Một số giải pháp phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rượu thóc tại xã Lăng Can, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang. (Trang 62)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.5.Một số giải pháp phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất

sản xuất rượu thóc cho xã Lăng Can, huyện Lâm Bình.

Về vốn:

Đối với việc hỗ trợ vốn đầu tư cho quá trình sản xuất của hộ nông dân thì Nhà nước cần phải xem xét các phương thức cho vay, cụ thể là phân tích hoàn thiện cơ sở cho vay vốn phát triển sản xuất của ngân hàng và các dự án khác, đơn giản về thủ tục, mức độ tỷ lệ lãi suất, các hình thức cho vay theo thời gian. Đây cũng là trở ngại cho người dân không yên tâm vào việc đầu tư cho quá trình sản xuất.

Kỹ thuật:

Các cán bộ khuyến nông, cán bộ chuyên môn về sản xuất rượu, cần thường xuyên chỉ đạo hướng dẫn cho người dân sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt đạt được sản lượng lớn mà tốn ít thời gian, đảm bảo chất lượng, với nhưng lời khuyên hữu ích của các chuyên gia người dân sẽ có 1 nền tảng

về chuyên môn, người dân mới có cơ hội đầu tư đầu vào lớn để phát triển ngành này, ngành mà rủi ro là ít nhưng tốn kém về mặt thời gian sản xuất.

Về nguyên liệu đầu vào:

Cần tăng cường sản xuất lúa đạt hiệu quả cao về chất lượng cũng như số lượng, để đảm bảo những hạt thóc sản xuất ra nhưng giọt rượu thơm tho đảm bảo chất lượng, hiệu quả cao.

Cần tham khảo trao đổi lẫn nhau giữa các hộ dân, giữa các cán bộ chuyên môn về men lá, để chất lượng được hoàn thiện hơn, sản xuất được nhiều hơn, xứng tầm với các loại rượu nổi tiếng khác trên toàn quốc.

Về đầu ra của sản phẩm:

Đây là vấn đề quan trọng nhất cần được trú trọng, người dân chưa thực sự dám đầu tư lớn về vốn cũng như lao động vào nghề này cũng do một phần lớn là đầu ra của sản phẩm là không ổn định, các cơ quan chức năng cần đưa ra các giải phải, tìm hiểu thị trường ở các tỉnh lân cận, định hướng về nơi tiêu thụ sản phẩm để người dân có cơ hội cũng như yên tâm đầu tư vào sản xuất.

CHƯƠNG 4

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận

Điều kiện về thời tiết cũng như địa hình, nguồn nước và con người đã làm nên hương vị đặc biệt của rượu thóc tại địa bàn Lăng Can-Lâm Bình- Tuyên Quang, mang một vị riêng mà không nơi nào có được, với những điều kiện về nguyên liệu đầu vào như lúa, men lá, là phong phú, rất thuận lợi cho sản xuất rượu thóc ở nơi đây.

Điều kiện tự nhiên, khí hậu nhiệt đới gió mùa, Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.800 – 2.200mm,...thích hợp cho sản xuất lúa, là nguyên liệu chính để nấu rượu.

Đẩy mạnh sản xuất rượu thóc tại xã đi đúng hướng và khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của mình nhằm phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho hộ nông dân.

Nhìn chung hộ các hộ sản xuất rượu thóc tại địa bàn xã đã có những phương pháp sản xuất rượu thóc khá hiệu quả, nâng cao thu nhập góp phần cải thiện đợi sống, một số hộ sản xuất rượu tốt, đã được nhà nước quan tâm và khải thác về bí quyết của họ, nhằm áp dụng rộng rãi tại địa bàn, tạo nên vùng thực sự mạnh về sản xuất rượu thóc.

Việc hiệu quả từ việc sản xuất rượu cũng có hiệu quả rõ rệt đối với nghề khác, như:

Trồng lúa, chăn nuôi gia súc gia cầm, dịch vụ kinh doanh nhỏ lẻ,... Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi còn có những khó khăn, về khả năng chuyên môn, nguồn vốn ít mang tính nhỏ lẻ, chưa thức sự đầu tư lớn, người dân chưa dám mạnh dạn đầu tư nhiều vào ngành này vì chưa nhận được nhiều sự quan tâm của các chuyên gia, và thị trường đầu ra cho sản phẩm

không ổn định đã ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất rượu thóc, làm người dân chưa thực sự yên tâm về nghề sản xuất rượu.

Sản xuất rượu đã góp phần giải quyết về vấn đề lao động, cũng như lấp đầy những khoảng thời gian nông nhàn, mang lại nguồn thu nhập cho người dân cũng như nguồn nguyên liệu cho các ngành nghề khác,

Từ những nghiên cứu trên có thể khẳng định rượu thóc là nghề tiềm năng lớn và cần được đầu tư và phát triển tiến tới đưa ngành này thành nghề quan trọng tại địa bàn, vì vậy trong những năm tới chúng ta cần phát triển đầu tư nghề sản xuất rượu thóc bằng những giải pháp trên để rượu thóc thực sự trở thành nghề mũi nhọn cho xã.

4.2. Kiến nghị

- Đối với huyện Lâm Bình:

Cần có những dự án, chính sách cụ thể để trợ giúp cho người dân cho sự phát triển của nghề sản xuất rượu thóc để nghề này trở thành nghề mũi nhọn của huyện như: đầu tư về vốn, về công cụ, phương tiện sản xuất, triển khai các biện pháp sản xuất mang tính khoa học và chuyên môn cao, tập trung phát triển về vị thơm ngon, đặc biệt, khai thác lợi thế này để sản xuất một cách hiệu quả, quản lí về mặt thị trường tiêu thụ, qua các thông tin truyền thông để người dân nắm rõ về mặt giá cả cũng như thị trường tiêu thụ.

- Đối với xã Lăng Can:

Tăng cường đội ngũ khuyến nông, đội ngũ có chuyên môn cao, khai thác được nhưng lợi thế của các hộ trong việc sản xuất rượu, khắc phục những hạn chế để đảm bảo đúng chất lượng và hiệu quả, tạo niềm tin cho người dân, tìm nguồn đầu ra cho người dân để người dân yên tâm sản xuất.

- Đối với các hộ nông dân:

Phải có những đề xuất kịp thời những vấn đề cấp thiết mà mình mắc phải đối với chính quyền các cấp, phải có nghĩa vụ và trách nhiệm sản xuất theo quy trình sản xuất, đảm bảo an toàn chất lương

Vân dụng các phương pháp sản xuất mang lại hiệu quả cao, tìm hiểu về thị trường tiêu thu qua thông tin đại chúng và các chuyên gia.

Tận dụng tốt bỗng và bã rượu, cho chăn nuôi lợn, gà, trâu bò, không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ công nghiệp – Tổng công ty bia rượu nước giải khát Việt Nam. Dự

án quy hoạch tổng thể phát triển ngành Rượu – Bia – Nước giải khát và Bao bì Việt Nam đến năm 2020, Hà Nội 1999.

2. Các Mác (1962), Tư bản, NXB Sự thật, Hà Nội.

3. Phạm Xuân Đà. Nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ rượu ở một số nước trên thế giới. Cục an toàn thực phẩm – Bộ y tế.

4. Nguyễn Hữu Hồng, Ngô Xuân Hoàng (1999), Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của nông dân, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Nguyên.

5. Phòng Kinh Tế - Hạ Tầng huyện Lâm Bình. Dự án tạo lập quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “rượu thóc Lâm Bình” cho sản phẩm rượu huyện Lâm Bình – Tuyên Quang (2013-2015).

6. Nguyễn Hữu Ngoan (2005), Giáo trình Thống kê nông nghiệp, Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội.

7. Vũ Đình Thắng (2006) Kinh Tế Nông Nghiệp,NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.

8. Nguyễn Văn Thường, Trần Khánh Hưng (2010), Kinh tế Việt Nam,

NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.

9. UBND xã Lăng Can, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội - năm 2011, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2014.

II. Tài Liệu từ Internet

10. http://voer.edu.vn/m/vi-tri-cua-lua-gao-trong-nen-kinh-te-the-gioi-va-viet- nam/9ffdcd78

11. http://vaas.vn/kienthuc/caylua/01/01_vaitroluagao.htm 12. http://thucphamvatieudung.chinhphu.vn/Ruou-va-chat-luong-ruou- dan- toc-tai-Viet-Nam-d844.html 13. http://123doc.vn/document/891223-nghien-cuu-xu-ly-dich-hem-san-xuat- ruou.htm 14. http://doan.edu.vn/do-an/luan-van-thuc-trang-va-giai-phap-nang-cao-hieu- qua-kinh-te-cay-vai-thieu-tren-dia-ban-huyen-luc-ngan-tinh-bac-giang- 29979/ 15. http://123doc.vn/document/90333-quy-trinh-san-xuat-ruou-gao-tu-banh- men-thuoc-bac.htm

PH LC

MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA QUY TRÌNH SẢN XUẤT RƯỢU

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

PHIẾU ĐIỀU TRA

(Dành cho hộ nông dân)

I.Thông tin cơ bản về hộ nông dân:

1. Họ tên chủ hộ: ... 2. Tuổi: ... 3. Giới tính: Nam/Nữ... 4. Dân tộc: ... 5. Trình độ văn hóa:...

6.Nghề nghiệp:

7. Gia đình thuộc loại hộ: Nghèo Cận Nghèo

Trung bình Khá

8. Tình hình lao động và nhân khẩu:

- Tổng số nhân khẩu trong gia đình ... người. Trong đó:

+ Lao động trong độ tuổi lao động ... người + Lao động ngoài độ tuổi lao động ... người

II. Thông tin về tiện ghi sinh hoạt của gia đình:

1.Gia đình ông (bà) có các phương tiện nào sau đây: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tivi Xe máy Điện thoại Tủ lạnh Nồi cơm điện Đầu video 3. Nhà ông (bà) đang ở thuộc loại nào sau đây?

III. Thông tin về điều kiện về vốn của nông hộ

Gia đình có vay vốn để đầu tư sản xuất không?

Có Không

Nếu có thì vay của ai?

Ngân hàng chính sách Số tiền: :... Qua tín dụng phụ nữ Số tiền: :... Vay bạn bè, người thân .. Số tiền:...

IV. Tình hình sản xuất rượu thóc (gạo) của hộ nông dân

Già đình ông (bà) sản xuất rượu thóc hay rượu gạo?

Rượu thóc rượu gạo

Giá bán:.../lít

1. Ông (bà) bắt đầu nghề nấu rượu từ khi nào? ...

2. Sản lượng rượu thu được trong một tháng của gia đình là bao nhiêu?

... 3. Mỗi lần chưng cất gia đình ông (bà) chưng cất được bao nhiêu lít rượu? thời gian chưng cất là bao lâu?

... 4. Gia đình dùng men lá tự sản xuất hay mua ngoài?

Nếu tự sản xuất:

- Thành phần men lá gồm những gì?

...

- Mỗi lần hái men mình hái mất bao lâu? Và hái được bao nhiêu lạng men lá?

... ...

- Thời gian làm men từ lúc hái men đến khi hoàn thiện quả men là bao lâu? ...(giờ)

Mỗi lần chưng cất rượu mất bao nhiêu lạng men? ... (gam) 5. Số kg thóc (gạo) cho một lần nấu rượu của ông (bà) là bao

nhiêu?...(kg)

6. Chi phí về củi cho một lần nấu rượu của ông (bà) bà bao nhiêu?

... 7. Số sản phẩm phụ sau quá trình sản xuất rượu của ông (bà) dùng để làm gì? ... 8. Gia đình có chăn nuôi lợn không?

có không

- Nếu có: gia đình có dùng bỗng rượu chăn nuôi lợn không?, lợi ích mà bỗng rượu mang lại là như thế nào?

... 9. Xin ông (bà) cho biết những khó khăn trong sản xuất rượu của mình là gì? - Thiếu vốn

- Thiếu lao động Khác (ghi cụ thể):

... ... 10. Ông (bà) có tham gia lớp hướng nghiệp dạy nghề về nấu rượu nào không?

Có Không (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

11. Nếu có ông (bà) cho biết nội dung kiến thức tập huấn như thế nào? Bình thường Không phù hợp

12. Sau khi tham gia lớp học ông (bà) có áp dụng vào thực tế không?

Có Không

13. Kết quả áp dụng như thế nào? Nếu thất bại nguyên nhân do đâu?

... ... 14. Ông (bà) đã từng tham gia lớp tập huấn, hướng nghiệp khởi nghiệp, dạy nghề nào khác không?

Có Không

Nếu có thì kết quả áp dụng như thế nào ? Nếu thất bài nguyên nhân do đâu? ... ... 15. Theo ông (bà) những khó khăn, nguyên nhân ảnh hưởng tới phát triển nghề sản xuất rượu của mình là do đâu?

- Thiếu kiến thức, tay nghề chưa cao - Thiếu vốn

- Công cụ sản xuất còn yếu kém - Thiếu đầu ra cho sản phẩm

14. Ông (bà) có nhu cầu vay vốn không? Nếu có: gia đình định đầu tư những gì?

Gia đình có kiến nghị thắc mắc gì muốn được các nhà chức trách giúp đỡ hay

giải quyết không?

Xin ông (bà) cho biết những kế hoạch, định hướng trong tương lai để phát triển kinh tế gia đình mình?

... ...

Xin cảm ơn ông (bà)

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rượu thóc tại xã Lăng Can, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang. (Trang 62)