Tỷ lệ mắc bệnh đường tiêu hóa của lợn con khi cai sữa sớm hơn thì thấp hơn so với lợn con cai sữa muộn hơn. Tỷ lệ mắc bệnh đường tiêu hóa của lợn con cai sữa lúc 35 ngày tuổi là 13,23%, trong khi của lô thí nghiệm 2 (Cai sữa lúc 45 ngày tuổi) là 20,33%.
4. Cai sữa lúc 35 ngày tuổi, thời gian động dục trở lại sau cai sữa của lợn mẹ ngắn hơn so với cai sữa lúc 45 ngày tuổi (Tương ứng là 4,56 và 5,63 ngày).
5. Tiêu tốn và chi phí thức ăn/kg lợn con cai sữa và kg tăng khối lượng lợn con từ lúc cai sữa đến 56 và 90 ngày của lô thí nghiệm 1 (cai sữa lúc 35