Nhận xét về tình hình phát triển sản xuất rượu thóc của hộ nông dân

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rượu thóc tại xã Lăng Can, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang. (Trang 61)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.4. Nhận xét về tình hình phát triển sản xuất rượu thóc của hộ nông dân

Từ khảo sát đến kết quả phân tích, nhận xét về hiệu quả sản xuất rượu thóc, về kết quả và hạn chế của hộ nông dân trên địa bàn xã Lăng Can như sau:

Ưu điểm:

- Những năm gần đây, việc sản xuất rượu được người dân trú trọng và sản xuất với số là cao so với nhưng năm về trước, rượu thóc đã dần trở thành một mặt hàng cũng như là một sản phẩm đặc trưng của địa bàn nơi đây, không còn là sản xuất mang tính tự cung tự cấp nữa, các công cụ sản xuất được đầu tư nhiều hơn, một số hộ dân đã đầu tư khá lớn có tính chuyên môn cao, tiến tới, đưa ngành sản xuất rượu là nghề chính.

- Sản xuất rượu thóc cũng tác động tích cực đến các ngành nghề khác, điển hình là bỗng rượu đóng góp 1 phần không nhỏ vào hiệu qua chăn nuôi lợn, làm ủ ấm cho gà...

- Hiện tại rượu thóc là nghề phụ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, những lít rượu được sản xuất chủ yếu vào thơi gian nông nhàn, một phần nào đó sản xuất rượu cũng đã góp phần giải quyết vấn đề về lao động, tăng thu nhập cho người dân, giải quyết công ăn việc làm, từng bước thực hiện xóa đói giảm nghèo và tiến tới làm giàu tự việc sản xuất rượu thóc.

- Có nhiều tiến bộ về mặt giao lưu buôn bán hàng hóa, trong đó có rượu thóc tại địa bàn xã trong nhưng năm gần đây, do huyện vừa mới hành lập và xã đang là trung tâm của huyện nên được sự quan tâm của nhà nước, các cấp chính quyền về vẫn đề làm giàu, hiện đang có các dự án quảng bá rượu thóc Lâm Bình, nên người dân được quan tâm nhiều hơn, vì vậy năng suất cũng như chất lượng rượu được cải thiện rõ rệt.

Hạn chế:

- Nhiều hộ nông dân chưa thực sự sản xuất hiệu quả, vẫn chỉ sản xuất mang tính nhỏ lẻ, chưa tính toán đâu vào đầu ra, dẫn đến một số hộ sản xuất rượu thóc chỉ hòa vốn nếu tính cả công lao động, nhìn chung hiệu quả sản xuất chưa tốt.

- Mức độ đầu tư vốn thấp, chưa có quy mô lớn, chưa thực sự được chính quyền quan tâm về vốn và phương pháp sản xuất làm sao cho hiệu quả cao.

- Về tiêu thụ rượu thóc là chưa ổn định, chưa có kế hoạch tiêu thụ sản phẩm lâu dài trên địa bàn xã. Chỉ có một số ít hộ sản xuất có đầu ra ở Tỉnh hoặc các tỉnh lân cận, nhưng chưa thực sự là hệ thống tiêu thụ thường xuyên, mặt khác chưa có hệ thống thông tin từ tỉnh đến huyện nên việc cập nhật thông tin về thị trường giá thành rượu không được nhanh và kịp thời.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rượu thóc tại xã Lăng Can, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang. (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)