3. Ý nghĩa của đề tài
1.4.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rượu ở Việt Nam
Sơ lược sự phát triển ngành rượu Việt Nam:
Cũng giống như các quốc gia khác trên thế giới, người Việt Nam đã biết nấu rượu và uống rượu từ thời rất xa xưa. Đối với người Việt Nam rượu là một dạng đồ uống và còn là một vị thuốc chữa bệnh ( rượu ngâm, rượu thuốc).
Nguyên liệu nấu rượu tại Việt Nam thường là gạo, thóc, ngô, sắn và bánh men thuốc bắc cổ truyền. Ở một số vùng núi còn sử dụng các loại men lá cây. Với công nghệ thủ công truyền thống, chúng ta cũng đã có một số sản phẩm rượu nổi tiếng như rượu làng Vân, Bàu Đá, Kim Sơn, rượu Cần...
Triển vọng đối với ngành rượu của Việt Nam là khá sáng sủa, có tốc độ tăng trưởng nhanh. Sản xuất rượu công nghiệp từ chỗ chỉ có nhà máy rượu Hà Nội và nhà máy rượu Bình Tây cách đây 100 năm, thì nay có 63 cơ sở sản xuất. Sản lượng rượu công nghiệp năm 1988 ước tính là 95 triệu lít/năm ( theo niên giám thống kê năm 1988). Song phải kể đến lượng rượu dân tự nấu rất lớn, có tới 200 triệu lít/ năm.[1]
Bảng 1.3. Doanh thu và doanh số các loại đồ uống có cồn tại Việt Nam
(Nguồn:Phạm Xuân Đà,Nghiên cứu tình hình sản xuất rượu ở Việt Nam) Các cơ sở sản xuất rượu:
Các cơ sở sản xuất rượu chủ yếu ở Việt Nam bao gồm: các công ty rượu quốc doanh, các doanh nghiệp rượu có vốn đầu tư nước ngoài, các cơ sở tư nhân và cổ phần, rượu ngoại nhập, rượu do dân tự nấu...
Nước ta hiện nay có 28 đơn vị sản xuất rượu quốc doanh nhưng do công nghệ thiết bị lạc hậu, không được đầu tư nâng cấp nên sản lượng hàng năm chỉ đạt khoảng 50 – 60 % công suất thiết kế. Chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp này chỉ đạt mức trung bình và sản xuất theo thời vụ, chủ yếu vào dịp tết.[1]
Trong tổng số 63 cơ sở sản xuất rượu công nghiệp trên cả nước, có 8 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Số vốn đầu tư của 8 doanh nghiệp này gấp 7 lần 28 doanh nghiệp quốc doanh trong nước và gấp 51 lần các doanh nghiệp tư nhân và cổ phần công. Theo thống kê số liệu năm 1998, cả nước có 2 doanh nghiệp sản xuất rượu có 100% vốn nước ngoài là:
Rượu sake – công ty thực phẩm Huế ( công suất thiết kế 0.5 triệu lít/năm, vốn đầu tư 64.4 tỷ đồng) và rượu Champargnen – Maxcova ( công suất thiết kế
Năm
Doanh thu 2010 2011 2012
Doanh thu đồ uống có cồn
( triệu đồng ) 33.234.049 40.460.583 52.030.494 Doanh thu đồ uống có cồn
3.75 triệu lít/năm, vốn đầu tư 128.9 tỷ đồng). Tổng công suất của 6 doanh nghiệp liên doanh còn lại là 17.168 triệu lít/năm, vốn đầu tư là 355.081 tỷ đồng.
Số liệu thống kê của Bộ công nghiệp cho thấy, cả nước ta có 27 cơ sở tư nhân và cổ phần tham gia sản xuất rượu. Hầu hết các cơ sở đều nhỏ hơn 1 triệu lít/năm, tổng công suất đạt 4.55 triệu lít/năm, tổng vốn đầu tư gần 7 tỷ đồng. Các cơ sở này chủ yếu hoạt động theo thời vụ, đặc biệt vào dịp tết nguyên đán.[1]
Ngoài cơ sở sản xuất rượu công nghiệp trên phải kể đến các cơ sở sản xuất rượu thủ công do dân tự nấu ở làng nghề hoặc hộ gia đình. Rượu do dân tự nấu có sản lượng thực tế lớn nhất, chiếm tới 91.7% lượng rượu tiêu thụ trên toàn quốc, tổng sản lượng ước tính khoảng 250 triệu lít/năm.[1]
Bảng 1.4: Hiện trạng đầu tư vào ngành công nghiệp rượu ở Việt Nam TT Loại hình doanh nghiệp Số đơn vị Vốn đầu tư ( triệu đồng) Nộp ngân sách ( tỷ đồng)
1 Rượu quốc doanh (
TW và địa phương) 28 1.802 22.115 2 DN có vốn đầu tư nước ngoài 8 3.550 11.460 3 DN tư nhân và cổ phần 27 6.952 25.000 4 Dân tự nấu - - 231.505
(Nguồn: Dự án quy hoạch tổng thể phát triển ngành Rượu – Bia – Nước giải khát và Bao bì Việt Nam đến năm 2020, Hà Nội 1999)
CHƯƠNG 2