2.1. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị - Máy bơm nước
- Ống dẫn nước - Máy sục khí - Ống dẫn khí
2.2. Xử lý nguồn nước
Hình 4.3.49: Quy trình xử lý nước bằng thuốc tím và Chlorine Bơm nước biển vào bể chứa
Xử lý thuốc tím
Nồng độ KMnO4 = 10 - 15ppm; sục khí 30 phút; để lắng 24 giờ
Bơm nước vào bể chứa khác
Xử lý Chlorine
Nồng độ Ca(ClO)2 = 25-30ppm; sục khí 30 phút; để yên 24 giờ; sục khí mạnh
Khử Clo dư bằng Thiosulfat Natri
Tỷ lệ: 7mg Na2S2O3.5H2O / 1mg Cl dư hoặc 1g Na2S2O3.5H2O / 1g Chlorin xử lý
Lọc cơ học trong bể lọc Xử lý EDTA nồng độ 5-10ppm
Bước 1
Nguồn nước biển được lấy vào dựa theo thủy triều hoặc bơm trực tiếp. Nước biển được đưa vào bể lắng có thể tích 1000m3 và được để lắng tự nhiên trong vòng 24 giờ.
Hình 4.3.50: Bơm nước vào bể lắng
Bước 2: Xử lý bằng thuốc tím (KMnO4) Xử lý nước bằng thuốc tím nhằm:
Oxy hóa sắt (Fe và các kim loại nặng) hòa tan trong nước thành dạng kết tủa ở đáy bể; lắng tụ các chất lơ lửng xuống đáy bể.
Tùy thuộc vào độ trong của nước. Nước trong, nồng độ sử dụng là 0,5- 1ppm. Nước đục, sử dụng nồng độ cao hơn.
Tùy thuộc vào hàm lượng Fe hòa tan trong nước. Tỷ lệ: 1g thuốc tím kết tủa được 1g Fe.
Tính lượng thuốc tím cần dùng
Lượng thuốc tím cần dùng = Nồng độ thuốc tím xử lý x Thể tích nước cần xử lý
Ví dụ 1: Lượng nước cần xử lý là 10m3. Nồng độ thuốc tím dự kiến xử lý là 2ppm. Lượng thuốc tím cần dùng được tính như sau:
Chuyển đổi 2ppm = 2g/m3, nghĩa là 1m3
nước cần xử lý 2g thuốc tím. Lượng nước cần xử lý là 10m3
.
Vậy lượng thuốc tím cần dùng là: 2g/m3 x 10m3 = 20g.
Ví dụ 2: Lượng nước cần xử lý là 10m3. Nồng độ Fe hòa tan trong nước là 1,5mg/l. Lượng thuốc tím cần dùng được tính như sau:
Chuyển đổi 1,5mg/l = 1,5g/m3, nghĩa là 1m3
nước chứa 1,5g Fe. Lượng nước cần xử lý là 10m3
.
Lượng Fe hòa tan trong nước là 1,5g/m3
Với tỷ lệ 1g thuốc tím kết tủa được 1g Fe, lượng thuốc tím cần dùng là 15g.
Thực tế, lượng thuốc tím này không làm kết tủa hết lượng Fe hòa tan do phải tiêu tốn cho oxy hóa các vật chất khác trong nước (chất lơ lửng, H2S…).
Cách quy đổi đơn vị tính
Trong nuôi trồng thủy sản, các đơn vị để tính khối lượng thường là ki- lô-gam (kg), gam (g), mi-li-gam (mg) với
1kg = 1.000g 1g = 1.000mg Đơn vị tính thể tích là mét khối (m3 ), lít (l), mi-li-lít (ml) 1m3 = 1.000l 1l = 1.000ml Đơn vị tính nồng độ là phần trăm (%), phần ngàn (‰ = ppt = g/l), phần triệu (ppm = g/m3 = mg/l).
- Cân lượng thuốc tím cần dùng bằng cân có độ chính xác 1g. - Pha lượng thuốc tím cần
dùng bằng 1-2 lít nước ngọt. Khuấy để thuốc tím hòa tan hoàn toàn.
- Tạt thuốc tím vào bể lúc đang bơm nước hoặc sau khi bơm nước.
Nước trong bể chuyển màu tím.
- Đặt 2-3 dây sục khí vào bể và sục khí 15-30 phút nếu tạt thuốc tím sau khi bơm nước để phân tán thuốc tím đều khắp bể.
Hình 4.3.51: Dung dịch thuốc tím
- Tắt sục khí và để lắng 24 giờ. - Nếu lượng thuốc tím vừa đủ, đến 24 giờ, nước trắng trở lại và trong.
- Nếu chưa đủ lượng, chưa đến 24 giờ, nước trong bể chuyển trắng lại nhưng còn đục.
Nếu thừa thuốc tím, sau 24 giờ, nước vẫn còn màu tím và trong. Cần chờ thêm một thời gian để nước trắng lại.
Bước 3. Bơm nước sang bể khác
Bơm nước sang bể khác bằng máy bơm. Chừa lại phần lắng tụ ở đáy bể.
Hình 4.3.53: Bơm nước sang bể khác Bước 4. Xử lý Chlorine
Xử lý nước bằng Chlorine nhằm sát trùng, diệt mầm bệnh trong nước. - Tính lượng Chlorine cần dùng
Lượng Chlorine cần dùng = Nồng độ Chlorine xử lý x Thể tích nước cần xử lý
Nồng độ Chlorine cần dùng là 25-30ppm. Có thể sử dụng nồng độ cao hơn khi:
- Môi trường: Khu vực đang phát sinh bệnh, nguồn nước bị ô nhiễm. - Thời tiết: Trời nắng nóng, nhiệt độ cao.
- Tình trạng bể xử lý: Bể đặt bên ngoài, không có mái che.
Ví dụ: Lượng nước cần xử lý là 10m3. Nồng độ Chlorine xử lý là 30ppm. Lượng Chlorine cần dùng được tính như sau:
Chuyển đổi 30ppm = 30g/m3, nghĩa là 1m3
nước cần xử lý 30g Chlorine. Lượng nước cần xử lý là 10m3
.
Vậy lượng Chlorine cần dùng là: 30g/m3 x 10m3 = 300g. - Cân lượng Chlorine cần dùng.
- Hòa tan Chlorine trong nước ngọt. - Tạt đều dung dịch Chlorine khắp bể.
- Mở 2-3 dây sục khí khoảng 15-30 phút để phân tán Chlorine đều khắp bể.
- Tắt sục khí, để yên 24 giờ.
Chất sát trùng Chlorine Ca(OCl)2
- Chlorine - Hypoclorit Canxi - là chất bột màu trắng, mùi hăng, dễ tan trong nước và sinh ra các thành phần có tính sát trùng mạnh như HOCl, OCl-, Cl-.
- Bảo quản không tốt, Chlorine dễ bị ánh sáng, nhiệt độ cao phá hủy, dễ hút ẩm, vón
cục làm suy giảm chất lượng. Hình 4.3.54: Bột Chlorine - Hiệu quả sát trùng của Chlorine giảm ở môi trường kiềm (pH > 7). - Chỉ nên sử dụng nước xử lý Chlorine sau khi đã khử dư lượng clo. - Không sử dụng Chlorine trong bể đang nuôi ấu trùng
- Hòa tan Chlorine trong xô nước (không sử dụng trực tiếp) rồi tạt đều khắp bể.
- Mang khẩu trang, mắt kính, áo quần bảo hộ, không tiếp xúc trực tiếp khi làm việc với Chlorine.
Chlorine có thể làm mục áo quần, gây bỏng da. Phải rửa nước sạch nhiều lần ở vị trí cơ thể tiếp xúc với Chlorine.
Bước 5: Khử Clo dư
Các thành phần HOCl, OCl-, Cl- tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh trong nước. Tuy nhiên, sau quá trình xử lý, lượng dư của chúng tồn lưu trong nước gọi là dư lượng clo sẽ gây hại cho ấu trùng hàu Thái Bình Dương khi đưa nước vào bể ương.
Dư lượng Clo sẽ phân hủy khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, ánh sáng mạnh hoặc sục khí mạnh.
Hình 4.3.55: Lọ đựng Thiosunfat Natri Cách 1. Khử Clo dư theo lượng Chlorine xử lý
Tỷ lệ: 1g Na2S2O3.5H2O khử 1g Chlorine xử lý ban đầu. Lượng Thiosulfat Natri cần = Lượng Chlorine xử lý ban đầu Ví dụ: Trong ví dụ ở Bước 4, lượng Chlorine cần dùng là 300g. Vậy lượng Thiosulfat Natri dùng để khử Clo dư là 300g.
Cách 2. Khử dư lượng Clo theo lượng Clo dư Tỷ lệ: 7mg Na2S2O3.5H2O khử 1mg Clo dư Xác định nồng độ clo dư trong nước bằng test Clo Thứ 1: Lấy mẫu thử không:
Cho nước mẫu vào ống nhựa 1 đến mức 5ml để làm ống mẫu trắng.
Thứ 2: Đặt ống mẫu trắng vào lỗ tròn bên trái ở mặt trên của hộp so màu
Hình 4.3.57: Đặt ống mẫu vào hộp so màu Thứ 3: Lấy mẫu thử thật
- Cho nước mẫu vào ống nhựa 2 đến mức 5ml.
- Cho toàn bộ lượng bột trong 1 gói thuốc thử vào ống mẫu 2.
- Xoay ống mẫu 2 khoảng 1 phút để trộn đều thuốc thử.
Hình 4.3.58: Cho thuốc thử vào lọ 2 Thứ 4: So màu:
Đặt ống mẫu thứ 2 vào lỗ tròn bên phải ở mặt trên của hộp so màu.
- Đặt mặt lưng (mặt không có cửa sổ đọc số) của hộp so màu đến trước nguồn sáng tự nhiên hay đèn.
- Nhìn vào 2 cửa sổ so màu mẫu nước ở mặt trước của hộp so màu.
Hình 4.3.60: Đưa mẫu lên ánh sáng Thứ 5: Đọc kết quả
- Xoay đĩa màu cho đến khi màu của 2 mẫu nước ở 2 cửa sổ so màu trùng nhau.
- Đọc số chỉ nồng độ Clo dư (mg/l) ở cửa sổ đọc số của hộp so màu.
Hình 4.3.61: Bộ test Clo Xác định lượng Clo dư trong nước
Lượng Clo dư = Nồng độ Clo dư x Thể tích nước chứa Clo dư
Giả sử, nồng độ Clo dư trong nước là 0,8mg/l nghĩa là 1l nước trong bể có 0,8mg Clo dư hay 1m3nước trong bể có 0,8g Clo dư (0,8g/m3
). Bể chứa 10m3nước, lượng Clo dư trong bể là:
0,8g/m3 x 10m3 = 8g
Tính lượng Thiosulfat Natri vừa đủ để khử hết lượng Clo dư trong bể Lượng Thiosulfat Natri = Lượng Clo dư x 7
Theo tỷ lệ: 7g Na2S2O3.5H2O khử 1g Clo dư, với lượng Clo dư trong bể là 8g, lượng Thiosulfat Natri vừa đủ để khử hết lượng Clo dư là
Cân lượng Thiosulfat Natri cần dùng.
- Hòa tan Thiosulfat Natri vào 1-2 lít nước ngọt, khuấy cho tan đều. - Tạt dung dịch Thiosulfat Natrivào bể chứa nước để khử dư lượng Clo. - Mở sục khí 15-30 phút để Thiosulfat Natri phân tán đều khắp bể. - Bơm nước sang bể lọc sau vài giờ.
Bước 6: Lọc cơ học
- Gồm có bể lọc trước bể chứa (thể tích khoảng 2m3, cao 1,2 – 1,5m) và bể lọc trong bể chứa (thể tích khoảng 0,5m3, cao khoảng 0,5m).
- Các thành phần vật liệu trong bể lọc được sắp xếp theo thức tự (từ 1 đến 5) từ dưới lên như sau:
5. Lớp lưới ruồi nilon
4. Tầng đá san hô lớn (kích thước khoảng 5 – 20cm), dày khoảng 15cm
3. Tầng đá san hô nhỏ (kích thước khoảng 1 – 2cm), dày khoảng 20cm
2. Tầng cát xây, dày khoảng 10cm. 1. Tầng cát mịn, dày khoảng 30 – 40cm Giữa các tầng nên lót một lớp ruồi nilon Hình 4.3.62: Bể lọc nước Bước 7: Xử lý EDTA
- Xử lý EDTA nhằm để kết tủa các kim loại nặng hòa tan trong nước, giúp ấu trùng hàu và hàu giống chịu đựng tốt hơn với môi trường nước trong bể.
- Nồng độ xử lý là 5-10ppm tùy theo chất lượng nguồn nước cấp. Nếu vào thời điểm lấy nước, nguồn nước bên ngoài bị ô nhiễm do tiếp nhận nước thải công nghiệp hoặc nước nhiễm phèn thì sử dụng EDTA với
nồng độ cao. Hình 4.3.63: Bột EDTA
- Cách tính lượng EDTA tương tự như cách tính thuốc tím, Chlorine. - Cách đưa EDTA vào bể tương tự như với Thiosulfat Natri.
- Có thể xử lý EDTA ở trong từng bể ương, nuôi với nồng độ như trên. Bước 8: Bơm nước vào bể ương nuôi
Nước sau khi bơm vào bể cũng cần tiến hành kiểm tra lại chất lượng môi trường nước
Hình 4.3.64: Nước được cấp vào bể và được kiểm tra môi trường
2.3. Bố trí hệ thống sục khí Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu
Hệ thống sục khí là một phần quan trọng và cần thiết cho trại sản hàu giống. Hệ thống sục khí bao gồm: máy thổi khí, hệ thống ống dẫn, đá bọt…..
Bước 2: Lắp đặt hệ thống sục khí chính
Bảng 4.3.1: Các hạng mục của hệ thống cung cấp khí cho trại sản xuất giống hàu Thái Bình Dương
TT Hạng mục Quy cách Đơn vị Số lượng
1 Máy thổi khí 0,3kg/cm2 Máy 1
2 Máy xục khí Lưu lượng
2,15/cm3/phút Máy 2 3 Ống dẫn khí trục chính Nhựa cứng, F48-60mm m Không cố định 4 Ống dẫn khí nhánh đến bể Nhựa cứng, F34-42mm m Không cố định 5 Ống phân phối khí trong bể Nhựa mềm, F5mm m Không cố định 6 Van điều chỉnh khí ống nhánh Bằng nhựa, F34-42mm Cái Không cố định
7 Van phân phối khí trong bể
Bằng nhựa,
F5mm Cái Không cố định
8 Đá xục khí F15mm Viên Không cố định
- Máy thổi khí (air blower) là thiết bị có thể bơm số lượng lớn không khí xung quanh ở áp suất thấp, thổi qua một mạng lưới phân phối không khí dẫn vào nước qua những cục đá bọt hay thiết bị khuếch tán không khí
Hình 4.3.65: Máy sục khí Lắp đặt ống dẫn cho hệ thống sục khí:
Hình 4.3.66: Đầu nối ống dẫn khí
Hình 4.3.67: Ống dẫn khí - Đá bọt (Air stone)
Giống như cục đá, có những lỗ rỗng dùng để khuếch tán khí trong nước, tăng cường ôxy hoà tan loại bỏ ôxít carbon.
Hình 4.3.68: Đá bọt Cách bố trí ống dẫn khí
- Bước 1: Đặt ống dẫn chạy dọc hệ thống bể
- Bước 2: Lắp đặt hệ thống dây căng bạt (có tác dụng làm giá thể cho ống sục khí và để phủ bạt)
- Bước 3: Khoan từ 6 – 8 lỗ tại ống dẫn, khoảng cách giữa các lỗ từ 50 – 60cm.
- Bước 4: Lắp đá bọt vào đầu ống dẫn khí thả xuống bể và tiến hành đấu nối dây sục khí vào ống dẫn khí
- Bước 5: Đấu nối ống dẫn từ máy sục khí vào ống dẫn khí
Hình 4.3.70: Bố trí ống dẫn khí Kiểm tra hoàn chỉnh
Sau khi lắp đặt, sẽ tiến hành kiểm tra nghiệm thu hệ thống bằng cách kiểm tra hoạt động của hệ thống sục khí:
- Cho chạy máy, kiểm tra máy sục khí có hoạt động bình thường hay không: kiểm tra vị trí đặt máy đúng theo sơ đồ bố trí hay chưa? Độ rung của máy có quá nhiều hay không, máy chạy có gây tiếng ồn không……
- Kiểm tra hệ thống ống dẫn khí bằng cách theo dõi nhả bọt khí tại các bể - Kiểm tra tại các đầu mối nối giữa ống sục khí và ống dẫn khí có bỉ hở hay không.
- Tiến hành ngắn điện lưới chạy máy sục khí dự phòng để kiểm tra hoạt động của máy.
Hình 4.3.71: Vị trí đặt máy sục khí tại trại