Tỷ lệ nuôi sống lợn con giai đoạn theo mẹ và sau cai sữa có vai trò rất quan trọng, thể hiện khả năng nuôi con của mẹ và trình độ chăn nuôi của người chăn nuôi. Kết quả theo dõi tỷ lệ nuôi sống của đàn lợn thí nghiệm được trình bày tại bảng 2.2.
Bảng 2.2. Kết quả theo dõi tỷ lệ nuôi sống lợn con thí nghiệm
STT Diễn giải ĐVT Lô TN1 Lô TN 2
1 Số lứa đẻ theo dõi lứa 9 8
2 Số lợn đẻ ra con 70 62
3 Số lợn con còn sống sau 24 giờ con/lứa 68 59
4 Tỷ lệ sống sau 24 giờ % 97,14 95,16 5 Số lợn con còn sống đến 21 ngày con/lứa 64 55 6 Tỷ lệ nuôi sống đến 21 ngày % 94,11 93,22 7 Số lợn con còn sống đến cai sữa con/lứa 60 50 8 Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa % 88,24 84,75 9 Số lợn con còn sống đến 56 ngày con/lứa 59 49 10 Tỷ lệ nuôi sống đến 56 ngày % 86,76 83,05 11 Số lợn con còn sống đến 90 ngày tuổi con/lứa 58 48 12 Tỷ lệ nuôi sống đến 90 ngày tuổi % 85,29 81,36
Kết quả theo dõi cho thấy, tỷ lệ nuôi sống của lợn cai sữa lúc 35 ngày tuổi và lợn con cai sữa lúc 45 ngày tuổi là không có sự khác nhau rõ rệt ở giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi. Cụ thể là tỷ lệ nuôi sống đến 21 ngày tuổi của nhóm lợn cai sữa lúc 35 ngày tuổi là 94,11%, còn của nhóm cai sữa lúc 45 ngày tuổi là 93,22%. Nhưng tỷ lệ nuôi sống đến lúc cai sữa và từ cai sữa đến 56 ngày của nhóm lợn cai sữa 35 ngày lại cao hơn nhóm lợn cai sữa lúc 45 ngày. Cụ thể ở
nhóm lợn cai sữa lúc 35 ngày chỉ số này là 88,24% và 86,76%, của nhóm lợn cai sữa lúc 45 ngày tuổi là 84,75% và 83,05%. Ở giai đoạn từ 56 đến 90 ngày tuổi, tỷ lệ nuôi sống lợn con của nhóm cai sữa lúc 35 ngày tuổi là 85,92%, cao hơn nhóm cai sữa lúc 45 ngày tuổi chỉ đạt 81,36%. Như vậy, chúng ta thấy rằng nếu cai sữa sớm hơn lợn con sẽ được tập ăn sớm hơn, và sử dụng thức ăn do con người cung cấp. Đây là lượng dinh dưỡng phù hợp với sinh trưởng của lợn con. Nếu để tiếp tục bú mẹ, lúc này sản lượng sữa của mẹ giảm, lợn con không dủ
dinh dưỡng, sức sống giảm. Một nguyên nhân quan trọng khác là khi lợn con bú mẹ dài hơn, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa có thể từ lợn mẹ
(Nguyễn Văn Hiền, 2003 [4]; Trương Lăng, 2004 [6]. Trong quá trình chăn nuôi, chúng tôi thấy lợn rừng có một thói quen xấu là thường dũi phân khắp nền chuồng nếu không kịp thu dọn ngay. Chính tập tính này dạy ngay cho lợn con
đang bú mẹ cũng tham gia dũi phân cùng con mẹ (Trần Văn Phùng và cs., 2008 [13]. Đây là nguy cơ nhiễm bệnh cao, làm cho lợn con bị tiêu chảy, nhiều con bị
nặng, khả năng chữa trị giảm. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể thấy mặc dù ở
ngoài tự nhiên lợn rừng có sức chống chịu cao, khả năng kháng bệnh tốt, tuy nhiên trong điều kiện chăn nuôi tập trung thì tỷ lệ nuôi sống của lợn rừng lai chưa thực sự cao, lợn chủ yếu chết vào giai đoạn từ 21 ngày tuổi đến cai sữa. Vì vậy trong chăn nuôi lợn rừng và lợn rừng lai cần chú trọng chăm sóc lợn con giai đoạn này, đồng thời tập cho lợn con ăn sớm và cai sữa sớm đểđảm bảo hiệu quả chăn nuôi cao.
2.4.2.. Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng của lợn con thí nghiệm