7.1. Chuẩn bị vật bám
Vật bám được làm bằng nhiều nguyên liệu như tấm nilon, vỏ điệp, vỏ hàu. Và Vật bám được sử dụng tốt nhất là vỏ lồi của hàu thương phẩm.
Bước 1: Chuẩn bị vỏ hàu, dây cước hoặc dây sắt để xâu vỏ hàu Bước 2: Vỏ được vệ sinh sạch sẽ
Bước 3: Xâu dây vào vỏ hàu
Bước 4: Vỏ hàu được xâu lại thành chuỗi. Khoảng cách mỗi vỏ khoảng 10cm
Hình 4.3.120: Dây vỏ hàu được xâu thành chuỗi
7.2. Thu ấu trùng
Khi ấu trùng nở được khoảng 20 ngày thì ta bắt đầu thả vật bám vào trong bể để thu ấu trùng.
Bước 1: Tập trung các xâu vật bám
Bước 2: Đưa vật bám vào bể
Khoảng cách giữa các dây bám 15-20cm
Hình 4.3.121: Các dây vật bám được treo trong bể
Hình 4.3.122: Các ấu trùng hàu bám vào vật bám 7.3. Xác định số lượng ấu trùng
Xác định số lượng ấu trùng = Mật độ ấu trùng trung bình bám trên vật bám x Số vật bám thu được
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi:
Nhận biết được các loài tảo được ấu trùng sử dụng
2. Bài tập thực hành
Bài thực hành số 4.3.1: Chăm sóc và quản lý ấu trùng cấp 1 và phương pháp thực hiện.
Bài tập 4.3.2: Bố trí hệ thống lọc nước lọc xuôi cho trại sản xuất giống.
C. Ghi nhớ
- Yếu tố nhiệt độ hàu sinh trưởng và phát triển là 25-280C - Yếu tố độ mặn cho hàu sinh trưởng và phát triển là 23-26‰
- Thức ăn cho ấu trùng hàu là các loại tảo Chaetoceros calcitrans (khuê tảo); Isochrysis galbana (tảo roi bám); Nanochloropsis occullatai (tảo lục);
Tetraselmis chuii (tảo lục)
- Sau khi ấu trùng nở được 20 ngày thì bắt đầu thả vật bám để thu ấu trùng.
Bài 4: Ương giống cấp 2 Mã bài: MĐ 04-04 Mục tiêu:
- Chọn được nơi ương giống cấp 2;
- Chăm sóc và quản lý tốt để ấu trùng hàu đạt tỷ lệ sống cao;
A. Nội dung