Thu hoạch tảo

Một phần của tài liệu Giao trinh MD 04 ương ấu trùng và hàu giống thái bình dương (Trang 29)

7.1. Xác định thời điểm thu hoạch

- Khi nước trong bể bắt đầu chuyển sang màu vàng sậm và nâu đậm thì thu hoạch tảo

- Khi tảo đạt mật độ 14 – 15 triệu tb/ml (với tảo Nanochloropsis và tảo

Isochrysis

7.2.Thu hoạch

* Nuôi trong túi nilon (60lít).)

- Khi tảo đạt mật độ 14 – 15 triệu tb/ml (với tảo Nanochloropsis và tảo

Isochrysis), 10 – 12 triệu tb/ml

- Thu hoạch, rút tảo ra 2/3 túi đưa vào sử dụng cho ấu trùng ăn hoặc làm giống nuôi sinh khối trong bể. Số tảo còn lại trong túi dùng làm giống, bổ sung đầy nước và muối dinh dưỡng.

- Sau 4 – 5 ngày kể từ khi gây nuôi tảo đạt mật độ cực đại và có thể thu hoạch. Khi xuất hiện tảo tạp dính bám trên túi thì tiến hành kết thúc nuôi tảo trong túi đó.

* Nuôi trong bể

- Dùng ống nhựa mềm đường kính 2-3cm hoặc lớn hơn hút nước trong bể nuôi tảo lọc qua vợt hoặc túi lưới thu tảo (kích thước mắt lưới 15-40μm).

- Cho nước tảo chảy liên tục qua vợt hoặc túi thu khoảng 15-30 phút. - Các tế bào tảo được giữ lại trong túi được chuyển vào xô.

- Thu tảo đến khi nước trong bể nuôi tảo còn khoảng 1/4-1/5 thì ngưng lại.

- Tảo thu hoạch được sử dụng trực tiếp để nuôi ấu trùng hoặc có thể làm giống để cấy vào bể có thể tích lớn hơn.

* Đối với nuôi sinh khối ngoài ao

Hút nước với tảo từ ao vào hệ thống bể ương ấu trùng qua lõi lọc 20 mm trong 7 ngày đầu, sau đó lõi lọc có thể được nâng lên.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi:

2. Bài tập thực hành:

Bài thực hành số 4.2.1: Thao tác thu hoạch tảo

Bài thực hành số 4.2.2: Thao tác chuẩn bị môi trường để nuôi tảo

C. Ghi nhớ

- Tảo được nuôi dùng làm thức ăn cho hàu Thái Bình Dương là

Chaetoceros calcitrans (khuê tảo); Isochrysis galbana (tảo roi bám); -

Nanochloropsis occullatai (tảo lục); Tetraselmis chuii (tảo lục).

- Môi trường được dùng để nuôi tảo cho hàu Thái Bình Dương là Colway

- Khi thấy tảo có màu vàng sậm hoặc nâu đậm thì ta tiến hành thu cho ấu trùng hàu Thái Bình Dương ăn.

Bài 3: Ương giống cấp 1 Mã bài: MĐ 04-03 Mục tiêu:

- Biết được tính ăn, ngưỡng nhiệt độ, độ mặn, pH của ấu trùng hàu;

- Xác định được mật độ phù hợp để ương ấu trùng hàu; thời gian thả vật bám;

- Chăm sóc và quản lý tốt để ấu trùng hàu đạt tỷ lệ sống cao;

A. Nội dung 1. Chuẩn bị bể ương 1.1. Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất - Dụng cụ + Bàn chải: Dùng để chà rửa bùn đất bám vào thành, đáy bể.

Bàn chải có phần mũi thon, nhọn để dễ đưa vào các góc bể. Hình 4.3.32: Bàn chải + Bình phun: Dùng để phun formol, sát trùng thành, đáy bể. Bình phun bằng nhựa, thể tích 1-2 lít. Hình 4.3.33: Bình phun nhựa

Hình 4.3.36: Xô nhựa Hình 4.3.37: Găng tay cao su

Hình 4.3.38: Khẩu trang

Hình 4.3.39: Ủng + Dây sục khí:

Dùng để sục khí, luân chuyển khối nước trong bể, giúp chlorine phân tán đều khắp bể.

Dây sục khí gồm dây dẫn khí bằng nhựa trong, đường kính 4- 5mm và đá bọt.

+ Gang tay y tế

Hình 4.3.41: Gang tay y tế - Hóa chất

+ Chlorine:

Chlorine (bột tẩy) - hypoclorit canxi - là chất bột màu trắng, mùi hăng, dễ tan trong nước và sinh ra các thành phần có tính sát trùng mạnh. Vì vậy được dùng để khử trùng, tẩy dọn bể.

Hình 4.3.42: Chlorine + Formol (dung dịch formaldehide

37%)

Là chất lỏng không màu, mùi cay xốc, khó ngửi, tan nhiều trong nước, có tính sát trùng mạnh, nhất là với vi nấm.

+ Xà phòng: dạng bột, dùng để làm sạch bùn đất bám vào bể. Chú ý:

- Chlorine dễ bị ánh sáng, nhiệt độ cao phá hủy, dễ hút ẩm, vón cục làm suy giảm chất lượng. Vì vậy cần để chỗ cao, thoáng.

- Hòa tan chlorine trong nước ngọt (không sử dụng trực tiếp, không đổ mạnh nước vào chlorine) để hiệu quả sát trùng cao.

- Mang khẩu trang, mắt kính, áo quần bảo hộ, không tiếp xúc trực tiếp khi làm việc với chlorine, Formol.

Chlorine có thể làm mục áo quần, gây bỏng da. Phải rửa nước sạch nhiều lần ở vị trí cơ thể tiếp xúc với chlorine.

1.2. Vệ sinh bể ương

Bước 1: Các vật liệu như ống sục khí, đá bọt, viên sủi ra khỏi bể rửa sạch sau đó ngâm Chlorine nồng độ 500ppm ít nhất 24 giờ.

Hình 4.3.44: Ống dẫn khí Hình 4.3.45: Viên sủi (đá bọt) Bước 2: Bể ương sau khi

chà rửa bằng xà phòng sẽ tiến hành quét Chlorine toàn bộ mặt trong và ngoài các bể, các đường đi trong trại, nồng độ dung dịch Chlorine 500ppm

Bước 3: Xả hết nước Chlorine, khử Chlorine còn lại bằng Thiosunfat, dùng nước biển đã xử lý xả lại bể lọc sau đó đưa vào sử dụng

Hình 4.3.47: Xử lý hóa chất tiệt trùng, diệt khuẩn nước bể chứa nước Bước 4: Sau 1 tuần rửa sạch lại

bằng nước ngọt, đậy kỹ bạt, chuẩn bị ương ấu trùng.

Hình 4.3.48: Bể ương sau khi rửa sạch được đậy kỹ bạt

Một phần của tài liệu Giao trinh MD 04 ương ấu trùng và hàu giống thái bình dương (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)