Khái quát chung về nhóm hộ điều tra

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và một số giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế hộ tại xã Quất Lưu, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. (Trang 43)

4. Bố cục của khóa luận

3.2.1. Khái quát chung về nhóm hộ điều tra

Quất Lưu là một xã thuộc vùng nông thôn, cũng như các xã khác, sản xuất nông nghiệp vẫn giữ một vị trí quan trọng, với 41,71% diện tích đất tự nhiên được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp. Cây trồng chính của xã vẫn là cây lúa nước, cây hoa màu. Vì vậy cây lúa nước, cây hoa màu là nguồn thu lớn của nông hộ. Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của xã hội, các nông hộ không ngừng áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đồng thời các nông hộ cũng tìm thêm các nguồn thu nhập khác ngoài nông nghiệp như ngành dịch vụ cũng tăng nhiều, kinh doanh mọc lên theo nhu cầu của người dân nhằm tăng thu cho hộ.

Bảng 3.4: Thông tin cơ bản về nhóm hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Hộ Khá Hộ Trung Bình Hộ Nghèo Tính chung Số lượng Cc (%) Số lượng Cc (%) Số lượng Cc (%) Số lượng Cc (%) 1. Tổng số hộđiều tra Hộ 21 100,00 35 100,00 4 100,00 60 100,00 1.1. Hộ thuần nông Hộ 5 23,80 19 54,29 4 100,00 28 46,67 1.2. Hộ phi nông nghiệp Hộ 16 76,20 16 45,71 0 0 32 53,33 2. Nhân khẩu Người 79 141 9 229

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Nhìn vào thực trạng đã khảo sát qua 60 hộ điều tra ta thấy hộ thuần nông có 28 hộ chiếm 46,67% số hộ điều tra, có 32 hộ phi nông nghiệp chiếm 53,33%. Nhìn chung cho thấy trên địa bàn xã số hộ thuần nông vẫn còn cao nhưng do việc làm nông nghiệp không thu được nhiều lợi nhuận. Những năm gần đây nhiều hộ nông dân đã bỏ ruộng và đã chuyển sang làm dịch vụ và đi làm công nhân ở các khu công nghiệp, vì trên địa bàn những năm qua các khu

công nghiệp lận cận được xây dựng nhiều kéo theo nhiều loại dịch vụ khác nhau, do vậy số hộ phi nông nghiệp có chiều hướng tăng dần qua các năm, và các loại dịch vụ cũng đa dạng hơn để phù hợp với nhu cầu của xã hội.

Trong tổng số 60 hộ điều tra thì có 229 nhân khẩu, trong đó nhóm hộ khá là 79 nhân khẩu, nhóm hộ trung bình là 141 nhân khẩu và, hộ nghèo là 9 nhân khẩu. Qua đó ta thấy bình quân 3,82 nhân khẩu/hộ

Nhìn chung nhân khẩu trong 3 thôn nghiên cứu là tương đối ổn định theo quy định chung của Nhà nước không phá vỡ kế hoạch hóa gia đình mỗi gia đình luôn dừng ở 1 đến 2 con, điều này càng chứng tỏ rằng công tác tuyên truyền về kế hoạch hóa gia đình là tương đối tốt.

3.2.1.1. Nguồn lực của hộ

Nguồn lực là một yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn sinh kế cho người dân trong xã bởi lẽ trong bất kì loại hình sản xuất nào thì yếu tố con người luôn là sự quan tâm hàng đầu. Con người là trung tâm, là nguồn vốn vô tận để tạo ra của cải vật chất, chính con người quyết định nên hình thức lao động. Yếu tố con người trong sản xuất cũng được đánh giá bởi nhiều khía cạnh: độ tuổi, trình độ, số lượng lao động... Trình độ học vấn là một khía cạnh rất quan trọng để đánh giá chất lượng của nguồn nhân lực. Một nguồn nhân lực được xem là có chất lượng cao khi trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, kỹ năng lao động thành thạo. Trong đó trình độ lao động là yếu tố rất đáng quan tâm, nó giúp cho người lao động nắm bắt được những kiến thức mới, nó còn là một công cụ giúp người lao động tiếp cận được những tri thức mới, nâng cao khả năng tư duy sáng tạo của người lao động.

Bảng 3.5: Nguồn lực của hộ Chỉ tiêu ĐVT Hộ Khá Hộ Trung Bình Hộ Nghèo Tính chung Số lượng Cc (%) Số lượng Cc (%) Số lượng Cc (%) Số lượng Cc (%) 1. Học vấn của chủ hộ - Cấp I Người 0 0 8 22,86 3 75,00 11 32,62 - Cấp II Người 7 33,33 10 28,58 1 25,00 18 28,97 - Cấp III Người 8 38,09 12 34,29 0 0 20 24,76 - Trên cấp III Người 6 28,58 5 14,29 0 0 11 13,64 2. Tuổi bình quân của chủ hộ Tuổi 42,48 46,11 43,25 43,95

Qua bảng 3.5 ta thấy trình độ văn hóa của hộ khá đều từ cấp II trở lên có tới 28,58% trình độ là trên cấp III, cấp III là 38,09%, còn lại là trình độ cấp II. Và hộ trung bình có 22,86% trình độ cấp I, cấp II là 28,58%, cấp III là 34,29% còn lại là trình độ trên cấp III. Hộ nghèo trình độ học vấn của họ chưa cao chủ yếu là hộ ở trình độ cấp I nên kết quả sản xuất kinh doanh còn kém vì chưa có kinh nghiệm trong sản xuất hoặc một phần còn chậm chưa biết áp dụng khoa học kỹ thuật dẫn đến thu nhập thấp.

Độ tuổi của người lao động cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng lao động cũng như hình thức lao động. Đặc biệt lao động ở nông thôn thì cần nguồn lao động trẻ, có sức khỏe tốt bởi vì hầu hết những công việc ở nông thôn thường là những việc nặng nhọc, làm bằng chân tay là chủ yêu. Chủ hộ là người trụ cột trong gia đình, quyết định mọi việc trong gia đình vì thế độ tuổi của chủ hộ sẽ có ảnh hưởng đến việc lựa chọn sinh kế của hộ. Qua số liệu điều tra cho thấy độ tuổi trung bình của chủ hộ là 43,95 tuổi. Với kết cấu độ tuổi như vậy thì người trụ cột trong gia đình sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc quản lý và lựa chọn sinh kế cho cả gia đình.

3.2.1.2. Điều kiện sống của hộ

Để thấy được điều kiện sống của nhóm hộ ta đi xét bảng 3.6

Bảng 3.6: Điều kiện sống của hộ

Chỉ tiêu ĐVT Hộ Khá Hộ Trung Bình Hộ Nghèo Tính chung Số lượng Cc (%) Số lượng Cc (%) Số lượng Cc (%) Số lượng Cc (%) Nhà ở - Nhà kiên cố Nhà 21 100,00 33 94,29 0 0 50 83,33 - Nhà bán kiên cố Nhà 0 0 2 5,71 3 75 9 15,00 - Nhà tạm Nhà 0 0 0 0 1 25 1 1,67 Tiện nghi Xe máy Cái 2,09 1,97 0,25 1,43 Xe đạp Cái 0,42 0,57 1,25 0,75 Ti vi Cái 1,20 1,00 1,00 1,07 Nồi cơm điện Cái 1,00 1,00 1,00 1,00 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

- Tiêu chí về nhà ở:

Tìm hiểu thực trạng nhà ở và tiện nghi sinh hoạt của nhóm hộ. Ở nhóm hộ khá do thu nhập và tích lũy hàng năm cao nên loại hộ này có khả năng xây dựng nhà ở và hầu như không có nhà tạm và nhà bán kiên cố, 100% là nhà kiên cố. Ở nhóm hộ trung bình mặc dù sự tích lũy hàng năm cũng chưa cao song do ảnh hưởng của phong tục tập quán miền bắc, nhà nào cũng cố gắng để xây dựng nên một ngôi nhà ổn định vì vậy ở nhóm hộ này cũng hầu như không còn tình trạng ở nhà tạm nữa mà chủ yếu là nhà kiên cố và bán kiên cố, ở nhóm hộ này tỷ lệ nhà kiên cố là 94,29% nhà bán kiên cố là 5,71%. Ở nhóm hộ nghèo: Do sự tích lũy thấp nên việc xây dựng nhà kiên cố là chưa đủ khả năng. Trong tổng số 4 hộ nghèo điều tra thì có 3 nhà có nhà bán kiên cố chiếm 75% và 1 nhà tạm chiếm 25%.

- Về tiện nghi sinh hoạt:

Do những năm gần đây nền kinh tế phát triển mạnh nên các nhóm hộ có rất nhiều các loại tiện nghi sinh hoạt khác nhau và có giá trị tương đối lên tôi chỉ đi đánh giá một vài tài sản tiện nghi thiết yếu như xe máy, xe đạp, ti vi, nồi cơm điện. Theo kết quả điều tra trong tổng 60 hộ thì bình quân mỗi hộ có 1,43 chiếc xe máy, 0,75 chiếc có xe đạp, 1,07 chiếc có ti vi, và tất cả các hộ đều có nồi cơm điện.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và một số giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế hộ tại xã Quất Lưu, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)