Hiệu quả dựa trên chi phí và doanh thu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rượu thóc tại xã Lăng Can, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang. (Trang 54)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.3.3.1. Hiệu quả dựa trên chi phí và doanh thu

Hiệu quả luôn là mục tiêu quan trọng của bất kì hoạt động sản xuất kinh doanh nào, sản xuất rượu thóc cũng vậy. Việc đánh giá đúng hiệu quả

kinh tế sẽ là cơ sở để đề xuất được giải pháp phù hợp để phát triển nghề sản xuất rượu thóc. Các hộ sản xuất rượu thóc tại địa phương là các hộ sản xuất với qui mô vừa và nhỏ, theo truyền thống, sử dụng men tự làm chất lượng cao.

Hiệu quả sử dụng vốn của hộ nấu rượu chính là khả năng phát huy hiệu quả chi phí, hay sự kết chuyển chi phí thành kết quả cuối cùng.

- Xét các yếu tố đầu vào:

Trong sản xuất rượu thóc việc mua men là không có do gia đình tự sản xuất.

Các công cụ sản xuất cũng không tốn kém chủ yếu dùng những đồ dùng gia đình như : chậu, nồi gang,bạt, xô nhựa..

Đối với việc việc nấu rượu thì chi phí về thóc là lớn nhất, việc chọn lựa thóc tốt hay xấu ảnh hưởng lớn đến chất lượng của rượu,

Chi phí về chất đốt cũng là một khoản chi phí lớn trong sản xuất rượu thóc, nên lưu ý về chất lượng củi đun, cũng như chưng cất với mức lửa phù hợp là một bí quyết quan trong trong nấu rượu.

Về men lá là một khoản chi phí cũng khá lớn, mất khá nhiều thơi gian để hái, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên mùi vị riêng của rượu thóc nơi đây. Để hái được những vị thuốc bắc làm men cần phải có kinh nghiệm từ thế hệ trên truyền lại, có thể gọi là bí quyết gia truyền, chỉ truyền lại cho thế hệ con cháu không tiết lộ với người ngoài. Việc bảo vệ và phát triển rừng cũng ảnh hưởng đến quá trình hái men của người dân.

Cũng có một số trường hợp người dân không hề muốn đó là mất mùa lúa do lũ lụt, sâu bệnh hại,... dẫn đến giá thành của thóc lên cao như vậy sẽ làm tăng chi phí trung gian (IC) trong quá trình sản xuất rượu thóc.

Yếu tố chính làm thay đổi doanh thu đó giá bán, và thị trường đầu ra trường hợp này ta xét hiệu quả kinh tế thông qua doanh thu.

Trên thức tế, xét về sản lượng rượu thóc là nhiều, có thể sản xuất khi có người yêu cầu đặt hàng trong thời gian vài ngày, yếu tố quan trọng ở đây là thị trường đầu ra, thì trường có nhu cầu thì người dân sẽ sản xuất và đáp ứng, như vậy còn mang tính thụ động, cần có thì trường tiêu thụ một cách thường xuyên và lâu dài. Để như vậy người dân phải thường xuyên cập nhật thông tin đại chúng, chủ động liên hệ với các cơ sở có nhu cầu về rượu.

Tóm lại: để nâng cao hiệu quả sản xuất người dân cần có cái nhìn sâu rộng về biến động thì trường tiêu thụ, những dịp tết lễ là dịp khách đặt mua rất nhiều rượu rất khan hiếm, trong khi ngày thường lại ít người mua, cần liên hệ nhiều với các nhà chức trách để được tư vấn, cũng như tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Hiệu quả dựa trên sản phẩm phụ và so sánh với rượu gạo

Sản phẩm phụ của rượu thóc là bỗng rượu, chúng thường được người dân sử dụng để thay thế cho rau xanh trong chăn nuôi lợn, bỗng rượu dùng để chăn nuôi lợn rất tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Không những là thức ăn yêu thích mà nó còn có tác dụng kích thích tăng trưởng và sử dụng hợp lý nó còn cả khả năng chưa bệnh tiêu chảy cho lợn...

Bảng 3.8: Giá cả về lợn và thức ăn chăn nuôi lợn trên địa bàn nghiên cứu

Stt Chi phí Thành tiền (đ/kg)

1 Lợn giống 50.000

2 Thức ăn chăn nuôi cho lợn 20.000

3 Rau xanh 3.000

4 Cám sắn 5.000

5 Lợn hơi 40.000

Bảng 3.9: Bảng chi phí chăn nuôi lợn có bổ sung và không bổ sung bỗng rượu

Stt Chi phí

Hộ chăn nuôi có bổ sung bỗng rượu (n=15)

Hộ chăn nuôi không bổ sung bỗng rượu (n=15) sản lượng (kg) Thành tiền (VNĐ) Sản lượng (kg) Thành tiền (VNĐ) Số con lợn 58 58 1 Lợn giống 557 27.850.000 566 28.300.000 2 Thức ăn chăn nuôi cho lợn 1.131 22.620.000 1.154,90 23.097.920 3 Rau xanh 1.229,89 3.689.670 3.267,14 9.801.420 4 Cám sắn 5.297 26.486.280 5.309,90 26.549.500 5 Tổng chi phí 80.645.950 87.748.840 6 Xuất chuồng 4.070 162.800.000 3.888 155.520.000 7 Lợi nhuận thu được 82.154.050 67.771.160

(Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra)

Nhận xét:

-Bảng trên cho thể thấy, bỗng rượu gần như thay thế cho rau xanh chăn nuôi lợn. Với các hộ chăn nuôi có bổ sung bỗng rượu hộ chi phí mất 3.689.670đ cho rau xanh còn với các hộ chăn nuôi không bổ sung bỗng rượu họ phải chi phí 9.801.420đ. Mức chênh lệch giữa 2 khoản này là lớn.

- Chi phí về rau xanh tính trung bình trên 1kg lợn hơi của nhóm hộ có bổ sung bỗng rượu: 3.689.670/4.070=906,5đ/kg

- Chi phí về rau xanh tính trung bình trên 1kg lợn hơi của nhóm hộ không bổ sung bỗng rượu:

Như vậy chi phí trên một kg thịt lơn hơi của nhóm hổ có bổ sung bỗng rượu chỉ mất 906,5đ, còn nhóm hộ không bổ sung bỗng rượu họ phải chi phí mất 2.521đ, lợi nhuận mà bỗng rượu mang lại trên một kg lợn hơi là: 1.612,5đ/kg.

So sánh rượu thóc với rượu gạo:

Qua điều tra khảo sát các hộ gia đình sản xuất rượu gạo trên địa bàn nghiên cứu (30 hộ) thì số lượng rượu mà họ sản xuất được trong vòng một năm là 23.850 lít, hay tính trung bình trên hộ là 795 lít/hộ/năm, số chi phí mà họ bỏ ra để sản xuất là:

Bảng 3.10: Tổng chi phí sản xuất rượu gạo của nhóm hộ nghiên cứu

(n=30)

STT Nội dung ĐVT Định mức Số lượng

Thành tiền (VNĐ) 1 Chi phí lao động ngày công 150.000 1.490,625 223.593.750 2 Chi phí gạo kg 8.000 33.390 267.120.000 3 Chi phí chất đốt m3 300.000 596,25 178.875.000 Tổng chi phí 669.588.750 (nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra)

Rượu gạo có nhiều nét tương đồng so với rượu thóc, tổng chi phí sản xuất rượu gạo trong nhóm hộ nghiên cứu là: 669.588.750đ, rượu gạo có 2 thành phần chính là gạo và men lá, như bảng trên ta thấy chi phí về gạo là lớn nhất (267.120.000đ) sau đó phải kể đến là chi phí lao động (223.593.750đ), cuối cùng là chi phí về chất đốt: 178.875.000đ.

Bằng phép tính lấy tổng chi phí chia cho số lít rượu được sản xuất trên địa bàn nghiên cứu ta thu được giá thành sản xuất trung bình trên 1 lít rượu gạo là: 669.588.750/23.850 = 28.075đ chi phí như vậy là lớn trong khi giá thành bán trên thị trường là 30.000đ/lít,

Tổng giá trị sản xuất rượu gạo trên địa bàn nghiên cứu là: 23.850 x 30.000 = 715.500.000đ

Bảng 3.11: So sánh hiệu quả kinh tế của nhóm hộ sản xuất rượu thóc và nhóm hộ sản xuất rượu gạo trong năm 2013

Stt Chỉ tiêu Đơn vị tính Rượu thóc Rượu gạo So sánh (lần) A B 1 2 3=1/2 1 Tổng giá trị sản xuất (GO) 1000Đ 48.200,00 23.850,00 2,02

2 Chi phí trung gian (IC) 1000Đ 20.786,25 14.866,5 1,40 3 Giá trị gia tăng (VA) 1000Đ 27.413,75 8.983,50 3,05

4 GO/IC Lần 2,32 1,60 1,45

5 VA/IC Lần 1,32 0,60 2,18

6 GO/lđ 1000đ/lg 15.700,33 8.427,56 1,86

7 VA/lđ 1000đ/lg 8.929,56 3.174,38 2,81

(nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra và các bảng)

Sản xuất rượu thóc và rượu gạo đều có lãi, song mức lãi của 2 loại rượu là khác nhau.

Bảng trên cho thấy trung bình chung giá trị sản xuất (GO) của hộ nấu rượu thóc là 48.200.000 nghìn đồng, cao gấp 2,02 lần so với trung bình chung giá trị sản xuất của hộ nâu rượu gạo.

Chi phí trung gian trung bình trên hộ (IC) của rượu thóc là 20.786,25 nghìn đồng, với rượu gạo là 14.866,5 nghìn đồng, sở dĩ lớn hơn như vậy là vì rượu thóc được nấu nhiều hơn so với rượu gạo.

Giá trị gia tăng (VA) là cách biệt lớn nhất giữa rượu thóc và rượu gạo, rượu thóc 27.413,75 nghìn đồng lớn gấp 3,05 lần so với rượu gạo, sở dĩ như vậy là vì sản lượng rượu thóc sản xuất và tiêu thụ được nhiều hơn, và giá thành sản phẩm rượu thóc lớn hơn.

GO/IC của sản xuất rượu thóc là 2,32 lần cho thấy khoảng cách giữa đầu tư chi phí và kết quả thu được là lớn, có lợi nhuận,

VA/IC của rượu thóc là 1,32 lần, tức là giá trị gia tăng lớn hơn khoản chi phí đầu tư vào sản phẩm, còn về rượu gạo VA/IC là 0,60 lần, phần giá trị gia tăng thấp hơn so với chi phí đầu tư sản phẩm.

GO/lđ của rượu thóc là 15.700,33 nghìn đồng, tức là trung bình 1 năm thu được 15.700,33 nghìn đồng từ nấu rượu trên một đơn vị lao động, lớn hơn rượu gạo 1,86 lần GO/lđ của rượu gạo là 8.427,56 nghìn đồng.

VA/lđ của rượu thóc 8.929,56 nghìn đồng lớn hơn rượu gạo là 2,81 lần.

Bảng 3.12: So sánh lợi nhuận giữa rượu thóc vào rượu gạo

( bình quân/hộ/năm)

Stt Chỉ tiêu ĐVT Thành

tiền

1 Lợi nhuận từ rượu thóc 1000đ 16.116,85

2 Lợi nhuận từ rượu gạo 1000đ 1.530,375

3 Mức chênh lệch giữa rượu thóc và rượu gạo 1000đ 14.586,475 Doanh thu, lợi nhuận là mối quan tâm hàng đầu, nhà sản xuất kinh doanh nào cũng vậy, ở bảng trên cho thấy mức lợi nhuận từ rượu thóc lớn hơn rượu gạo tới 14.586,475 nghìn đồng, lợi nhuận thu được từ rượu thóc như vậy

lớn, giúp nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo cho người dân và tiến tới làm giàu.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rượu thóc tại xã Lăng Can, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang. (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)