Các chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất của lợn nái

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của tuổi cai sữa đến sinh trưởng của lợn rừng lai giai đoạn sau cai sữa nuôi tại Chi nhánh công ty NC&PT động thực vật bản địa tại tỉnh Thái Nguyên. (Trang 35)

* Các chỉ tiêu sinh lý sinh dục bao gồm:

- Tuổi phối giống lần đầu

Là tuổi tại thời điểm phối giống lần đầu, thông thường người ta chưa tiến hành phối giống cho lợn động dục lần đầu tiên tai thời điểm này do lợn chưa thành thục về thể vóc, số lượng trứng rụng còn ít, người ta thường phối giống cho lợn nái kỳ thứ 2 hoặc kỳ thứ 3. Vì vậy chúng ta cần theo dõi tránh phối giống sớm hoặc muộn gây tổn thất kinh tế.

- Tuổi động dục lần đầu

Là tuổi khi lợn cái có biểu hiện động dục lần đầu tiên. Tuổi động dục lần

đầu khác nhau về giống lợn, ví dụ: lợn nội có tuổi động dục lần đầu sớm hơn nái ngoại. Lợn động dục ở 3-4 tháng tuổi (Trần Văn Phùng, và cs, 2004) [11].

Là tuổi lợn mẹ đẻ lứa đầu tiên. Tuổi để lứa đầu phụ thuộc vào giống và chế độ nuôi dưỡng, ví dụ lợn Mẹo tuổi đẻ lứa đầu lúc 14 tháng tuổi (Phạm Hữu Doanh và cs, 1996) [2].

* Các chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất của lợn nái bao gồm: - Số con sơ sinh còn sống đến 24giờ/lứa đẻ:

Là chỉ tiêu kinh tế rất quan trọng phụ thuộc vào khả năng đẻ nhiều hay ít của con giống, trình độ phối giống của người nuôi dưỡng chăm sóc, và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái chửa. Trong 24 giờ sau khi sinh những con không

đạt khối lượng sơ sinh trung bình của giống, dị dạng,...thì sẽ loại thải. Ngoài ra, cả những con chưa nhanh nhẹn bị lợn mẹđè chết.

- Bình quân số lợn con đẻ ra còn sống/lứa:

Là tỷ lệ giữa tổng số lợn con đẻ ra còn sống trong 24 giờ kể từ khi lợn nái

đẻ xong của tất cả các lứa đẻ trên tổng số lứa đẻ.

Số con đẻ ra để lại nuôi: số lợn con đẻ ra còn sống để lại nuôi, đối với lợn ngoại khối lượng lớn hơn 0.8 kg, đối với lợn nội khối lượng lớn hơn 0.3kg.

- Tỷ lệ sống:

Tỷ lệ sống của lợn con sau 24 giờ là tỷ lệ số lợn con còn sống đến 24 giờ

so với số con để ra còn sống. - Số con cai sữa/lứa:

Đây là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật rất quan trọng, quyết định năng suất trong chăn nuôi lợn nái, nó phụ thuộc vào kỹ thuật chăn nuôi lợn con bú sữa, khả năng tiết sữa khả năng nuôi con của lợn mẹ và khả năng hạn chế các yếu tố gây bệnh cho lợn con.

Lợn con mới sinh có thể chia thành 3 dạng dưới đây:

Loại thai non: Loại thai phát triển không hoàn toàn, chết trong thời gian có chửa và trước khi sinh ra.

Loại thai gỗ: Là loại thai chết trong tử cung lợn mẹ lúc 25 - 90 ngày tuổi. Dịch thai và tất cả các dịch trong tế bào tổ chức bào thai được cơ thể mẹ hấp thụ

qua niêm mạc tử cung, các tổ chức khác của thai rắn lại, thể tích co nhỏ thành cục màu nâu đen cứng.

Loại đẻ ra còn sống: Trong vòng 24 giờ sau khi sinh, những lợn con không đạt khối lượng sơ sinh trung bình của giống, không phát dục hoàn toàn, dị

dang... thì sẽ loại thải. Ngoài ra, một số lợn con mới sinh chưa nhanh nhẹn dễ bị

lợn mẹ đè chết. Số con chết lúc sơ sinh, số thai non, số thai gỗ là nguyên nhân làm giảm số lượng lợn con sơ sinh sống đến 24 giờ/lứa.

Hiệu quả chăn nuôi lợn nái sinh sản được đánh giá bằng số lợn con cai sữa/nái/năm. Các nhà nghiên cứu tập trung vào vấn đề lợn con chết từ sơ sinh

đến cai sữa đã thống kê khoảng 3-5% số lợn con chết khi sơ sinh, bao gồm: Lợn chết do lợn mẹ đẻ khó và lợn con chết trong giai đoạn chửa kỳ cuối. Các nguyên nhân chủ yếu lợn con chết trong giai đoạn từ sơ sinh đến cai sữa là lợn mẹ đè và không bú được chiếm 50%, nhiễm khuẩn 11,1%, dinh dưỡng kém 8%, di truyền 4.5%, các nguyên nhân khác 24,6% (Trần Văn Phùng và cs, 2004) [11]. Do đó, cùng với viếc cải tạo điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, tích cực liểm tra thành tích sinh sản của lợn nái thì khả năng truyền giống của lợn đực rất cần thiết, có ý nghĩa trong công tác giống và thực tiễn sản xuất.

- Khoảng cách lứa đẻ:

Là chỉ tiêu tổng quan nhất đểđánh giá năng suất chăn nuôi lợn nái. Đây là thời gian để lợn nái hoàn thành một chu kỳ sinh sản, bao gồm: Thời gian chửa + thời gian nuôi con + thời gian động dục lại sau cai sữa và phối giống có chửa. Trong 3 yếu tố này thì thời gian mang thai là không thể thay đổi để rút ngắn khoảng cách giữa 2 lứa đẻ. Khoảng cách lứa đẻ ngắn sẽ làm tăng số lứa đẻ của lợn nái/năm.

Một trong những giải pháp hiện tại đang áp dụng là cai sữa sớm cho lợn con. Đây là một biện pháp tích cực nhằm tăng lứa đẻ/nái/năm. Đồng thời tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng lợn mẹ sau cai sữa con để lợn mẹ chóng động dục trở lại và khi động dục có số lượng trứng rụng nhiều, thưỡng xuyên theo dõi để

cứu đã dùng huyết thanh ngựa chửa làm giảm đáng kể thời gian từ khi cai sữa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đến động dục trở lại (Lê Hồng Mận, 2002) [7]. - Khối lượng sơ sinh:

Là khối lượng lợn con được cân ngay sau khi đẻ, đã được cắt rốn, lau khô, bấm số tai và trước khi cho bú ngày đầu tiên.

Khối lượng sơ sinh toàn ổ là khối lượng của tất cả lợn con sinh ra còn sống và được phát dục hoàn toàn. Nếu những lợn sinh ra mà bị lợn mẹ đè chết thì đó thuộc về trách nhiệm của con người chứ không phụ thuộc vào năng suất của lợn nái.

Khối lượng sơ sinh toàn ổ là chỉ tiêu nói nên khả năng nuôi dưỡng thai của lợn mẹ, đặc điểm giống, kỹ thuật quản lý chăm sóc và phòng bệnh cho lợn nái chửa. Do đó thành tích này phụ thuộc cả vào phần của lợn nái và phần nuôi dưỡng của con người.

Khối lượng sơ sinh phụ thuộc vào giống, khối lượng sơ sinh của lợn nội (Ỉ, Móng Cái) thường từ 0,4-0,6 kg/con, khối lượng sơ sinh của lợn ngoại trung bình 1,1-1,2 kg/con (Nguyễn Thiện, Nguyễn Quế Côi, 1986) [16]. Lợn con có khối lượng sơ sinh càng cao thì khả năng sinh trưởng càng nhanh, khối lượng cai sữa sẽ cao.

- Độđồng đều:

Là chỉ tiêu đánh giá sự chênh lệch về khối lượng giữa các cá thể trong

đàn. Có 2 phương pháp tính:

Xác định độ đồng đều phát dục: Là tỷ lệ giữa khối lượng sơ sinh nhỏ nhất so với khối lượng sơ sinh lớn nhất.

Lấy khối lượng sơ sinh của từng con so sánh với khối lượng sơ sinh trung bình của toàn ổ. Sự chênh lệch càng nhỏ chứng tỏđộđồng đều là rất cao.

Đồng đều là chỉ tiêu quan trọng đểđánh giá chất lượng của lợn nái về khả

năng sinh sản. Bởi vì khi so sánh giữa 2 đàn lợn có thể khối lượng sơ sinh kém nhau không nhiều nhưng độ đồng đều của đàn lợn con giữa các đàn là chênh lệch rất lớn.

- Khối lượng cai sữa toàn ổ:

Ngoài chỉ tiêu số con cai sữa trên lứa, khối lượng toàn ổ lúc cai sữa cũng là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng suất của lợn nái.

Khối lượng lợn con cai sữa phụ thuộc rất lớn vào khối lượng sơ sinh, là cơ

sở cho việc nâng cao khối lượng xuất chuồng sau này.

Hiện nay, các cơ sở chăn nuôi thường áp dụng thời gian cai sữa khác nhau tùy thuộc vào khả năng chế biến thức ăn và trình độ kỹ thuật nuôi dưỡng, cho nên đểđánh giá thành tích của lợn nái, chúng ta thường xác định khối lượng lợn con lúc 56 hoặc 60 ngày tuổi, có như vậy chúng ta mới so sánh và đánh giá thành tích của lợn nái với nhau được. Còn việc xác định khối lượng của lợn con lúc cai sữa ở thời điểm sớm hơn chỉ nhằm mục đích xác định mức dinh dưỡng cho lợn con một cách chính xác đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho lợn con giai đoạn sau cai sữa.

Tóm lại, sức sinh sản của lợn là một tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng phẩm giống. Khả năng sinh sản được biểu hiện qua nhiều chỉ tiêu khác nhau như: Đẻ nhiều con, nhiều lứa, tỷ lệ sống khi đẻ và đến cai sữa, tỷ lệ còi cọc, dị

hình, khuyết tật. Khả năng sinh sản cũng liên quan đấn sự thành thục sớm hay muộn, thời gian mang thai, số lần thụ thai “Sinh sản của gia súc là một hình thái của sức sản xuất và cũng là một biểu hiện đặc trưng của tính di truyền ở mỗi sản phẩm giống của gia súc”. Trần Đình Miên (1977) [8].

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của tuổi cai sữa đến sinh trưởng của lợn rừng lai giai đoạn sau cai sữa nuôi tại Chi nhánh công ty NC&PT động thực vật bản địa tại tỉnh Thái Nguyên. (Trang 35)