Những bài học kinh nghiệm rút ra đối với phát triển kinh tế hộ nông

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và một số giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế hộ tại xã Quất Lưu, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. (Trang 25)

4. Bố cục của khóa luận

1.3.2. Những bài học kinh nghiệm rút ra đối với phát triển kinh tế hộ nông

dân Vit Nam nói chung và xã Qut Lưu nói riêng

Đối với Việt Nam

Chủ trương, chính sách về giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho kinh tế hộ (đất nông nghiệp 20 năm, đất lâm nghiệp 50 năm) đã nhanh chóng đi vào cuộc sống của hàng triệu hộ nông dân. Có như vậy các hộ nông dân mới yên tâm sản xuất và tập trung đầu tư trên đất đai được giao sử dụng lâu dài của mình. Từ đó diện mạo của kinh tế hộ nông dân Việt Nam đã thay đổi một cách cơ bản, nhất là ngày càng có nhiều đóng góp cho việc giải phóng

súc sản xuất, nâng cao sản lượng nông nghiệp, mở mang ngành nghề ,mới, nâng cao thu nhập.

Trong kinh tế thị trường, việc tìm ra cây gì, con gì để cho sản xuất hàng hóa lớn đã khó, thì việc tiếp cận đầu vào và đầu ra cho sản xuất nông nghiệp mấy năm gần đây cũng đang khó khăn không kém. Đã thế, thị trường đầu vào của sản xuất nông nghiệp biến động rất bất lợi cho các hộ nông dân, giá lên giá lên cao liên tục, giao thông khó khăn, vốn ít nên khó khăn trong việc mua giá thấp với khối lượng lớn (mua buôn), mua lẻ thì giá lại rất cao, thiếu những nhà cung cấp tin cậy và ổn định, và còn thiếu cả thông tin để có cơ hội lựa chọn phương án tối ưu. Vì thế để thúc đẩy kinh tế hộ nông dân phát triển nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho người nông dân về giá vật tư nông nghiệp và thông tin về nhu cầu của thị trường.

Từ thực tế cho thấy để phát triển kinh tế hộ nông dân bền vững và có hiệu quả cao cần phát triển theo chiều sâu, trên cơ sở phát triển khoa học nông nghiệp, những tiến bộ kỹ thuật mới, nhất là lĩnh vực ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ thông tin trong lựa chọn và tạo giống.

Cần phá vỡ tính tự phát trong sản xuất nông nghiệp của người nông dân, để làm được điều này nhà nước cần định hướng, hỗ trợ, tư vấn cho người nông dân trong phát triển kinh tế nông hộ.

Đối với xã Quất Lưu

Được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Huyện ủy, UBND huyện Bình Xuyên và Đảng ủy xã. UBND xã Quất Lưu đã thực hiện tốt các chủ trương, chỉ thị các nghị quyết lãnh đạo của Đảng để đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế hộ nông dân

Trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông dân Đảng bộ, UBND xã đã chỉ đạo các ban ngành tìm mọi cách góp phần tăng giá trị tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ phát triển ,cây trồng vật nuôi được áp dụng khoa học - kỹ thuật thường xuyên, các cây con giống hợp lý. Chăn nuôi đạt tỉ lệ cao.

Xã có chủ trương, giải pháp đúng đắn là khuyến khích nông dân tích cực sản xuất, khai thác triệt để nguồn đất hiện có, chính sách vay vốn hợp lý để người dân yên tâm đầu tư sản xuất. Tập trung thực hiện, chuyển đổi cơ cấu

sản xuất, thực hiện, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, thực hiện chuyển dịch diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các cây hoa màu khác thực hiện đa dạng cây trồng, vật nuôi.

Cán bộ khuyến nông xã luôn quan tâm sát sao tới bà con nông dân xuống tận nơi tìm hiểu những khó khăn và khác phục triệt để tránh những rủi ro không cần thiết, giúp bà con im tâm trong sản xuất.

Phát triển các ngành dịch vụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp để thúc đẩy kinh tế hộ nông dân.

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cu

Là các hộ nông dân trên địa bàn xã Quất Lưu, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.

2.1.2. Phm vi nghiên cu

Nghiên cứu hộ nông dân trên địa bàn xã Quất Lưu, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2011 - 2013.

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.2.1. Địa đim

Đề tài được nghiên cứu tại xã Quất Lưu, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.

2.2.2. Thi gian

- Số liệu sơ cấp thu thập năm 2013.

- Số liệu thứ cấp về tình hình chung được thu thập trong 3 năm 2011 - 2013. - Thời gian thực tập từ ngày 31/12/2013 đến ngày 27/4/2014.

2.3. Nội dung nghiên cứu

- Sơ lược về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của khu vực nghiên cứu - Phân tích thực trạng sản xuất và kinh doanh kinh tế của hộ nông dân - So sánh sự khác nhau về hiệu quả kinh tế giữa các nhóm hộ và nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó.

- Phân tích những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế hộ gia đình

- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế hộ tại địa phương.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp thu thp thu thp s liu

2.4.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp là phương pháp thu thập các thông tin, số liệu có sẵn hoặc từ các số liệu đã được công bố. Các thông tin này thường được thu thập từ các cơ quan, tổ chức, văn phòng, dự án, các tài liệu trên Internet

- Trong phạm vi đề tài này, phương pháp thu thập thông tin thứ cấp sử dụng để có được các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Quất Lưu, tình hình sản xuất phát triển kinh tế của xã Quất Lưu qua các năm 2011 - 2013.

2.4.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp a. Chọn điểm

Quất Lưu là xã Trung du phía Bắc nằm giữa thành phố Vĩnh Yên và thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên, có tổng diện tích đất tự nhiên là: 494,40 ha. Theo thống kê của xã năm 2013, tổng dân số 5.552 người với tổng số 1.443 hộ. Được chia làm 7 thôn hành chính và có 27 cơ quan doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã. Chủ yếu trên địa bàn là dân tộc Kinh sinh sống.

Nhìn chung lao động trên địa bàn xã rất dồi dào. Cây trồng của xã chính là lúa, ngô, và một số loại cây rau màu, chủ yếu là phục vụ trong sinh hoạt. Về thương mại và dịch vụ có thể nói là đang phát triển vì xã có tuyến đường giao thông khá thuận lợi.

Để mang tính đại diện cho nghiên cứu, tác giả lựa chọn 3 thôn tiêu biểu đại diện cho toàn xã với các tiêu chí sau:

- Đại diện cho các vùng của địa phương.

- Mang tính đại diện về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của địa phương. - Có tỉ lệ nông hộ cao.

Sau khi nghiên cứu các số liệu thứ cấp và hỏi ý kiến của các lãnh đạo xã, tác giả lựa chọn 3 thôn tiêu biểu bao gồm thôn Núi, thôn Giữa, thôn Trại

- Thôn Núi: Là xóm có

dân số đông nhất, trình độ dân trí chung tương đối cao, diện tích canh tác nông nghiệp của xóm thấp. Các hộ chủ yếu là làm dịch vụ, kinh

doanh và công nhân ở các khu công nghiệp.

- Thôn Gia: Là xóm có dân số trung bình, trình độ dân trí không cao,

diện tích canh tác nông nghiệp của xóm cao. Các hộ làm nông nghiệp kiêm ngành nghề như lao động ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, dịch vụ.

- Thôn Trại: Là xóm có dân số thấp nhất, trình độ dân trí chưa cao, diện

tích canh tác nông nghiệp của xóm ít nhất. Các hộ làm nông nghiệp, tận dụng thời gian nông nhàn để làm thuê, còn lao động trẻ thì làm công nhân ở các khu công nghiệp và các dịch vụ nông nghiệp.

b. Phỏng vấn hộ dân

- Chọn mẫu:

Điều tra chọn mẫu là không tiến hành điều tra hết toàn bộ các đơn vị của tổng thể, mà chỉ điều tra trên một số đơn vị nhằm để tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí.

Sau khi khảo sát tôi tiến hành lựa chọn 60 mẫu chia làm 3 thôn như trên tiến hành thu thập số liệu bằng cách tổ chức điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã được dựng sẵn.

Bảng 2.1: Phân loại hộ của địa phương

STT Thu nhập trên đầu người trên tháng Phân loại hộ

1 <400.000 đồng/người/tháng Nghèo 2 Từ 400.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng Cận nghèo 3 Từ 520.000 đồng đến 600.000 đồng/người/tháng Trung bình 4 Từ 600.000 đồng/người/tháng trở lên Khá (Nguồn: UBND xã Quất lưu)

Bảng tổng số hộ của 3 thôn điều tra và tỉ lệ nhóm hộ được thể hiện qua bảng 2.2. Do tỉ lệ số hộ nghèo và cận nghèo có tỉ lệ nhỏ lên tôi gộp 2 loại hộ trên để thuận tiện cho việc nghiên cứu.

Bảng 2.2: Tỉ lệ phân loại về hộ của thôn điều tra Thôn Tổng số hộ Hộ Khá Hộ Trung Bình Hộ Nghèo (Cận nghèo) Số lượng (hộ) Cc (%) Số lượng (hộ) Cc (%) Số lượng (hộ) Cc (%) Núi 253 48 18,97 202 79,84 3 1,18 Giữa 285 46 16,15 233 81,77 6 2,11 Trại 117 29 24,79 84 71,80 4 3,42 (Nguồn: UBND xã Quất lưu)

Căn cứ vào vào tổng số hộ của từng thôn và tỉ lệ phân loại hộ. Tôi chọn mẫu theo điều tra được thể hiện trong bảng 2.3

Bảng 2.3: Chọn mẫu điều tra theo phân loại hộ

Thôn Số mẫu điều tra Hộ khá Hộ Trung bình Hộ nghèo

Núi 20 7 12 1

Giữa 20 6 12 2

Trại 20 8 11 1

(Nguồn: Tổng hợp từ nghiên cứu của tác giả)

- Phương pháp:

+ Phương pháp quan sát: là phương pháp qua quan sát trực tiếp hay gián tiếp bằng các dụng cụ để nắm được tổng quan về địa hình, địa vật trên địa bàn nghiên cứu.

+ Điều tra bằng bảng hỏi: là phương pháp tìm hiểu quy mô, mức sống của người dân tại địa phương, xác định tiềm năng cơ hội, nhưng thuận lợi và khó khăn của người dân đang tồn tại.

Xây dựng phiếu điều tra: phiếu điều tra được xây dựng cho hộ điều tra, nội dung của phiếu điều tra gồm những thông tin chủ yếu về tình hình cơ bản của nông hộ, về tình hình hoạt động sản xuất, giá cả và đời sống cũng như nhận thức của nông hộ về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của hộ.

2.4.2. Phương pháp x lý thông tin s liu

Phương pháp thống kê: Sử dụng bảng tính Excel, Word để thu thập thông tin, tổng hợp số liệu, phân tích tài liệu theo mục đích nghiên cứu.

2.4.3. Phương pháp phân tích s liu

Sử dụng các phương pháp phân tích thống kê:

- Phân tích biến động của hiện tượng: sử dụng dãy số biến động theo thời gian.

- Phân tích mức độ biến động: sử dụng số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân

2.5. Hệ thống chỉ tiêu dùng trong nghiên cứu đề tài

2.5.1. H thng ch tiêu phn ánh điu kin sn xut kinh doanh ca nông h

- Diện tích đất nông nghiệp bình quân/hộ - Diện tích đất nông nghiệp bình quân trên/hộ - Số nhân khẩu bình quân/hộ

- Số lao động bình quân/hộ

- Trình độ văn hóa của chủ hộ hay của lao động chính - Mức trang bị công cụ sản xuất/ khẩu

- Mức trang bị công cụ sản xuất/ lao động - Vốn đầu tư sản xuất bình quân/ hộ

2.5.2. Các ch tiêu phn ánh đời sng thu chi ca nông h

- Tổng thu nhập của hộ - Cơ cấu các khoản thu - Thu nhập tính trên khẩu - Tổng chi của hộ

- Cơ cấu các khoản chi

2.5.3. Các ch tiêu phn ánh kết qu sn xut và các công thc tính

Số liệu điều tra bằng bảng hỏi được xử lý dựa trên cơ sở thống kê toán học thông qua phần mền máy tính Excel.

Trong quá trình xử lý số liệu để đánh giá tình hình phát triển của kinh tế hộ tôi có sử dụng một số chỉ tiêu sau:

- Tổng giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị các sản phẩm và dịch vụ do các hộ đạt được trong một thời gian nhất định (thường là 1 năm). Đối với hộ GO gồm:

+ Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp + Giá trị sản xuất ngành nghề

GO = ∑Qi.Pi

Trong đó Qi: Khối lượng sản phẩm thứ i Pi: Giá bán sản phẩm thứ i

- Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm trong một thời kỳ sản xuất. Với hệ thống trồng trọt IC bao gồm chi phí về giống, phân bón, thuốc trừ sâu, dụng cụ lao động, tiền điện. . .Với hệ thống chăn nuôi IC bao gồm chi phí về giống, thức ăn, dịch vụ thú y…Có thể nói IC là toàn bộ chi phí của quá trình sản xuất. Tăng giảm IC có liên quan trực tiếp đến phát triển kinh tế của hộ.

IC = ∑Ci

- Giá trị ra tăng (VA): Là chỉ số phản ánh kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh.

Công thức tính: VA = GO - IC.

- Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập thuần túy của nông hộ sản suất, bao gồm cả công lao động và lợi nhuận trong một thời kỳ sản xuất.

MI = VA - ( A+T ) - Tiền công lao động (nếu có) Trong đó A: Khấu hao tài sản cố định

T: Các khoản thuế phải nộp

Tỷ suất giá trị gia tăng theo chi phí trung gian TVA = VA/MC

Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo chi phí trung gian TMI = MI/IC

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Khát quát điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế - xã hội tại địa bàn xã Quất Lưu Quất Lưu

3.1.1. Điu kin t nhiên

3.1.1.1.Vị trí địa lý

Quất Lưu là xã trung du phía Bắc nằm giữa thành phố Vĩnh Yên và thị trấn Hương Canh của huyện Bình Xuyên, diện tích tự nhiên là 494,40 ha xã được chia làm 7 thôn dân cư gồm: thôn Vải, thôn Chũng, thôn Cầu Các, thôn Núi, thôn Giữa, thôn Phổ, thôn Trại. Địa giới chính tiếp giáp với các đơn vị:

+ Phía Đông giáp thị trấn Hương Canh + Phía Tây giáp với thành phố Vĩnh Yên + Phía Nam giáp với xã Tân Phong + Phía Bắc giáp với xã Tam Hợp

3.1.1.2. Địa hình

Xã Quất Lưu có địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc phân bố khu dân cư và xây dựng cơ sở hạ tầng, có Quốc lộ 2A đường tỉnh lộ 302, 305, tuyến đường nội thị huyện và tuyến đường sát Hà Lào chạy qua nên giao thông thuận tiện. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các dự án vào đầu tư trên địa bàn xã góp phần tăng trưởng nền kinh tế của địa phương

3.1.1.3. Khí hậu

Mang tính chất khí hậu chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm của miền bắc nước ta. Được chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau

+ Nhiệt độ: trung bình hàng năm thấp 22,00C. Sự chênh lệch nhiệt độ trung bình các tháng trong năm tương đối cao. Tháng nóng nhất là tháng 7 đến tháng 8 nhiệt độ trung bình là 28,00C, tháng thấp là tháng 1 đến 3 nhiệt độ trung bình là 17,00C.

+ Lượng mưa: lượng mưa bình quân 1.500 – 1.800 mm lượng mưa thường tập chung vào tháng 7, tháng 8, tháng 9 hàng năm.

3.1.1.4. Thủy văn

Quất Lưu có mạng lưới sông, ngòi, ao, hồ tuy nhỏ nhưng khá phong phú. Với điều kiện thuỷ văn như thế đã tác động rất lớn đến quá trình sản xuất và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn xã. Vào mùa mưa với lượng nước phong phú, nhiệt độ nóng ẩm thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt là lúa, ngô, khoai, lạc và các loại cây rau màu khác. Về mùa khô không đủ nước tưới cho sản xuất nông nghiệp nên đã ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây trồng.

3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên

- Tài nguyên đất: với tổng diện tích đất tự nhiên là 494,40 ha đất tự

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và một số giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế hộ tại xã Quất Lưu, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)