Thuận lợi

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rượu thóc tại xã Lăng Can, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang. (Trang 49)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.1.3.1. Thuận lợi

- Xã Lăng Can được xác định là trung tâm huyện Lâm Bình nên trong tương lai, sự phát triển kinh tế của xã sẽ gắn liền với sự phát triển của huyện. Đây là nguồn động lực chính thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của xã.

- Đất đai trên địa bàn xã thuộc loại đất màu đồi, địa hình núi cao. Phần lớn diện tích đất là Rừng đầu nguồn phong hộ xen lẫn vào đó là ruộng lúa, cây lạc, cây ngô, cây chè, còn lại là trồng cây ngắn ngày khác.

- Nguồn lao động dồi dào, cần cù sáng tạo, nhận thức về pháp luật, về tiến bộ khoa học kỹ thuật của người dân đã được nâng lên thông qua các chương trình đào tạo tập huấn. Thực hiện Nghị định 121/CP và Nghị định 114/CP của Chính phủ, cán bộ xã đã được kiện toàn, sắp xếp phù hợp với năng lực trình độ chuyên môn.

- Có sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng và Nhà Nước, sự nỗ lực của nhân dân trong xã vì mục tiêu chung, “xây dựng nông thôn mới” và “ nông nghiệp hóa nông thôn”.

3.1.3.2. Khó khăn

- Xuất phát điểm xây dựng nông thôn mới về kinh tế và hạ tầng kinh tế - xã hội còn rất thấp so với các xã khác của huyện.

- Khả năng khai thác đất đai, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp chủ yếu độc canh cây lúa, chưa quy hoạch vùng sản xuất, hàng hóa tập trung, giá trị sản phẩm nông sản/ha còn thấp so với tiềm năng; giao thông nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, vật liệu xây dựng như cát sỏi...

- Lao động chưa được đào tạo nghề, lao động chủ yếu là thủ công năng suất thấp, giá thành sản phẩm cao và chưa sản xuất theo tiêu chuẩn sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường.

- Các thôn chưa có nhà văn hóa, có khu thể thao thôn. Cơ sở vật chất của trường học các cấp chưa đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.

- Đa số dân cư sống phụ thuộc ỷ vào Nhà nước quá nhiều, trình độ dân trí thấp, còn thiếu vốn trong sản xuất quá nhiều, dân cư thưa thớt phân bố không đồng đều.

3.2. Thực trạng, tình hình sản xuất Rượu thóc tại xã Lăng Can.

Bảng 3.4: Số hộ tham gia sản xuất rượu và tổng số lít rượu được sản xuất ra tại xã Lăng Can những năm gần đây Stt Thôn Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số Hộ Hộ tham gia Rượu sản xuất được ( lít) Số Hộ Hộ tham gia Rượu sản xuất được ( lít) Số Hộ Hộ tham gia Rượu sản xuất được ( lít) 1 Phai Che B 105 20 20.000 110 21 23.415 114 21 23.331 2 Phai Che A 64 5 5.000 67 5 5.575 68 7 7.154 3 Bản Kè B 56 20 20.000 55 21 23.730 59 24 28.920 4 Bản Kè A 64 22 22.000 70 22 23.100 73 26 25.305 5 Khau Quang 68 15 15.000 69 15 15.300 74 15 15.435 6 Nà Khà 114 17 17.000 127 15 15.345 140 16 16.464 7 Làng Chùa 88 17 17.850 87 17 17.510 91 17 17.493 8 Đon Bả 122 19 19.095 120 20 20.420 125 21 21.609 9 Nặm Đíp 124 20 20.140 119 19 19.589 133 19 19.171 10 Nặm Chá 112 13 13.130 102 15 15.255 123 15 15.435 11 Bản Khiển 102 12 13.344 104 19 19.285 107 23 11.707 12 Nà Mèn 79 20 20.180 82 24 24.240 87 21 21.000 Tổng 1.098 129 202.739 1.112 213 222.764 1194 225 223.024

Những năm gần đây Xã, Huyện có các dự án quảng bá thương hiệu rượu thóc Lâm Bình, được sự quan tâm của các cơ quan chức năng nên rượu là mặt hàng được người dân chú tâm sản xuất, tiến tới làm giàu, Từ Năm 2011 tổng số lít rượu được người dân sản xuất là 202.739 (lít) đến năm 2013 con số này lên đến 223.024(lít) (cụ thể tăng 20.285 (lít)).

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rượu thóc tại xã Lăng Can, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang. (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)