Kết quả theo dõi về sinh trưởng tích lũy của lợn con thí nghiệm

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của tuổi cai sữa đến sinh trưởng của lợn rừng lai giai đoạn sau cai sữa nuôi tại Chi nhánh công ty NC&PT động thực vật bản địa tại tỉnh Thái Nguyên. (Trang 48)

Kết quả theo dõi về sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm được trình bày tại Bảng 2.3.

Bảng 2.3: Khối lượng lợn con qua các kỳ cân (X ± mx)

STT Chỉ tiêu theo dõi ĐVT Lô TN 1 Lô TN2

1. Số lứa đẻ lứa 9 8

2. Số lợn con theo dõi con 68 59 3. Khối lượng sơ sinh kg/con 0,78 ± 0,02 0,75 ± 0,02 4. Khối lượng 21 ngày tuổi kg/con 2,27 ± 0,08 2,22 ± 0,08 5. Khối lượng cai sữa kg/con 3,07 ± 0,10 3,40 ± 0,11 6. Khối lượng 56 ngày tuổi kg/con 3,96 ± 0,12 3,85 ± 0,19 7. Khối lượng 90 ngày tuổi kg/con 6,33 ± 0,19 6,07 ± 0,26

So sánh % 104,28 100

Kết quả thí nghiệm cho thấy, ở các giai đoạn thí nghiệm, nhóm lợn cai sữa lúc 35 ngày tuổi có xu hướng sinh trưởng nhanh hơn nhóm lợn cai sữa lúc 45

ngày tuổi, thể hiện khối lượng của nhóm lợn cai sữa lúc 35 ngày tuổi qua các giai đoạn nuôi đều cao hơn so với nhóm lợn cai sữa lúc 45 ngày tuổi. Lúc bắt

đầu thí nghiệm, khối lượng của lợn thí nghiệm của cả hai lô tương đương nhau

đạt từ 0,75 - 0,78kg/con. Lúc 56 ngày tuổi, nhóm lợn cai sữa lúc 35 ngày tuổi

đạt 3,96kg/con; trong khi đó nhóm lợn cai sữa lúc 45 ngày tuổi đạt 3,85 kg/con. Sự chênh lệch giữa hai nhóm lợn này chỉ là 2,85%, nhưng cũng cho thấy xu hướng sinh trưởng nhanh hơn của nhóm cai sữa lúc 35 ngày tuổi. Chúng tôi tiếp tục theo dõi đến giai đoạn 90 ngày tuổi thì thấy sự chênh lệch trở nên rõ rệt hơn,

khối lượng trung bình của nhóm lợn cai sữa lúc 35 ngày tuổi là 6,33 kg nhóm lợn cai sữa lúc 45 ngày tuổi là 6,07 kg. Nếu lấy khối lượng nhóm lợn cai sữa lúc 45 ngày là 100% thì khối lượng của nhóm lợn cai sữa lúc 35 ngày cao hơn 4,28%. Sở dĩ nhóm lợn cai sữa lúc 35 ngày có khối lượng cao hơn nhóm lợn cai sữa lúc 45 ngày, theo chúng tôi là do nhóm lợn cai sữa lúc 35 ngày được tập ăn sớm hơn điều đó giúp bộ máy tiêu hóa phát triển sớm hơn, khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn cũng tốt hơn, dẫn đến khối lượng của chúng cũng cao hơn. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với những nghiên cứu của Kiều Minh Lực và cs., 1976 [9]; Trương Lăng, 2004 [6].

Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng tích lũy được minh họa qua hình 2.1.

Đường biểu diễn sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm của lô cai sữa sớm từ

giai đoạn 35 ngày tuổi trở đi luôn nằm trên đường biểu diễn sinh trưởng tích lũy của lô thí nghiệm 2 - cai sữa lúc 45 ngày tuổi, đặc biệt giai đoạn từ 56 - 90 ngày tuổi. Điều này chứng tỏảnh hưởng tốt của việc cai sữa sớm và việc bổ sung thức

Hình 2.1. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của tuổi cai sữa đến sinh trưởng của lợn rừng lai giai đoạn sau cai sữa nuôi tại Chi nhánh công ty NC&PT động thực vật bản địa tại tỉnh Thái Nguyên. (Trang 48)