Cơ sở khoa học của việc lai tạo lợn rừng và lợn địa phương miền núi

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của tuổi cai sữa đến sinh trưởng của lợn rừng lai giai đoạn sau cai sữa nuôi tại Chi nhánh công ty NC&PT động thực vật bản địa tại tỉnh Thái Nguyên. (Trang 27)

Lai giống là phương pháp nhân giống bằng cách cho con đực giống và cái giống thuộc hai quần thể khác nhau phối giống với nhau. Hai quần thể này có thể là hai dòng, hai giống hoặc hai loài khác nhau, do vậy đời con không còn là dòng, giống thuần mà là con lai giữa hai dòng, giống khởi đầu là bố mẹ của chúng. Ví dụ: cho lợn đực Landrace phối với lợn nái Móng Cái, đời con là F1 (Yorkshire x Móng Cái) (Đặng Vũ Bình, 2000) [1].

Lai giống có hai tác dụng chủ yếu. Một là tạo được ưu thế lai ở đời con về một số tính trạng nhất định. Các tác động cộng gộp là nguyên nhân của hiện tượng sinh học này. Hai là làm phong phú thêm bản chất di truyền ở thế hệ lai bởi vì con lai có được những đặc điểm di truyền của giống khởi đầu, người ta gọi đó là tác dụng phối hợp. Điều này có nghĩa là lai giống sử dụng được tác

động cộng gộp các nguồn gen ở thế hệ bố mẹ. (Nguyễn Đức Hùng và cs. 2003), [5].

+ Ưu thế lai

Ưu thế lai là hiện tượng con lai có sức sống, sức chống đỡ bệnh tật và năng suất cao hơn mức trung bình của thế hệ bố mẹ.

Cần phân biệt 3 kiểu ưu thế lai sau:

Ưu thế lai của mẹ: Là ưu thế lai do kiểu gen mà mẹ con vật gây ra thông qua điều kiện ngoại cảnh cung cấp cho nó. Chẳng hạn, nếu bản thân mẹ là con lai, thông qua sản lượng sữa, khả năng nuôi con khéo... mà con lai có được ưu thế này.

Ưu thế lai của bố: Có rất ít tính trạng có được ưu thế lai của bố, song cũng có thể thấy rằng, khả năng thụ thai, tình trạng sức khỏe của con đực lai tạo nên

ưu thế lai cho đời con của nó.

Nếu như giao phối cận huyết làm tăng mức độ đồng hợp, giảm mức độ dị

hợp của các gen thì ngược lại, lai giống làm tăng mức độ, giảm mức độ đồng hợp của các kiểu gen.

Các tính trạng liên quan đến khả năng nuôi sống và khả năng sinh sản có

ưu thế lai cao nhất. Các tính trạng có hệ số di truyền thấp thông thường có ưu thế lai cao, vì vậy để cải tiến các tính trạng này, so với chọn lọc, lai giống là giải pháp nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Hai quần thể vật nuôi càng khác biệt với nhau về di truyền bao nhiêu thì

ưu thế lai thu được khi lai giữa chúng càng lớn bấy nhiêu. Ưu thế lai cao nhất ở

thế hệ F1, ưu thế lai ở thế hệ F2 (tự giao phối giữa F1 x F1, hoặc F1 với dòng bố, mẹ khởi đầu chỉ bằng ½ ưu thế lai của F1). Trong nhiều trường hợp ưu thế lai là biểu hiện cao hơn trung bình của 2 giống gốc. Để tạo ưu thế lai, người ta phải cho vật nuôi giao phối không cận huyết, nhằm tăng cường mức độ dị hợp bằng cách lai giữa các dòng, giữa các giống, lai xa. Tuy nhiên mức độ biểu hiện ưu thế lai còn phụ thuộc vào nguồn gốc di truyền của bố mẹ, tính trạng cần xem xét công thức lai và điều kiện nuôi dưỡng.

Mức độ ưu thế lai của một tính trạng được tính bằng công thức sau: 1/2 (AB+BA) - 1/2 (A+B)

H (%) = x 100

1/2(A+B) Trong đó: H là ưu thế lai

AB: giá trị kiểu hình trung bình của con lai bố A mẹ B BA: giá trị kiểu hình trung bình của con lai bố B mẹ A

A: giá trị trung bình của dòng (giống) A B: giá trị trung bình của dòng (giống) B

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của tuổi cai sữa đến sinh trưởng của lợn rừng lai giai đoạn sau cai sữa nuôi tại Chi nhánh công ty NC&PT động thực vật bản địa tại tỉnh Thái Nguyên. (Trang 27)