Phương pháp bố trí thí nghiệm

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của tuổi cai sữa đến sinh trưởng của lợn rừng lai giai đoạn sau cai sữa nuôi tại Chi nhánh công ty NC&PT động thực vật bản địa tại tỉnh Thái Nguyên. (Trang 41)

Áp dụng phương pháp theo dõi, đánh giá trực tiếp trên đàn lợn nái lai F2

của trại chăn nuôi động vật hoang dã - Chi nhánh NC&PT động thực vật bản

địa. Số lượng lợn nái lai 17 con Theo dõi từ lứa đẻ 1 - 4.

Lợn đực rừng là lợn đực giống Việt Nam. Có độ tuổi từ 3-4 năm tuổi. Lợn

đực khỏe mạnh, đảm bảo đủ tiêu chuẩn làm giống. Sơ đồ theo dõi lợn nái được trình bày tại bảng 2.1.

Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm

STT Diễn giải ĐVT Lô TN1 Lô TN2

1. Số lượng lợn nái theo dõi Con 9 8

2. Giống, loại lợn nái F2 {♂ rừng x ♀ F1 (Đực rừng x Nái ĐP)} 3. Lứa đẻ 1 - 4 4. Phương thức chăn nuôi Bán chăn thả 5. Công thức lai Đực rừng VN x F2 {♂ rừng x ♀ F1 (Đực rừng x Nái ĐP)} 6. Tuổi cai sữa ngày 35 45

* Kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng lợn nái và đàn lợn con theo mẹ. - Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái:

Lợn nái chửa được chăm sóc và nuôi dưỡng theo chế độ riêng. Nái chửa

được nhốt trong chuồng hạn chế vận động. Mỗi ngày, lợn nái được vận động trước bữa ăn 30 phút, sau bữa ăn lợn được nhốt vào chuồng ngay. Chuồng trại luôn được dọn vệ sinh sạch sẽ. Lợn được nuôi theo khẩu phần để đảm bảo duy

trì hoạt động, nuôi thai và tiết sữa nuôi con. Một ngày cho lợn ăn 2 bữa vào gần trưa và chiều tối. Thức ăn được nấu chín trộn với rau xanh gồm chuối và cây ngô non băm nhỏ cho ăn. Lợn nái chửa được cung cấp từ 2 - 3kg rau xanh/ngày. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn được tính theo Trần Văn Phùng và cs., 2011 [14]; Thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn gia súc, gia cầm Việt Nam, 2001 [19].

Trước khi lợn đẻ 3 - 5 ngày, chuồng lợn được sát trùng và cho đệm lót (rơm, lá chuối khô) vào chuồng làm ổ đẻ, trong thời gian này chế độ ăn tăng về

chất lượng giảm về số lượng tránh thức ăn chèn ép thai.

Sau khi đẻ lợn đươc ăn theo chế độ riêng dựa vào khối lượng cơ thể và số

lượng con để lại nuôi để duy trì hoạt động và tiết sữa nuôi con.

Sau khi cai sữa lợn được chăm sóc để hồi phục và chú ý theo dõi động dục để phối giống sau đẻ.

- Kỹ thuật chăm sóc đàn lợn con theo mẹ:

Lợn con sinh ra được lau khô cắt nanh, cắt rốn, cho bú sữa đầu. Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ nhằm hạn chế bệnh cho lợn con nhất là bệnh lợn con phân trắng, lợn con được ra sân chơi tự do có rào ngăn cách với bên ngoài. Trong ô úm có trang bịđèn hồng ngoại để sưởi cho lợn con.

Tập ăn cho lợn con từ 21 ngày tuổi, tiến hành cai sữa cho lợn con vào lúc 35 ngày tuổi và 45 ngày tuổi. Quá trình phân lô để cai sữa cho lợn con đảm bảo

đồng đều về giống, tuổi, lứa đẻ, tình trạng cai sữa, tính phàm ăn của lợn mẹ… và tình trạng sức khỏe của lợn con. Thức ăn tập ăn cho lợn con là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh nhãn hiệu 3810 của Deheus.

Lợn con được tiêm phòng các loại vác xin dịch tả, PRRS và LMLM theo quy định của cơ sở chăn nuôi.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của tuổi cai sữa đến sinh trưởng của lợn rừng lai giai đoạn sau cai sữa nuôi tại Chi nhánh công ty NC&PT động thực vật bản địa tại tỉnh Thái Nguyên. (Trang 41)