Điều kiện sản xuất kinh doanh của nông hộ

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và một số giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế hộ tại xã Quất Lưu, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. (Trang 46)

4. Bố cục của khóa luận

3.2.2.Điều kiện sản xuất kinh doanh của nông hộ

3.2.2.1. Điều kiện vềđất đai

Để thấy được thực trạng về đất đai các nhóm hộ điều tra ta đi xét bảng 3.7

Bảng 3.7: Tình hình đất đai bình quân/hộ của nhóm hộ điều tra năm 2013 ĐVT: m2 Chỉ tiêu BQC Theo nhóm hộ Hộ Khá Hộ Trung Bình Hộ Nghèo Tổng diện tích đất bình quân/hộ 1.194,75 1.022,84 1.386,42 1.175,00 1. Đất sản xuất nông nghiệp 1.029,14 788,56 1.218,86 1.080,00 - Đất trồng lúa 800,00 651,42 1.028,58 720,00 - Đất trồng màu 229,14 137,14 190,28 360,00 2. Đất thổ cư 166,61 234,28 167,56 95,00 - Đất ở 140,02 201,42 136,14 82,50

- Đất vườn, ao, chuồng 25,59 32,86 31,42 12,50

Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân/hộ ở xã Quất Lưu không nhiều mỗi hộ bình quân chỉ có 1.029,14 m2 . Trong đó hộ khá có diện tích đất ít nhất bình quân mỗi hộ 788,56 m2, hộ trung bình mỗi hộ là 1.218,86 m2, nhóm hộ nghèo có diện tích bình quân mỗi hộ là 1.080 m2

. Nhìn chung quỹ đất nông nghiệp của các nhóm hộ không có sự chênh lệch lớn. Tổng diện tích đất nông nghiệp bình quân/hộ là chưa lớn nên chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng ngày càng tăng của nông hộ. Hơn nữa đất đai của hộ bị chia cắt manh mún, không tập trung gây khó khăn cho quá trình chăm sóc và thu hoạch. Trong tổng diện tích đất của hộ thì đất sản xuất nông nghiệp chiếm diện tích nhiều nhất tính chung cho cả 3 nhóm hộ thì bình quân mỗi hộ có diện tích đất là 1.029,14 m2. Còn đất thổ cư tính chung cho cả 3 nhóm hộ thì bình quân mỗi hộ có 166,61 m2. Xã không có diện tích đất lâm nghiệp.

3.2.3.2. Tình hình về lao động và nhân khẩu của nhóm hộđiều tra năm 2013

Để thực hiện các công việc cụ thể trong sản xuất ngoài việc cần phải có ruộng đất, tài sản cố định, thì mỗi nông hộ cũng cần có lực lượng lao động nhất định, lao động càng nhiều thì có thể thu nhập của hộ càng tăng.

Bảng 3.8: Tình hình lao động và nhân khẩu của nhóm hộ điều tra năm 2013

Chỉ tiêu Hộ Khá Hộ Trung Bình Hộ Nghèo Tổng (hộ) Cc (%) Tổng (hộ) Cc (%) Tổng (hộ) Cc (%) 1. Tổng số hộđiều tra 21 100,00 35 100,00 4 100,00

2. Phân loại hộ theo nhân khẩu

- Số hộ có 2 nhân khẩu 3 14,29 1 2,86 3 75,00 - Số hộ có 3 đến 4 nhân khẩu 13 61,91 24 68,58 1 25,00

- Số hộ có 5 trở lên 5 23,80 10 28,58 0 0

3. Phân loại hộ theo số lượng lao động

- Số hộ nhỏ hơn 2 lao động 0 0 0 0 0 0

- Từ 2 đến 3 lao động 15 71,42 28 80,00 4 100,00

- Lớn hơn 3 lao động 6 28,58 7 20,00 0 0

4. Phân loại hộ theo ngành sản xuất

- Hộ thuần nông 5 23,80 19 54,29 4 100,00

- Hộ phi nông nghiệp 16 76,20 16 45,71 0 0

5. Một số chỉ tiêu BQ

- Số nhân khẩu bình quân/hộ 4,1 3,9 2,3

- Số lao động bình quân/hộ 3,2 2,7 1,0

Qua bảng 3.8 ta thấy bình quân cho các nhóm hộ có 3,4 khẩu/ hộ và 2,3 lao động/hộ. Trong đó nhóm hộ khá bình quân mỗi hộ 4,1 khẩu/hộ và 3,2 lao động/hộ nhóm hộ trung bình bình quân mỗi hộ có 3,9 khẩu/hộ và 2,7 lao động nhóm hộ nghèo là 2,3 khẩu/hộ và 1,0 lao động/hộ. Khi tỷ lệ nhân khẩu/lao động càng cao đồng nghĩa với thu nhập bình quân/đầu người sẽ giảm xuống.

Nhìn vào thực trạng đã khảo sát qua 60 hộ điều tra ta thấy hộ thuần nông có 28 hộ chiếm 46,67% số hộ điều tra, có 32 hộ phi nông nghiệp chiếm 53,33%. Nhìn chung cho thấy trên địa bàn xã số hộ thuần nông vẫn còn cao nhưng do việc làm nông nghiệp không thu được nhiều lợi nhuận. Những năm gần đây nhiều hộ nông dân đã bỏ ruộng và đã chuyển sang làm nghề dịch vụ và đi làm công nhân ở các khu công nghiệp, vì trên địa bàn những năm qua các khu công nghiệp lận cận mọc lên nhiều kéo theo nhiều loại dịch vụ khác nhau, do vậy số hộ phi nông nghiệp có chiều hướng tăng.

3.2.3.3. Điều kiện về vốn của nông hộ

Ngoài 2 yếu tố đất đai và lao động thì vốn cho sản xuất cũng vô cùng quan trọng, vốn là một trong những điều kiện cần để tiến hành sản xuất và kinh doanh, nó là công cụ đắc lực để thực hiện kế hoạch đặt ra của nông hộ.

Bảng 3.9: Bảng tình hình vốn của nhóm hộ điều tra năm 2013

Chỉ tiêu ĐVT Hộ Khá Hộ Trung Bình Hộ Nghèo 1.Tiền mặt

* Vốn tự có Triệu đồng 8.625,13 3.925,13 2.600 * Vốn vay Triệu đồng 5.857,14 1.718,57 325,00 - Vay ngân hàng Triệu đồng 3.761,90 1.432,85 325,00

- Vay khác Triệu đồng 2.095,24 285,72 -

2. Dạng hiện vật

2.1. Máy tuốt lúa Cái 0,80 0,73 1,00

2.2. Máy bơm nước Cái 1,00 0,84 0,25

2.3. Máy cày, bừa Cái 0,20 - -

2.4. Trâu, bò cày kéo Con 0,80 0,78 0,25

2.5. Bình phun thuốc Cái 1,00 1,00 1,00

Qua bảng 3.9 ta thấy:

- Tiền mặt: Do mức trang bị công cụ, dụng cụ phục vụ quá trình sản xuất của nhóm hộ khá cao, nên hộ khá chủ động được trong quá trình sản xuất của mình, dẫn đến kết quả, và hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhóm hộ khá là tương đối cao, chính vì vậy khả năng tích lũy tiền mặt cũng lớn hơn nhóm hộ trung bình và nhóm hộ nghèo. Vốn vay của hộ nhìn chung được vay từ các ngân hàng như ngân hàng chính sách xã hội, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, các quỹ hội trong thôn, các nguồn vốn vay khác thì nông hộ vay từ anh em thân quen hay các dịch cho vay từ bên ngoài. Đặc biệt các quỹ hội trong thôn như: hộ nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh... thì các hộ nghèo được ưu đãi hơn để họ có vốn sản xuất và thoát nghèo. Mục đích chính từ các vốn vay đó được nông hộ sử dụng vào việc để phát triển sản xuất kinh doanh tăng giá trị sản phẩm từ các nguồn vốn đó.

- Dạng hiện vật: Đó là những công cụ sản xuất chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh của nông hộ, để phục vụ quá trình sản xuất nông nghiệp từ khâu gieo trồng, khâu làm đất đến khâu thu hoạch. Do nhóm hộ khá, có sự tích lũy cao, nên mức trang bị công cụ, dụng cụ phục vụ sản xuất cũng tốt hơn. Theo kết quả điều tra thì những công cụ có giá trị cao như: máy cày, máy tuốt lúa, đều tập trung ở nhóm hộ khá. Còn ở nhóm hộ nghèo và hộ trung bình thì mức trang bị công cụ dụng cụ thấp hơn. Chính vì vậy, nhóm hộ khá đã giảm được lượng chi phí đi thuê, tăng khả năng đáp ứng kịp thời vụ gieo trồng, đó là cơ sở để nâng cao năng xuất cây trồng. Hộ nghèo do thiếu vốn nên khả năng trang bị công cụ, dụng cụ thấp hơn. Vì vậy nhóm hộ nghèo kém chủ động trong sản xuất, tỷ lệ lao động công việc, lao động thủ công lớn nên hiệu suất công việc giảm, chất lượng công việc thấp.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và một số giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế hộ tại xã Quất Lưu, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. (Trang 46)