Cơ sở thực hành thực tập

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển Trường Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng (Trang 60)

3.3.9.1 Thực hành tại trường

- Phòng thực hành tại các khoa, Bộ môn, hiện tại có 34 phòng thực hành, 2 phòng thực tập tin học

- Cơ sở thực hành tiền lâm sàng - Trung tâm chuẩn đoán y khoa

3.3.9.2 Cơ sở thực hành – thực tập ngoài trường

- Bệnh viện tuyến Trung ương: Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Cuba đồng hới, Bệnh viện trung ương Quảng Nam, Bệnh viện C Đà nẵng.

- Bệnh viện ngành: Bệnh viện 17 Quân khu 5, bệnh viện giao thông vận tải, Bệnh viện 199 Công An, Bệnh viện chỉnh hình và Phục hồi chức năng.

- Thành phố Đà nẵng: Bệnh viện đa khoa thành phố Đà nẵng, Bệnh viện Phụ sản Nhi, Bệnh viện Ung thư. Bệnh viện và trung tâm y tế

51

Quận/huyện, các bệnh viện chuyên khoa, các tuyến y tế cơ sở tại các xã phường. Trung tâm Y học dự phòng,Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm và Mỹ phẩm, Trung tâm Sức khỏe sinh sản. 6 phòng thực hành chăm sóc răng miệng tại 6 trường Trung học cơ sở thuộc địa bàn thành phố Đà nẵng.

- Bệnh viện tỉnh/thành phố trong khu vực: các Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam, Bệnh viện Đa khoa quảng Trị, Bệnh viện Đa khoa Quảng ngãi, Bệnh viện Đa khoa Bình định, Bệnh viện Đa khoa khánh Hòa, các Bệnh viện tuyến Quận huyện thuộc tỉnh Quảng Nam.

- Về dược: Công ty cổ phần Dược phẩm DANAPHA, công ty dược Trung ương Huế, các công ty Dược thành phố Đà nẵng.

- Tổng số giường bệnh công lập có 7.500 giường (Trung ương có 3.000 giường, tuyến thành phố có 2.000 giường, tuyến /huyện có 2.000 giường và bệnh viện ngành có 500 giường).

* Điểm mạnh:

Các cơ sở thực hành bên ngoài đều tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên, học sinh/sinh viên làm việc và học tập, số lượng học sinh, sinh viên tham gia thực hành tại cơ sở y tế, bệnh viên lớn trong địa phương chiếm đa số là sinh viên theo học tại trường; đối với học sinh, sinh viên theo học tại Trường có nguyện vọng thực tập tại các cơ sở y tế tại địa phương nơi các em sinh sống cũng nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của chính quyền, các cơ sở y tế địa phương.

Ủy ban Nhân dân thành phố đã ban hành quy chế kết hợp Viện- Trường trong hoạt động đào tạo và khám chữa bệnh. Trường nhận được sự hợp tác, sự ủng hộ và giúp đỡ của các đơn vị đối tác.

3.3.10 Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ

Qua những kết quả phân tích các yếu tố môi trường nội bộ, người viết đã lượng hóa mức độ quan trọng của các yếu tố dựa trên tác động tích cực lẫn

52

tiêu cực của chúng đối với hoạt động phát triển của Trường. Trên cơ sở đó, người viết xây dựng ma trận IFE, xem chi tiết ở Bảng 3.8, phụ lục 03.

Nhận xét: Số điểm quan trọng tổng cộng là 3,0 trên mức trung bình là

0,5 điểm cho thấy Trường Đại học Y dược Đà nẵng ở mức tốt về yếu tố nội bộ trong việc phát triển Trường.

3.4. Ma trận SWOT và đề ra chiến lƣợc phát triển Trƣờng Đại học Kỹ thuật Y dƣợc Đà nẵng.

Căn cứ vào những phân tích về môi trường vĩ mô, vi mô và môi trường nội bộ, từ đó đưa ra ma trận SWOT để đánh giá điểm mạnh - điểm yếu, cơ hội - thách thức đối với Trường Đại học kỹ thuật Y Dược Đà nẵng, hình thành các chiến lược phát triển Trường là cơ sở đề xuất một số giải pháp để phát triển các vấn đề còn tồn đọng trong Trường.

Bảng 3.4: Ma trận SWOT của trƣờng Đại học Kỹ thuật Y dƣợc Đà Nẵng

MA TRẬN SWOT

Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W) 1.Có bề dày lịch sử, uy tín,

kinh nghiệm đào tạo, tiềm lực tài chính ổn định.

2. Mạng lưới liên kết với các đơn vị bạn rộng khắp 3. Đội ngũ giáo viên yêu nghề, nhiệt huyết

4. Đa dạng mã nghề đào tạo 5. Chất lượng đào tạo nâng cao

6. Cơ sở vật chất đang được cải thiện 1. Tổ chức quản lý chưa hoàn thiện 2. Hoạt động Marketing kém 3. Sử dụng tài sản chưa hiệu quả 4. Hoạt động nghiên cứu chưa được chú trọng nhiều

5.Chế độ đãi ngộ chưa cao

6.Chưa phát triển các dịch vụ đào tạo đi kèm

53

Cơ hội (O) Kết hợp SO Kết hợp WO

1. Sự phát triển ổn định kinh tế trong khu vực.

2.Ưu đãi của Nhà nước với lĩnh vực giáo dục

3.Thị trường đòi hỏi đội ngũ kỹ thuật viên, điều dưỡng viên trình độ cao 4.Xu hướng đại chúng hóa Giáo dục đại học 5. Nền tảng quan hệ tốt với chính quyền địa phương và các tổ chức y tế 6. Giáo dục công được tin tưởng 7. Nhu cầu về chăm sóc sức khỏe của cộng đồng gia tăng 8. Kỹ thuật công nghệ phát triển nhanh chóng S2,S3,S5,S6+O2,O6

Chiến lược phát triển thị trường

W2,W4,W6+O2,O3,O6 Chiến lược thâm nhập thị trường

W1,W5+O2,O5,O6 Chiến lược hoàn thiện mô hình hoạt động

54 1. Sự xuất hiện các đối thủ cạnh tranh 2. Sự phát triển của các hình thức đào tạo khác

3. Nguy cơ chảy máu chất xám cao 4.Tiềm lực của các đối thủ cạnh tranh rất mạnh 5. Chế độ đãi ngộ của đối thủ cạnh tranh S1,S2,S3,S4,S5+T1,T2,T3, T4,T5

Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm

W1,W3,W6+T1,T2,T3, T4,T5

Chiến lược cấu trúc lại tổ chức

55

CHƢƠNG 4. ĐỀ XUẤT CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y DƢỢC ĐÀ NẴNG ĐẾN 2017.

4.1 Sứ mạng và mục tiêu phát triển của trƣờng: 4.1.1 Sứ mạng

Xây dựng và phát triển Trường Đại học kỹ thuật Y Dược Đà nẵng trở thành Trường Đại học sức khỏe, đào tạo đa ngành, đa cấp đáp ứng nhu cầu nhân lực y tế cho khu vực Miền trung và Tây Nguyên và cả nước, góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân. Lấy chất lượng làm mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Từng bước phát triển thành trung tâm đào tạo y học có uy tín và có thương hiệu.

4.1.2 Mục tiêu của Trƣờng Đại học Kỹ thuật Y Dƣợc Đà Nẵng đến 2017

- Đào tạo cán bộ y tế chuyên ngành Điều dưỡng, Kỹ thuật y học và Dược ở các Bậc học. Phát triển quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo để phục vụ sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

- Nghiên cứu khoa học y học, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật phục vụ công tác đào tạo, khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

- Xây dựng và phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tào, nghiên cứu khoa học và khám chữa bệnh.

- Phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên, xây dựng cơ cấu tổ chức đáp ứng quy mô và nhu cầu đào tạo.

4.2 Chiến lƣợc phát triển trƣờng Đại học kỹ thuật y dƣợc đà nẵng 4.2.1 Cơ sở hình thành chiến lƣợc

Trên cơ sở phân tích môi trường kinh tế vĩ mô, vi mô; phân tích đối thủ cạnh tranh; phân tích nội bộ để nhận biết các cơ hội - thách thức, điểm mạnh- điểm yếu của Trường trong thời gian qua.

56

- Trên cơ sở “Định hướng phát triển giáo dục lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng của Trường”.

- Dựa vào dự báo tình hình phát triển mạnh về qui mô của các cơ sở y tế, bệnh viên trong khu vực miền trung tây nguyên các đòi hỏi nhu cầu nhân lực đi kèm.

- Dựa trên ma trận SWOT

4.2.2 Hình thành các chiến lƣợc từ Ma trận SWOT

Ma trận SWOT đưa ra nhiều chiến lược có thể được lựa chọn. Tuy nhiên, trong tình hình thực tế hiện tại Trường cần chọn ra chiến lược mang tính cạnh tranh nhất, có khả năng thực thi tốt nhất, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất tài chính hiện có của Trường. Do đó, Trường cần tập trung hướng đến các chiến lược sau:

- Chiến lược phát triển thị trường (Chiến lược SO): Trường Đại học Kỹ thuật Y dược Đà nẵng cần tận dụng lợi thế uy tín đã có từ trước để mở rộng, tìm kiếm thêm các đối tượng theo học mới hoặc tận dụng nguồn học sinh sinh viên đang theo học tạo trường tiếp tục theo học với hình thức liên thông.

Ưu điểm:

Tận dụng uy tín, thương hiệu đã được xây dựng hơn 50 năm tồn tại và phát triển.

Tận dụng được nguồn sinh viên theo học Nhược điểm:

Chỉ phát huy được trong khuôn khổ hẹp là nội bộ nhà trường Chưa nắm bắt tận dụng được thị trường rộng lớn bên ngoài.

- Chiến lược thâm nhập thị trường (Chiến lược WO): tiếp tục phát huy những ngành học đang chiếm ưu thế tại trường và cần lưu ý đến những mã ngành mới được mở thêm hay những dịch vụ chưa được biết đến tại trường

57

như bác sỹ đa khoa, tin học, ngoại ngữ chuyên ngành Y … để khám chữa bệnh cho học sinh, sinh viên và các tổ chức có nhu cầu.

Ưu điểm:

Tận dụng được ưu thế về những mã ngành đào tạo thế mạnh của Trường như Điều dưỡng viên, kỹ thuật viên

Nhược điểm:

Thiếu chi phí để phát triển thêm những dịch vụ gia tăng đi kèm Mất nhiều thời gian để đạt kết quả cao

- Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm (Chiến lược ST): Đổi mới phương pháp học và dạy học. Phát huy thế mạnh sẵn có về nhân lực, tài chính, mạng lưới để đảm bảo chất lượng đào tạo và phục vụ tốt nhất so với các đối thủ cạnh tranh.

Ưu điểm:

Lực lượng giảng viên trẻ chiếm tỷ lệ cao trong đội ngũ cán bộ giảng dạy tại Trường

Đội ngũ trẻ có khả năng thích ứng, tiếp cận xu hướng mới nhanh nhạy Lực lượng giảng viên trẻ được tiếp cận với nhiều phương pháp dạy và học mới.

Tận dụng ưu thế sẵn có mạng lưới quan hệ hợp tác rộng lớn, bền vững Nhược điểm:

Lực lượng trẻ còn thiếu kinh nghiệm truyền đạt, truyền tải kiến thức đến sinh viên

Tâm huyết với nghề chưa thật sự cao

Mất nhiều thời gian để giảng viên lâu năm thay đổi quan điểm, phương thức giảng dạy

58

- Chiến lược tái cấu trúc (Chiến lược WT): Sắp xếp lại cơ cấu, bộ máy tổ chức cho phù hợp với mô hình dào tạo mới của Trường kèm theo chính sách ưu đãi hay khen thưởng; mở rộng các hình thức động viên, đào tạo chuyên sâu. Xây dựng cơ chế hoạt động phân quyền nhiều hơn nhằm chủ động trong hoạt động, nâng cao chất lượng quản lý, giảm chi phí, khả năng cạnh tranh.

Ưu điểm:

Đã có những hình mẫu hoạt động có hiệu quả để Trường học hỏi.

Tận dụng được nguồn lực cán bộ kinh nghiệm, tâm huyết, trình độ cao đảm trách các nhiệm vụ trọng yếu

Có sự chỉ đạo, quan tâm sâu sắc của các Bộ ban ngành trong việc cơ cấu, xây dựng bộ máy nhà Trường.

Nhược điểm:

Cần thời gian để các phòng ban, khoa, bộ môn hoạt động đồng bộ, nhịp nhàng

Cần thời gian để phát huy cao tiềm năng của mô hình hoạt động mới

4.3. Giải pháp thực hiện chiến lƣợc 4.3.1. Giải pháp tái cấu trúc

- Kiện toàn và sắp xếp lại bộ máy tổ chức quản lý của trường phù hợp với qui định tiêu chuẩn hóa cán bộ hiện hành và quy mô của một Trường Đại học Kỹ thuật Y dược.

- Ban Giám Hiệu: Bổ sung thêm một đồng chí vào BGH để đáp ứng với quy mô phát triển của nhà trường trong giai đoạn tới.

- Tổ chức lại và thành lập mới một số khoa, phòng, bộ môn cho phù hợp với hoạt động của một trường Đại học.

- Sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý hiện có và bổ sung thêm theo yêu cầu công việc từ nguồn cán bộ, giảng viên của nhà trường, nguồn nhân lực hỗ

59

trợ của các trường Đại học; mời các Giáo sư, Phó Giáo sư, tiến sĩ chuyên ngành y tế đã nghỉ hưu, còn sức khỏe tự nguyện tham gia công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, tư vấn dịch vụ y tế theo chương trình của Bộ Y tế; nguồn cán bộ trong ngành tại thành phố Đà nẵng theo quy chế kết hợp viện Trường.

- Thực hiện việc bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý điều hành của nhà trường, tạo điều kiện để chuẩn hóa về mặt bằng cấp, cũng như nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đồng thời nêu cao tinh thần tự học, kết hợp bồi dưỡng định kỳ về công tác quản lý.

- Sắp xếp đội ngũ cán bộ, giảng viên khoa, phòng, bộ môn theo hướng chuẩn hóa, đảm bảo đủ về số lượng, phù hợp về cơ cấu đáp ứng nhiệm vụ của trường Đại học.

- Tập trung các nguồn lực đội ngũ Bác sỹ, thầy thuốc, cơ sở vật chất, trang thiết bị của ngành Y tế trong thành phố kể cả công lập và dân lập phục vụ cho công tác đào tạo của nhà trường thông qua quy chế kết hợp Viện – Trường và các hợp đồng.

- Xây dựng cơ chế quản lý phù hợp với Trường Đại học, phân cấp quản lý cho các khoa, phòng, trung tâm.

- Kiện toàn bộ máy hoạt động theo qui mô trường Đại học

- Bổ sung nguồn nhân lực mới có năng lực, trình độ phù hợp qui mô hoạt động mới của Trường: giảng viên của các Trường Đại học khác; các giáo sư, Bác sĩ có học vị, kinh nghiệm lâu năm trong nghề đã nghỉ hưu tham gia các công tác về đào tạo, nghiên cứu khoa học.

- Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện cơ sở II sớm đi vào hoạt động: nâng cao hình ảnh mới của Trường, mở rộng qui mô đào tạo, thu hút học viên theo học.

60

4.3.2.1. Bảo đảm về số lượng và phát triển nguồn nhân lực

- Nhà trường cần có chính sách thu hút nhân tài hấp dẫn hơn nữa để thu hút nguồn nhân lực có trình độ Tiến sỹ, thạc sỹ, Bác sỹ chuyên khoa II về công tác tại trường: đối tượng được giới thiệu từ nguồn có uy tín, tuyển dụng công

- Cùng với việc nâng cao trình độ cán bộ hiện có, Trường phải xây dựng đội ngũ bằng việc tuyển thêm mới đội ngũ giảng viên đảm bảo chất lượng, ưu tiên tuyển cán bộ giảng viên chuyên ngành phù hợp với nhu cầu đào tạo của trường, nhất là lực lượng trẻ từ các trường Đại học và các cơ sở giáo dục lớn trong cả nước, đặc biệt là con em Đà nẵng, Quảng Nam về công tác tại trường.

- Ngoài đội ngũ giảng viên cơ hữu, Trường Đại học kỹ thuật Y dược Đà nẵng phải xây dựng hệ thống giảng viên kiêm nhiệm, thỉnh giảng là các nhà khoa học, các cán bộ giảng dạy có học hàm, học vị từ các trường Đại học, các Viện, các bệnh viện và trung tâm nghiên cứu trong nước. Đặc biệt tận dụng đội ngũ giảng viên có trình độ sau đại học của Trường Đại học Y Dược Huế, Bệnh viện Trung Ương Huế, Bệnh viện Đa khoa Đà nẵng, bệnh viện C, có cam kết trách nhiệm giữa Trường và các Bên trong việc thực hiện kế hoạch giảng dạy.

- Đội ngũ giảng viên của Trường sẽ được củng cố và hoàn thiện trên cơ sở phát triển và bổ sung thêm vào đội ngũ giảng viên của trường hiện nay. Đội ngũ giảng viên Trường sẽ được xây dựng trên cơ sở bám sát tiêu chuẩn ngạch, bậc công chức giảng dạy đại học (Giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp) do các cấp có thẩm quyền quyết định. Việc xây dựng đội ngũ sẽ được thực hiện đồng thời bằng các phương pháp cơ bản sau: tăng cường đào tạo, đào tạo liên tục (Bao gồm cả đào tạo trong và ngoài nước), bồi dưỡng và tự bồi dưỡng tại chỗ bằng nhiều hình thức như nghiên cứu khoa học, đọc tài

61

liệu, bồi dưỡng chuyên đề và thông qua các sinh hoạt khoa học, hội thảo để sớm có đội ngũ giảng viên và cán bộ đủ về số lượng, vững về chuyên môn đáp ứng yêu cầu đào tạo đa cấp, đa ngành và nghiên cứu khoa học.

- Tập trung vào lĩnh vực đào tạo thế mạnh của Trường: Điêu dưỡng

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển Trường Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng (Trang 60)