Áp dụng thích hợp với các DN có quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất phức tạp, kiểu liên tục, sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn chế biến khác nhau. Nửa thành phẩm (NTP) giai đoạn trước lại là đối tượng chế biến tiếp tục ở giai đoạn sau.
Đối với các DN này thì đối tượng tính giá thành thành phẩm ở bước cuối cùng hoặc là NTP của từng giai đoạn và thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng. Chính vì sự khác nhau như vậy nên phương pháp tính giá thành phân bước được chia thành hai loại: Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành NTP và phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành NTP.
Nội dung phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành NTP (Nửa thành phẩm)
Theo phương pháp hoạch toán phải căn cứ vào CPSX đã tập hợp được theo từng giai đoạn sản xuất, lần lượt tính tổng giá thành và giá thành đơn vị NTP ở giai đoạn sản xuất trước và kết chuyển sang giai đoạn sản xuất sau một cách tuần tự để tính tiếp tổng giá thành và giá thành đơn vị của thành phẩm ở giai đoạn công nghệ cuối cùng:
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tính giá thành phân bước có tính giá thành NTP
Giai đoạn I Giai đoạn II ... Giai đoạn n
SVTH: Mai Thị Lộc – MSSV: 11021303 Trang: 16 Chi phí NVL chính (bỏ vào 1 lần từđầu) Giá thành NTP gđ 1 chuyển sang Chi phí SX khác ở giai đoạn I Chi phí SX khác ở giai đoạn II Tổng Z và z đơn vị NTP giai đoạn I Tổng Z và z đơn vị NTP giai đoạn II Giá thành NTP gđ thứ (n-1) chuyển sang Chi phí SX khác ở giai đoạn thứ n Tổng Z và z đơn vị NTP giai đoạn thứ n + + +
Theo sơ đồ trên thì trình tự tính giá thành của NTP tự chế ở các giai đoạn và thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng được thực hiện như sau:
- Trước hết căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được ở giai đoạn 1 để tính ra giá thành của NTP tự chế ở giai đoạn 1 theo công thức sau:
Z1 = Dđk + C1 – Dck => z1 = Z1/S1
Trong đó: Z1 :Tổng giá thành NTP ở giai đoạn chế biến số 1 C1: Tổng chi phí đã tập hợp được ở giai đoạn chế biến 1 Dđk v à Dck : là SPDD đầu kỳ và cuối kỳ giai đoạn chế biến 1 S1: Sản lượng NTP ở giai đoạn 1
Nửa thành phẩm ở giai đoạn 1 sau khi chế biến xong có thể nhập kho NTP, xuất bán ngay hoặc chuyển sang chế biến tiếp theo ở giai đoạn 2
Sơ đồ 2.3. Sơ đồ hạch toán nửa thành phẩm chi tiết của giai đoạn 1
TK 154 gđ1
TK 155 (1)
TK 632 (2)
(1) Nếu nhập kho NTP (2) Nếu xuất NTP bán thẳng
(3) Nếu chuyển sang chế biến ở giai đoạn 2
Căn cứ vào giá thành thực tế NTP tự chế ở giai đoạn 1 chuyển sang và các chi phí khác tập hợp ở giai đoạn 2 để tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị của NTP tự chế ở giai đoạn 2 theo công thức sau:
Z2 = Z1 + D đk2 + C2 - Dck2
z2 =Z2/ S2
Tương tự như thế ta tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị của thành phẩm ở giai đoạn công nghệ chế biến cuối cùng (giai đoạn thứ n) theo công thức:
Ztp = Zn-1 + Dđkn + Cn - Dckn
ztp = Z tp / Stp
Phương pháp này chỉ thích hợp áp dụng ở những DN có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục, quá trình chế biến sản phẩm trải qua nhiều giai đoạn chế biến liên tiếp theo một quy trình nhất định, tổ chức sản xuất nhiều và ổn định, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục, đối tượng kế toán tập hợp CPSX là từng giai đoạn công nghệ, đối tượng tính giá thành là NTP và thành phẩm ở giai đoạn công nghệ cuối cùng, kỳ tính giá thành là hàng tháng, hàng quý phù hợp với các kỳ báo cáo.
- Ưu điểm: giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp biết được hiệu quả dinh doanh qua từng giai đoạn chế biến sản phẩm.
- Nhược điểm: Công việc tính toán nhiều, nên chỉ thích hợp với các DN có đội ngũ kế toán đồng đều, điều kiện trang bị các phương tiện tính toán tốt.
+ Nội dung phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành NTP
Theo phương pháp này, việc tính giá thành được thực hiện tuần tự theo các bước sau:
Trước hết kế toán căn cứ vào số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ theo từng giai đoạn công nghệ sản xuất, tính toán phần chi phí của từng giai đoạn công nghệ đó nằm trong giá thành của thành phẩm, theo từng khoản mục chi phí.
Chi phí sản xuất của từng giai đoạn công nghệ nằm trong giá thành của thành phẩm đã tính.
Tính giá thành theo phương pháp tỷ lệ
Điều kiện áp dụng: thích hợp với những DN mà trong một quy trình công nghệ SX, kế quả SX thu được là nhóm sản phẩm cùng loại với quy cách, kích cỡ và phẩm cấp khác nhau.
Đối tượng tập hợp CPSX là từng nhóm sản phẩm. Đối tượng tính giá thành là từng quy cách sản phẩm trong nhóm sản phẩm đó.
Để tính được giá thành trước hết phải chọn tiêu chuẩn phân bổ giá thành có thể là giá thành kế hoạch hay giá thành định mức của sản phẩm tính theo sản lượng thực tế, sau đó tính ra tỷ lệ giá thành của từng nhóm sản phẩm.
Trong đó: - C: là chi phí sản xuất chi ra trong kỳ
- Dđk và Dck: lần lượt là trị giá SPDD đầu kỳ và cuối kỳ
Sau đó lấy giá thành kế hoạch (hay giá thành định mức) tính theo sản lượng thực tế nhân với tỷ lệ giá thành ta được giá thành từng loại quy cách, kích cỡ.
Tổng giá thành từng quy cách =
Tiêu chuẩn phân bổ từng quy cách X
Tỷ lệ tính giá thành
Tính giá thành theo phương pháp hệ số tương đương
Phương pháp này áp dụng cho doanh nghiệp có cùng một quy trình công nghệ sản xuất, cùng sử dụng một loại nguyên liệu đầu vào nhưng cho ra nhiều sản phẩm khác nhau, chẳng hạn như công nghiệp hóa dầu, hóa chất, trong nông nghiệp như chăn nuôi bò sữa, nuôi ong…cho nhiều sản phẩm cùng một thời gian.
Theo phương pháp này, ta lấy một loại sản phẩm nào đó làm sản phẩm tiêu chuẩn và cho hệ số bằng 1, các sản phẩm khác được quy đổi ứng với hệ số tương đương theo sản phẩm tiêu chuẩn.