3. Ý nghĩa của đề tài
2.4.3. Phương pháp xử lý thông tin, số liệu
Số liệu thông tin thứ cấp: được tổng hợp, phân tích phù hợp với các mục tiêu của đề tài.
Số liệu sơ cấp: xử lý trên phần mềm Excel. Số liệu phân tích được so sánh qua các năm
Số hộ sản xuất rượu tăng hay giảm, quy mô giảm dần hay tăng dân hay ổn định Sản lượng đạt được.
2.5. Các chỉ tiêu phân tích:
- Tổng giá trị sản xuất của hộ: GO (Gross Output) là toàn bộ giá trị sản phẩm do hộ làm ra, được tính bằng tổng của các sản phẩm làm ra quy về giá trị. GO = ∑ ≡ × n i Pi Qi 1
Trong đó : Qi: Là khối lượng của sản phẩm i Pi: Giá cả của sản phẩm i
- Chi phí trung gian: IC (Intermediational Cost) là toàn bộ những chi phí phục vụ quá trình sản xuất của hộ (không bao gồm trong đó giá trị lao động, thuế, chi phí tài chính, khấu hao). Trong nông nghiệp, chi phí trung
gian bao gồm các khoản chi phí nguyên nhiên vật liệu như: giống, phân bón, thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật, công làm đất, hệ thống cung cấp nước…
Trong đó: Cj: Các khoản chi phí thứ j trong một chu kỳ sản xuất
- Lợi nhuận (Pr): Là phần thu được sau khi trừ đi toàn bộ chi phí (TC), bao gồm chi phí vật chất, các dịch vụ cho sản xuất, công lao động và khấu hao tài sản cố định. Công thức tính:
Pr = GO-TC
Trong nền kinh tế thị trường, người sản xuất rất quan tâm đến giá trị gia tăng. Nó thể hiện kết quả của quá trình đầu tư chi phí vật chất và lao động sống vào quá trình sản xuất.
- Thu nhập hỗn hợp: MI (Mix Income) là phần thu nhập thuần tuý của người sản xuất, bao gồm phần trả công lao động và phần lợi nhuận mà họ có thể nhận được trong một chu kỳ sản xuất. Thu nhập hỗn hợp được tính theo công thức sau:
MI = VA - [A+W (nếu có)]
Trong đó: A: Phần giá trị khấu hao tài sản cố định và chi phí phân bổ W: Tiền thuê công lao động (nếu có)
Như vậy:
GO Tổng giá trị sản xuất VA Giá trị gia tăng MI Kết quả cuối cùng
Tổng chi phí gồm: Chi phí trung gian, khấu hao và thuế - Chỉ tiêu hiệu quả vốn
Tổng giá trị sản xuất/chi phí trung gian (GO/IC) 1 n j i I C C = = ∑
Giá trị gia tăng/chi phí trung gian (VA/IC) - Chỉ tiêu hiệu quả lao động
Tổng giá trị sản xuất/lao động (GO/lđ) Giá trị gia tăng/lao động (VA/lđ)
2.4.4. Phương pháp so sánh
Là phương pháp được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau. Dùng để so sánh các yếu tố định lượng hoặc định tính, so sánh các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng nội dung, tính chất tương tự để xác định mức độ biến động của các nội dung.
Sử dụng phương pháp này ta tiến hành lập bảng để xét mức độ biến động tăng giảm của các chỉ tiêu theo thời gian, dùng số tuyệt đối, tương đối, số bình quân chung để xem xét.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội Xã Lăng Can
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Lăng Can là một xã nằm trong trung tâm huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang, Việt Nam.
Xã có diện tích 73,434.8 km², dân số năm 2014 là 5,327 người. Xã có vị trí:
• Bắc giáp xã Phúc Yên.
• Đông giáp xã Khuôn Hà, xã Thượng Lâm, xã Năng Khả (Na Hang). • Nam giáp xã Thổ Bình, xã Bình An.
• Tây giáp xã Bình An, xã Xuân Lập.
Xã Lăng Can có diện tích tự nhiên là 7.333,42 ha. Trong đó diện tích đất nông nghiệp là 6.920,94 ha. Dân số năm 2014 là 5.327 người..
Xã Lăng Can được chia thành các thôn xóm: Nặm Chá, Nặm Đíp, Nà Khà, Đon Bả, Làng Chùa, Bản Khiển, Nà Mèn, Phai Che A, Phai Che B, Bản Kè A, Bản Kè B, Khau Quang.[9]
3.1.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng Địa hình: Địa hình:
Lăng Can có Địa hình đa dạng và phức tạp, có độ dốc lớn trong khoảng 12 – 250C thấp dần từ phía Bắc về trung tâm xã và từ phía Nam về trung tâm xã tạo thành lòng máng.
- Đỉnh núi cao nhất nhất là đỉnh núi Khau Ung cao 1.900m so với mực nước biển.
- Nơi thấp nhất chạy dọc theo con suối Nặm Luông thuộc thôn Phai tre A, thôn Phai Tre B, thôn Nà Mèn và thôn Bản Khiển.
Địa hình bị chia cắt mạnh tạo thành các kiểu địa hình khác nhau, diện tích đất có độ dốc nhỏ ít và phân bố rải rác thành các dải nhỏ giữa các đồi, núi. Do đặc điểm địa hình phức tạp nên việc bố trí sản xuất của xã gặp nhiều khó khăn đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.
Kiểu địa hình núi trung bình (độ cao từ 701-1700 m) chiếm khoảng 15% diện tích tự nhiên của xã, độ cao trung bình từ 710-800 m độ dốc trung bình 25-32o, phân bố ở khu vực thôn Phai Tre, thôn Nặm Đíp, thôn Nặm Chá, đất đai phần lớn là đất lâm nghiệp xen kẽ các thung lũng hẹp rất thuận lợi cho việc phát triển Nông - lâm nghiệp của địa phương.
Kiểu địa hình núi thấp (độ cao từ 301-700 m) chiếm khoảng 35% diện tích tự nhiên, độ cao trung bình từ 400-500 m, độ dốc trung bình từ 25-35o
, phân bố ở khu vực phía Đông và phía Tây của xã, vùng này xen kẽ có các thung lũng hẹp rất thuận lợi để phát triển nhiều loại cây trồng nông-lâm nghiệp và canh tác lúa nước.
Kiểu địa hình đồi (độ cao từ 100-300 m) chiếm khoảng 40% diện tích tự nhiên, độ dốc trung bình 200 m, độ dốc trung bình từ 15-25o phân bố dọc theo suối Nặm Luông từ phía Đông sang Tây của xã, vùng này xen kẽ có các thung lũng hẹp rất thuận lợi phát triển nhiều loại cây trồng nông - lâm nghiệp và canh tác lúa nước.
Kiểu địa hình thung lũng ven suối lớn chiếm 10% diện tích đất tự nhiên phân bố dọc theo các con suối lớn có các thung lũng, bãi bồi không liên tục xen kẽ với sườn núi, đất đai khá màu mỡ rất thuận lợi cho việc trồng cây hàng năm, song nhiều khu vực thường bị ngập nước và lũ vào mùa mưa.
Đất đai
Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ dạng đất trên địa bàn xã Lăng Can có những loại đất chính sau:
- Đất thung lũng dốc tụ: Đất này chiếm 20% diện tích đất tự nhiên, hình thành ở các thung lũng giữa các dãy núi, do quá trình sói mòn, rửa trôi từ trên
xuống tích tụ lại, loại đất này thường được sử dụng để trồng lúa nước và cây hoa màu khác.
- Đất đỏ vàng trên đá sét, đá vôi và đá biến chất: Loại đất này chiếm 80% diện tích tự nhiên, phân bố hầu hết ở các thôn trên địa bàn xã Lăng Can, đất có thành phần cơ giới thịt nặng đến sét thích hợp với trồng cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả nơi còn rừng đất được bảo vệ tốt.
Với diện tích tự nhiên là 8.900,82 ha, nếu phân bố thổ nhưỡng bao gồm loại đất sau:
- Đất bạc màu: 2,25ha phân bố chủ yếu ở hầu hết các thôn trong 12 thôn, và tập trung đất bạc màu ở các thôn là Bản Kè A, Bản Kè B, Bản Khiển, Nặm Chá, Phai Che, Đon Bả, Nà Khà, Làng Chùa, Nà Mèn.
- Đất phù sa sông suối: 74,74 ha đất sông suối thuộc thôn Bản Khiển, Nặm Chá, Đon Bả, Phai Phe.
- Đất xám Perarit: 4.950,33 ha phân bố khắp nơi.
- Đất dốc tụ: 12,05 ha phân bố chủ yếu 2 thôn Bản Kè A, Bản Kè B và các thôn còn lại thuộc địa bàn xã.
Như vậy, đất đai của xã Lăng Can được phân bố chủ yếu trên bốn dạng địa hình và điều kiện khí hậu mát mẻ, tạo ra vùng lập địa thích hợp với nhiều loại cây trồng, có đặc tính sinh thái á nhiệt đới. Tuy nhiên quá trình sử dụng đất trong nhiều năm qua chưa hợp lí, chưa có quy hoạch theo vùng, khu để canh tác các cây trồng cho phù hợp với tính chất của đất, do sức ép về dân số và tập quán canh tác của nhân dân trong xã ... nên nhiều nơi đất bị rửa trôi, sói mòn, suy thoái và đất bị bỏ hoang hoá...
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Lăng Can 2013 STT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) A. Tổng diện tích đất tự nhiên 8.900,82 100
I. Đất sản xuất nông nghiệp 388,46 4,4
1. Đất trồng lúa nước 293,28 75,45 3. Đất trồng cây lâu năm 95,18 24,5 4. Đất nuôi trồng thủy sản 1,95 0,05
II. Đất lâm nghiệp 8.099,70 91,0
1. Đất rừng sản xuất 6.530,53 80,6 2. Đất có rừng tự nhiên sản xuất 1.177,55 14,5 3. Đất có rừng trồng sản xuất 18,27 0,2 4. Đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất 195,96 2,4 5. Đất trồng rừng sản xuất 177,39 2,2
III. Đất phi nông nghiệp 162,26 1,8
1. Đất ở 40,13 24,73
2. Đất chuyên dùng 120,09 74,01
3. Đất phi nông nghiệp khác 2,04 1,2
IV. Đất chưa sử dụng 250,22 2,8
(Nguồn:UBND xã Lăng Can)
Qua bảng 3.1, ta thấy: Đất lâm nghiệp là nhóm đất có quy mô diện tích lớn nhất là 8.099,70 ha chiếm 91,0% diện tích tự nhiên vì địa bàn xã diện tích đất đồng bằng ít hơn so với đất đồi núi cao, đất có độ cao 200m – 300m, đất này phù hợp với điều kiện trồng cây lương thực và cây công nghiệp lâu năm. Vì vậy đất lâm nghiệp chiếm phần lớn đất diện tích của địa bàn xã, thứ hai là đất sản xuất nông nghiệp với 388,46 ha chiếm 4,4%. Còn lại các loại đất khác như: đất chưa sử dụng và đất phi nông nghiêp chiếm tỉ lệ 1,8% tổng diện tích tự nhiên.
Trong sản xuất nông nghiệp thì đất trồng lúa nước chiếm 75,45% đất trồng cây lâu năm chiếm 24,5 %. Do đặc điểm của đất đai và truyền thống sản xuất cũ mà đa phần diện tích đất trồng cây hàng năm được sử dụng để trồng lúa.
Đất chưa sử dụng ngày càng giảm do sự gia tăng dân số và các khu xưởng chế biến gỗ, nhà máy đóng ghạch... và phát triển các khu buôn bán như chợ và quy hoạch giao thông...
3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn
Xã Lăng Can nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa vùng núi cao phía Bắc và được chia thành hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm, khí hậu nóng ẩm, lượng mưa cả năm thường tập trung vào mùa này. Mùa khô khí hậu khô hanh kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa thấp.
Nhiệt độ: Trung bình năm dao động từ 20-220C nhiệt độ tối cao 300C, tối thấp 40C, nhiệt độ trung bình mùa đông là 110
C và mùa hè là 210C.
Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm từ 1.654-1.928,6 mm, lượng mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 9 có lượng mưa lớn nhất đạt là 320mm/tháng, mùa khô lượng mưa trung bình không vượt quá 60mm/tháng. Do mưa nhiều, lượng mưa lớn tập trung ở một số nơi đã xảy ra lũ quét, sạt lở đất, lũ bùn đá, hàng năm còn có các hiện tượng thời tiết đặc biệt như giông, mưa đá, lũ lụt, sương muối... đã gây ra thiệt hại đáng kể cho đời sống nhân dân và ảnh hưởng đến hoa màu, sản xuất nông nghiệp của nhân dân.
Giờ nắng: Tổng số giờ nắng trung bình khoảng 1500 giờ/năm.
Gió: Hướng gió thịnh hành vào mùa hạ là hướng Đông - Nam, về mùa mưa là hướng Đông - Bắc, tốc độ gió trung bình chỉ đạt 1m/s song bên cạnh đó có những lúc có dông bão tốc độ gió có thể đạt từ 27-28 m/s.
Độ ẩm không khí: Trong năm độ ẩm không khí thường dao động ở khoảng 70-82%.
Dông bão: Hằng năm có khoảng 50-60 ngày có dông, bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 8 khi xuất hiện thường kéo theo mưa lớn.
Mưa phùn: Trong năm bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến hết tháng 3 năm sau.
Sương muối, mưa đá: Sương muối thường xảy ra vào tháng 11 năm trước đến tháng 1 năm sau gây ảnh hưởng rất lớn đến cây trồng và vật nuôi, mưa đá ít khi xảy ra.
Như vậy, với tổng giờ nắng lớn lượng mưa tương đối dồi dào chế độ nhiệt phong phú. Xã Lăng Can có hệ thực vật tự nhiên cây trồng vật nuôi phong phú đa dạng trong sản xuất nông - lâm nghiệp, song lại thường gây ra mưa lũ vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.
Về thủy văn, các khe suối trong địa bàn xã đều bắt nguồn khu vực núi cao phía Bắc, Đông Bắc chảy qua xã, mật độ các khe suối bình quân 0,3 km/km2, trong địa bàn của xã có tới 3 đến 4 khe suối chảy qua địa bàn xã dài tới 3 – 4 km là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất nông nghiệp. Nhưng do rừng đầu nguồn bị tàn phá nhiều lưu lượng nước giữa mùa mưa và mùa khô chênh lệch rất lớn. Trong đó suối Bản khiển có chiều dài và lượng nước cao nhất toàn xã chảy qua dài 5km từ đầu nguồn chảy qua địa bàn xã.
Nhìn chung, điều kiện thời tiết, khí hậu của xã Lăng Can thuận lợi cho sinh trưởng phát triển của cây trồng vật nuôi. Bên cạnh đó, thời tiết khí hậu của vùng cũng gây không ít khó khăn cho sản xuất nông lâm nghiệp.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Dân số và lao động
Xã Lăng Can có 2 đơn vị hành chính gồm 1 trung tâm huyện Lâm Bình nằm tại địa bàn trung tâm xã có tổng 12 thôn, là thuộc xã vùng cao thuộc huyện nghèo của Chính phủ. Tổng diện tích tự nhiên là 8.900,82 ha, dân số thời điểm là 5.004 người.
Huyện mới vùng cao Lâm Bình thuộc tỉnh Tuyên Quang vừa được thành lập được 3 – 4 năm với xu thế hội nhập phát triển, kéo theo đó nhu cầu của người dân tăng lên, dân số tập trung hầu hết về địa bàn trung tâm xã Lăng Can thuộc trung tâm huyện Lâm Bình ngày càng đông, có sức cạnh tranh để phát triển kinh tế.
Mật độ dân cư phân bố không đồng đều, cao nhất là trung tâm xã Lăng Can, với mật độ 250 – 300 người/km2, còn ngoài ra phân bố rải rác ở khắp các thôn bản vùng cao đồi núi cao hiểm trở, chênh lệch về phân bố dân cư ở các thôn thuộc địa bàn xã rất cao, có nơi phân bố với mật độ chỉ có 20 – 30 người/km2. Quá trình phân bố không đồng đều đã tạo nên sự khó khăn trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên của xã. Tại vùng có mật độ dân số đông như trung tâm xã, trung tâm huyện sảy ra tình trạng thiếu việc làm, các tệ nạn xã hội. Còn vùng thưa dân sẽ gặp khó khăn trong việc huy động nguồn nhân lực khai thác tài nguyên, phát triển kinh tế. Đây là vấn đề cần được quan tâm của các cấp chính quyền của địa phương, lãnh đạo trong xã.
Bảng 3.2 Dân số và lao động của xã Lăng Can qua 3 năm 2011 – 2013 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 12/11 13/12 BQ 1.Tổng nhân khâu Khẩu 5.004 100 5.214 100 5.419 100 104,20 104,93 104,06 1.1.Khẩu nông nghiệp Khẩu 3.753 75,0 3.814 73,1 3.889 71,7 101,62 101,96 101,79 1..2. khẩu phi nông nghiệp Khẩu 1.251 25,0 1.400 26,9 1.530 28,3 111,91 109,28 110,59 2. Tổng số hộ Hộ 1.098 100 1.143 100 1.194 100 104,09 104,46 104,27 2.1. Hộ nông nghiệp Hộ 867 78,9 893 78,1 917 76,8 102,99 102,68 102,83 2.2. Hộ phi nông nghiệp Hộ 231 21,1 250 21,9 277 23,2 108,22 110,8 59,65 3. Tổng số hộ lao động LĐ 3.667 100 3.771 100 3.891 100 102,83 103,18 103,00 3.1. LĐNN LĐ 3.492 95,3 3.567 94,6 3.661 94,1 102,14 102,63 102,38 3.2. LĐPNN LĐ 175 4,7 204 5,4 230 5,9 116,57 112,7 63,92 4. Một số chỉ tiêu bình quân