Y TẾ THANH HÓA
3.1.3.2 Cơ cấu phòng kế toán
Phòng kế toán tại công ty có nhiệm vụ tổ chức hoạch toán kế toán, theo dõi phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tổng hợp và lập báo cáo kế toán toàn công ty. Tất cả các phần hành kế toán được đặt dưới sự chỉ đạo chuyên môn trực tiếp của Kế toán trưởng và sự quản lý chặt chẽ của lãnh đạo công ty. Phòng kế toán của đơn vị gồm 10 người:
Kế toán truởng : 1 người Kế toán tổng hợp : 1 người Kế toán thanh toán vốn bằng tiền, tạm ứng : 1 người Kế toán hàng tồn kho, TSCĐ : 3 người Kế toán thanh toán công nợ : 2 người Kế toán tiền lương và trích theo lương : 1 người
Thủ quỹ : 1 người
Sơ đồ 3.4. Sơ đồ tổ chức kế toán tại công ty
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Kế toán thanh Kế toán hàng
tồn kho, Kế toán thanh
Kế toán tiền Phó phòng
* Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán:
Kế toán trưởng: Có trách nhiệm bao quát hoạt động kế toán của toàn công ty, điều hành mọi công việc của phòng kế toán, ký duyệt chứng từ, báo cáo trước khi trình giám đốc, tổ chức bộ máy kế toán đảm bảo hoạt động có hiệu quả. Tham mưu cho Giám đốc trong việc quản lý quá trình sản xuất kinh doanh.
Phó phòng – Kế toán tổng hợp: Tính toán và tổng hợp toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp dựa trên các chứng từ gốc mà các bộ phận kế toán khác chuyển đến theo yêu cầu của công tác tài chính kế toán. Tập hợp các số liệu từ kế toán chi tiết tiến hành hoạch toán tổng hợp, kiểm tra tổng hợp các báo cáo của các phân xưởng , lập các báo biểu kế toán, thống kê, tổng hợp theo quy định của nhà nước và của Công ty.
Kế toán thanh toán vốn bằng tiền, tạm ứng: Theo dõi, phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời các nghiệp vụ liên quan đến số tiền hiện có, sự biến động tăng giảm dựa trên các chứng từ. Lập các phiếu thu chi tiền mặt, trên cơ sở đó mở sổ theo dõi các khoản thu, chi bằng tiền phát sinh hàng ngày, đồng thời lập sổ sách kế toán tạm ứng chi tiết cho từng đối tượng.
Kế toán hàng tồn kho, TSCĐ: Có trách nhiệm theo dõi chi tiết tình hình nhập xuất tồn kho, phản ánh kịp thời tình hình biến động trong kỳ và tính toán phân bổ chính xác. Tập hợp chi phí và tính giá thành. Thực hiện việc phân loại đánh giá từng loại vật tư, CDCC, nguyên vật liệu, hàng hoá, thành phẩm phù hợp với các nguyên
tắc chuẩn mực kế toán đã quy định và yêu cầu của quản trị công ty.
Ghi chép phản ánh chính xác đầy đủ kịp thời về số lượng và giá của tài sản cố định hiện có, tình hình tăng, giảm tài sản cố định của công, giám sát chặt chẽ việc đầu tư mua sắm bảo quản và sử dụng tài sản cố định ở công ty. Phản ánh kịp thời chính xác giá trị hao mòn của tài sản cố định trong quá trình sử dụng. Tính toán phân bổ chính xác số khấu hao tài sản cố định vào chi phí sản xuất của các bộ phận sử dụng tài sản cố định.
KT thanh toán công nợ: là người chịu trách nhiệm theo dõi các khoản nợ của công ty, các khoản phải thu đối với khách hàng và các khoản phải trả đối với người bán,ngân hàng….
Kế toán tiền lương và trích theo lương: Tính toán và phân bổ một cách hợp lý, chính xác, thanh toán kịp thời các khoản tiền lương cho người lao động. Tính và trích các khoản bảo hiểm nộp theo lương, cung cấp thông tin về lao động tiền lương cho các nhà quản lý.
Thủ quỹ: là người giữ và bảo quản tiền mặt của Công ty, căn cứ vào chứng từ thu– chi của Kế toán thanh toán chuyển qua để thi hành.