Phương pháp thu thập thu thập số liệu

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và một số giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế hộ tại xã Quất Lưu, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. (Trang 28)

4. Bố cục của khóa luận

2.4.1. Phương pháp thu thập thu thập số liệu

2.4.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp là phương pháp thu thập các thông tin, số liệu có sẵn hoặc từ các số liệu đã được công bố. Các thông tin này thường được thu thập từ các cơ quan, tổ chức, văn phòng, dự án, các tài liệu trên Internet

- Trong phạm vi đề tài này, phương pháp thu thập thông tin thứ cấp sử dụng để có được các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Quất Lưu, tình hình sản xuất phát triển kinh tế của xã Quất Lưu qua các năm 2011 - 2013.

2.4.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp a. Chọn điểm

Quất Lưu là xã Trung du phía Bắc nằm giữa thành phố Vĩnh Yên và thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên, có tổng diện tích đất tự nhiên là: 494,40 ha. Theo thống kê của xã năm 2013, tổng dân số 5.552 người với tổng số 1.443 hộ. Được chia làm 7 thôn hành chính và có 27 cơ quan doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã. Chủ yếu trên địa bàn là dân tộc Kinh sinh sống.

Nhìn chung lao động trên địa bàn xã rất dồi dào. Cây trồng của xã chính là lúa, ngô, và một số loại cây rau màu, chủ yếu là phục vụ trong sinh hoạt. Về thương mại và dịch vụ có thể nói là đang phát triển vì xã có tuyến đường giao thông khá thuận lợi.

Để mang tính đại diện cho nghiên cứu, tác giả lựa chọn 3 thôn tiêu biểu đại diện cho toàn xã với các tiêu chí sau:

- Đại diện cho các vùng của địa phương.

- Mang tính đại diện về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của địa phương. - Có tỉ lệ nông hộ cao.

Sau khi nghiên cứu các số liệu thứ cấp và hỏi ý kiến của các lãnh đạo xã, tác giả lựa chọn 3 thôn tiêu biểu bao gồm thôn Núi, thôn Giữa, thôn Trại

- Thôn Núi: Là xóm có

dân số đông nhất, trình độ dân trí chung tương đối cao, diện tích canh tác nông nghiệp của xóm thấp. Các hộ chủ yếu là làm dịch vụ, kinh

doanh và công nhân ở các khu công nghiệp.

- Thôn Gia: Là xóm có dân số trung bình, trình độ dân trí không cao,

diện tích canh tác nông nghiệp của xóm cao. Các hộ làm nông nghiệp kiêm ngành nghề như lao động ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, dịch vụ.

- Thôn Trại: Là xóm có dân số thấp nhất, trình độ dân trí chưa cao, diện

tích canh tác nông nghiệp của xóm ít nhất. Các hộ làm nông nghiệp, tận dụng thời gian nông nhàn để làm thuê, còn lao động trẻ thì làm công nhân ở các khu công nghiệp và các dịch vụ nông nghiệp.

b. Phỏng vấn hộ dân

- Chọn mẫu:

Điều tra chọn mẫu là không tiến hành điều tra hết toàn bộ các đơn vị của tổng thể, mà chỉ điều tra trên một số đơn vị nhằm để tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí.

Sau khi khảo sát tôi tiến hành lựa chọn 60 mẫu chia làm 3 thôn như trên tiến hành thu thập số liệu bằng cách tổ chức điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã được dựng sẵn.

Bảng 2.1: Phân loại hộ của địa phương

STT Thu nhập trên đầu người trên tháng Phân loại hộ

1 <400.000 đồng/người/tháng Nghèo 2 Từ 400.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng Cận nghèo 3 Từ 520.000 đồng đến 600.000 đồng/người/tháng Trung bình 4 Từ 600.000 đồng/người/tháng trở lên Khá (Nguồn: UBND xã Quất lưu)

Bảng tổng số hộ của 3 thôn điều tra và tỉ lệ nhóm hộ được thể hiện qua bảng 2.2. Do tỉ lệ số hộ nghèo và cận nghèo có tỉ lệ nhỏ lên tôi gộp 2 loại hộ trên để thuận tiện cho việc nghiên cứu.

Bảng 2.2: Tỉ lệ phân loại về hộ của thôn điều tra Thôn Tổng số hộ Hộ Khá Hộ Trung Bình Hộ Nghèo (Cận nghèo) Số lượng (hộ) Cc (%) Số lượng (hộ) Cc (%) Số lượng (hộ) Cc (%) Núi 253 48 18,97 202 79,84 3 1,18 Giữa 285 46 16,15 233 81,77 6 2,11 Trại 117 29 24,79 84 71,80 4 3,42 (Nguồn: UBND xã Quất lưu)

Căn cứ vào vào tổng số hộ của từng thôn và tỉ lệ phân loại hộ. Tôi chọn mẫu theo điều tra được thể hiện trong bảng 2.3

Bảng 2.3: Chọn mẫu điều tra theo phân loại hộ

Thôn Số mẫu điều tra Hộ khá Hộ Trung bình Hộ nghèo

Núi 20 7 12 1

Giữa 20 6 12 2

Trại 20 8 11 1

(Nguồn: Tổng hợp từ nghiên cứu của tác giả)

- Phương pháp:

+ Phương pháp quan sát: là phương pháp qua quan sát trực tiếp hay gián tiếp bằng các dụng cụ để nắm được tổng quan về địa hình, địa vật trên địa bàn nghiên cứu.

+ Điều tra bằng bảng hỏi: là phương pháp tìm hiểu quy mô, mức sống của người dân tại địa phương, xác định tiềm năng cơ hội, nhưng thuận lợi và khó khăn của người dân đang tồn tại.

Xây dựng phiếu điều tra: phiếu điều tra được xây dựng cho hộ điều tra, nội dung của phiếu điều tra gồm những thông tin chủ yếu về tình hình cơ bản của nông hộ, về tình hình hoạt động sản xuất, giá cả và đời sống cũng như nhận thức của nông hộ về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của hộ.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và một số giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế hộ tại xã Quất Lưu, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)