Ma trận hình ảnh cạnh tranh

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển Trường Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng (Trang 48)

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, so sánh về những yếu tố cạnh tranh giữa Trường Đại học kỹ thuật Y dược Đà nẵng và các Trường khác trong khu vực cùng tham gia đào tạo lĩnh vực y tế; đồng thời tham khảo ý kiến đánh giá của các cán bộ công tác nhiều năm trong ngành về điểm mạnh điểm yếu của

39

từng Trường, người viết xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh, chi tiết xem ở Bảng 3.7, phục lục 3.

Kết quả: Qua ma trận hình ảnh cạnh tranh so sánh giữa 4 Trường Đại học trong địa bàn đà nẵng và Trường Đại học Y dược Huế (khảo sát có trường Cao đẳng Phương đông, nhưng để sự so sánh có mức độ tương xứng sẽ chỉ xét các Trường có cùng qui mô là Trường Đại học) cho thấy: Đại học Y Dược Huế hiện dẫn đầu là 3,67, tiếp theo là Trường Đại học kỹ thuật Y Dược Đà nẵng 3,1, Đại học Duy tân 2,25 và cuối cùng là Trường Đại học Đà nẵng. (Chỉ nhìn nhận về góc độ đào tạo lĩnh vực y)

Nhận xét: Nhìn chung, khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực đào tạo ngành Y của Trường Đại học Kỹ thuật Y dược Đà nẵng là khá tốt, Trường có lợi thế về thâm niên hoạt động, chất lượng đào tạo ( dù trước đây chỉ là Trung cấp, cao đẳng ), nguồn nhân lực đào tạo có uy tín cao trong ngành, mã ngành đào tạo đa dạng, là nguồn cung cấp lực lượng điều dưỡng viên và kỹ thuật viên tay nghề cao cho toàn khu vực, tuy nhiên, Trường vẫn cần lưu ý và đề phòng với đối thủ là Trường Đại học Duy tân là trường đầu tiên tại Đà nẵng đào tạo điều dưỡng viên với bậc đào tạo là Đại học, đồng thời với tiềm lực tài chính khá mạnh và thâm niên hoạt động bền bỉ, cùng sự phát triển mở rộng không ngừng của Đại học Duy Tân thì đây là đối thủ nặng ký nhất trong tương lai gần mà Đại học kỹ thuật Y dược phải đối mặt. Khả năng có thể cạnh tranh với Trường Đại học Y Dược Huế của các Trường khác trong khu vực là rất khó nên Trường xác định: Đại học Y dược Huế không phải đối thủ để Trường cạnh tranh mà trong thời gian đến vẫn phải luôn học tập kinh nghiệm hoạt động, trao đổi phương thức đào tạo, kiến thức chuyên môn ngành...với Trường Đại học Y Dược Huế để những mã ngành được mở mới sẽ đi vào hoạt động có hiệu quả và chất lượng cao .

40

3.3 Phân tích các yếu tố môi trƣờng nội bộ ảnh hƣởng đến hoạt động phát triển của Trƣờng

3.3.1 Thƣơng hiệu, uy tín

Trường Đại học kỹ thuật y dược Đà nẵng được các cơ sở, tổ chức hoạt động trong ngành y đánh giá cao, là cái nôi sản sinh ra nguồn cán bộ điều dưỡng, dược sỹ, y tá, hộ sinh, kỹ thuật viên có trình độ tay nghề cao cho các cơ sở và tổ chức này, được chính quyền địa phương, bộ y tế, bộ giáo dục đào tạo trao tặng nhiều bằng khen, bằng chứng nhận những nỗ lực hết mình của nhà trường cho sự nghiệp giáo dục cũng như sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng.

Tuy vậy, theo khảo sát tại thành phố Đà nẵng, thực tế hiện nay việc Trường Cao đẳng y tế II đã được nâng cấp và nay đã đổi tên thành Trường Đại học kỹ thuật y dược Đà nẵng chỉ được số lượng không nhiều người dân biết đến; điều này cho thấy Nhà trường cần nỗ lực quảng bá hình ảnh mới của trường, đồng thời tiếp tục phát huy uy tín đã được trường gây dựng nên qua hơn 50 năm qua.

3.3.2 Nguồn nhân lực

* Điểm mạnh

Đội ngũ giáo viên của Trường hiện nay đã đáp ứng việc đào tạo với quy mô ban đầu của Trường Đại học (khoảng 10-15 sinh viên/giáo viên quy đổi tính theo hướng dẫn của Bộ giáo dục và Đào tạo tại công văn số 1325/BGDĐT-KHTC ngày 9/2/2007), tính đến 31/12/2012 tổng số cán bộ, nhân viên: 260 người trong đó: giảng viên: 180 người, hành chính phục vụ: 80 người; ngoài ra trường còn mới các giảng viên từ các trường đại học có uy tín về tham gia thỉnh giảng (26 người)

41

Đội ngũ giảng viên của Trường có trình độ chuyên môn cao, có lâu năm kinh nghiệm giảng dạy, nhiệt tình, chịu khó tìm hiểu và tiếp cận kiến thức mới. Trình độ giảng viên cơ hữu (180 người):

+ Sau đại học có 84 ( Phó Giáo sư/Tiến sĩ 01; Tiến sỹ/CK II có 11 và Thạc sỹ/CK I có 72 giáo viên)

+ Đại học có 96 giáo viên

Bảng 3.1: Trình độ Giảng viên

Trình độ giảng viên Cơ hữu % Thỉnh giảng Cộng Tỷ lệ

Phó giáo sư + tiến sĩ 01 0,6 12 13 6,4

Tiến sĩ + CK II 11 6,1 14 25 12,1

Thạc sĩ + CK I 72 40,0 0 72 34,9

Đại học 96 53,3 0 96 46,6

Cộng 180 100 26 206 100

(Nguồn: báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2014 của Trường)

Bảng 3.2: Trình độ giảng viên cơ hữu của các bộ môn

TT Khoa/Bộ môn SL Giáo viên Trình độ PGS.TS + CK II Th.S + CK I Đại học

1 Khoa điều dưỡng 50 2 11 37

2 Khoa KTYH 36 4 16 16 3 Khoa Dược 25 2 7 16 4 Khoa Y 30 4 17 9 5 BM Khoa học cơ bản 7 0 6 1 6 BM Lý luận chính trị 8 0 5 3 7 BM GD thể chất 3 0 0 3 8 BM tin học 5 0 3 2

42 TT Khoa/Bộ môn SL Giáo viên Trình độ PGS.TS + CK II Th.S + CK I Đại học 9 BM Ngoại ngữ 10 0 7 3 10 BM Bảo trì thiết bị y tế 6 0 0 6 Cộng 180 12 72 96

(Nguồn: báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2014 của Trường)

Bảng 3.3: Nhân sự ở từng phòng ban Hành chính

Các Đơn vị Số lƣợng

Ban Giám Hiệu 04

Phòng Hành chính – Tổng Hợp 12

Phòng Tài chính Kế Toán 14

Phòng Tổ chức Cán bộ 03

Phòng Nghiên cứu Khoa học và Hợp tác Quốc Tế 07

Phòng Quản lý Đào tạo 18

Phòng Khảo Thí và đảm bảo chất lượng giáo dục 05

Phòng Quản trị vật tư 09

Phòng Quản lý học sinh-sinh viên 08

Cộng 80

(Nguồn: phòng Tổ chức Nhân sự trường Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà nẵng)

Tuổi đời bình quân của cán bộ viên chức tại trường năm 2012 là 32 tuổi, trong đó cán bộ chiếm dưới 30 tuổi chiếm hơn 50% tổng số cán bộ viên chức. Do vậy, có thể nói Trường có lực lượng lao động trẻ, năng động, sáng tạo. Có khả năng thích ứng với môi trường làm việc cường độ cao, nhanh nhạy trong việc tìm hiểu, tiếp thu những kiến thức mới.

43

Chất lượng cán bộ viên chức, cán bộ chủ chốt, cấp quản lý ngày càng được nâng cao, trường thường xuyên cử cán bộ tham dự các khóa đào tạo nâng cao, các hội thảo chuyên ngành do sở ban ngành tổ chức.

* Điểm yếu

Lực lượng cán bộ trẻ còn hạn chế về kinh nghiệm giảng dạy, cách thức soạn thảo giáo án, phong cách làm việc thiếu chuyên nghiệp, tinh thần làm việc năng nổ nhưng thiếu sâu sắc, kỹ năng giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho sinh viên chưa đạt được hiệu quả mong muốn.

Cán bộ viên chức nhà trường hầu hết là người địa phương khác đến công tác , do vậy làm giảm khả năng quảng bá hình ảnh nhà trường đến người dân địa phương, bị chi phối về: nơi sinh hoạt, mức thu nhập; nếu trường đã có khả năng thu hút nhân tài về làm việc thì cũng phải có khả năng giữ người tài, tránh hiện trang chảy máu chất xám sang các đối thủ cạnh tranh như tham gia giảng dạy thêm tại các trường đó, hoặc chuyển công tác dẫn đến giảm uy thế cạnh tranh của Trường.

Trình độ chuyên môn của lực lượng cán bộ hành chính phục vụ còn khá thấp, phần lớn là trình độ trung cấp nên có nhiều hạn chế về xử lý công việc, thời gian xử lý và kết quả hoàn thành, đồng thời sẽ khó phù hợp với qui mô ngày càng phát triển của Trường.

Bảng mô tả công việc cụ thể cho từng cán bộ nhân viên chưa được xây dưng nên cách thức tổ chức hoạt động, điều hành công việc thiếu ổn định, thiếu chuyên nghiệp, chất lượng công việc chưa cao.

3.3.3 Quản lý Đào tạo

3.3.3.1 Mô hình đào tạo của Trƣờng

- Đào tạo Đại học 3 ngành:

 Cử nhân Điều dưỡng (Điều dưỡng đa khoa, Điều dưỡng Hộ sinh, Điều dưỡng gây mê hồi sức, Điều dưỡng nha).

44

 Cử nhân kỹ thuật Y học (Xét nghiệm, Chuẩn đoán hình ảnh, Vật lý trị liệu/Phục hồi chức năng)

 Đại học Dược.

- Đào tạo cao đẳng 8 ngành: (Điều dưỡng đa khoa, Điều dưỡng Hộ sinh, Điều dưỡng gây mê hồi sức, điều dưỡng nha, kỹ thuật Xét nghiệm, kỹ thuật Chẩn đoán hình ảnh, Kỹ thuật vật lý trị liệu/Phục hồi chức năng, Cao đẳng Dược). - Đào tạo trung cấp 10 ngành: Điều dưỡng đa khoa, điều dưỡng Hộ sinh, Điều dưỡng Gây mê hồi sức, Điều dưỡng Nha, Kỹ thuật xét nghiệm, Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, kỹ thuật Vật lý trị liệu/phục hồi chức năng, Y sỹ định hướng, Dược sỹ trung cấp

3.3.3.2 Chương trình Đào tạo của các khoa

 Khoa Điều dưỡng (5 Bộ môn: Điều dưỡng hộ sinh, Điều dưỡng gây mê hồi sức, Điều dưỡng cơ bản, Điều dưỡng Chuyên khoa, Điều dưỡng người cao tuổi, Điều dưỡng Nha).

 Khoa Kỹ thuật Y học (6 bộ môn: Hình ảnh y học, Vật lý trị liệu/Phục hồi chức năng, Sinh hóa, Huyết học, Vi sinh, Ký sinh trùng)

 Khoa Dược (5 Bộ môn: Hóa dược-Dược lý-Dược lâm sàng, Bào chế- Công nghiệp sản xuất dược, Dược liệu-Thực vật-Dược học cổ truyền, Quản lý kinh tế dược, Kiểm nghiệm thuốc )

 Khoa Y (5 Bộ môn: Y học cơ sở, Y học Lâm sàng hệ nội, Y học Lâm sàng hệ ngoại, Y học cổ truyền, Y tế công cộng )

* Điểm mạnh:

Lĩnh vực đào tạo tại Trường khá phong phú bao gồm Đại học, cao đẳng, trung học, hệ vừa học vừa làm, đối tượng theo học cũng có thể dễ dàng đăng ký theo học phù hợp với khả năng của bản thân.

Chương trình học phong phú, thiết thực, phù hợp khi tham gia thực hành thực tế.

45

* Điểm yếu:

Trong thời gian đến để phù hợp với qui mô hoạt động của Trường, phải thu hẹp lĩnh vực đào tạo cao đẳng, chấm dứt đào tạo trung cấp, nhà trường phải mở thêm mới những lĩnh vực đào tạo bậc đại học, các loại hình đào tạo đi kèm nhằm thu hút học viên tham dự.

3.3.4 Hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế 3.3.4.1 Hoạt động nghiên cứu khoa học 3.3.4.1 Hoạt động nghiên cứu khoa học

Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ, ứng dụng các thành tựu khoa học – kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng đào tạo góp phần bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Tham gia giải quyết những vấn đề khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực kỹ thuật y học, điều dưỡng và Dược đáp ứng nhu cầu đời sống, kinh tế- xã hội và an ninh quốc phòng.

Hợp tác với các viện nghiên cứu, bệnh viện, trường Đại học, Cao đẳng, trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế trong việc tổ chức triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học phục vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Tổ chức các hoạt động giáo dục, tư vấn sức khỏe, cung ứng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe gia đình và cộng đồng. Tham gia hoặc chủ trì các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học về y tế, xã hội cấp Bộ, cấp tỉnh và cấp cơ sở.

Tổ chức quản lý và cung cấp các nguồn thông tin khoa học kỹ thuật và công nghệ. Xuất bản và phát hành các tập san, tạp chí, ấn phẩm khoa học, tài liệu, giáo trình phục vụ cho công tác đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ của trường theo qui định hiện hành của nhà nước.

46

Trường đang hợp tác với các Trường Đại học và các tổ chức quốc tế của Nhật, Úc, Thụy điển, Hoa kỳ, Thái lan để trao đổi giáo viên, học sinh và thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học.

Trong hợp tác quốc tế với Trường Đại học Jonkoping Thụy điển, hàng năm hai Trường trao đổi cán bộ Giảng dạy và học sinh, đến nay Trường đã tiếp nhận sinh viên Thụy Điển đến thực tế tốt nghiệp và hoàn hành luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Jokoping Thụy điển đã đào tạo cho trường học sinh về Điều dưỡng Nha, Cao đẳng hình ảnh Y học và Điều dưỡng, được trường Đại học Jokoping Thụy điển cấp bằng cử nhân. Với kết quả hợp tác này Trường đang đề nghị với các Trường bạn mở rộng hợp tác với các chuyên ngành khác để hàng năm có nhiều học sinh, sinh viên đến Thụy Điển học tập. Qua các chương trình hợp tác quốc tế, đến nay Trường đã cử trên 30 lượt cán bộ đi thăm quan, hội thảo, học tập ở nước ngoài, Trường đã tổ chức nhiều Hội thảo khoa học, đào tạo lại, đào tạo liên tục, đào tạo chuyên sâu về phương pháp giảng dạy, phương pháp nghiên cứu khoa học, phương pháp đánh giá sinh viên với sự tham gia của các chuyên gia trong và ngoài nước. Quan hệ giữa Trường, Bệnh viện và các Đơn vị nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh: trường ĐH Kỹ thuật Y dược Đà nẵng đã tạo lập một mối quan hệ gắn bó với các bệnh viện, các đơn vị nghiên cứu, sản xuất- kinh doanh của ngành. Mối quan hệ và hợp tác trong nghiên cứu được củng cố trong hiện tại và những năm tới, để Nhà trường gửi các học sinh đến thực tập và rèn luyện tay nghề tại các cơ sở trên đảm bảo đúng nguyên lý giáo dục học đi đôi với hành.

Nhìn chung hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế của Trường chưa sôi nổi, số lượng giáo viên được cử đi thực tập tại nước ngoài hàng năm không nhiều, phần lớn cán bộ được cử đi nước ngoài chủ yếu là tham dự các hội nghị, hội thảo chuyên ngành với thời gian ngắn; đề tài nghiên

47

cứu khoa học với thành phần tham gia là các giảng viên trẻ, nội dung các đề tài chưa có tính đột phá cao trong ứng dụng thực tiễn, trường chưa mở rộng, phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học cho sinh viên. Tuy nhiên, Trường cũng đã đạt được kết quả tốt khi các Trường quốc tế ghi nhận chất lượng đào tạo của trường, đội ngũ giảng viên và nhiều yếu tố khách quan khác đã cử sinh viên sang thực tập tại trường với số lượng khá đông; ngoài việc học tập tại trường các sinh viên nước ngoài còn được tham gia giao lưu các hoạt động văn hóa thể thao do trường tổ chức.

3.3.5 Hệ thống thông tin

Hiện nay trường có 210 máy tính được kết nối Lan và mạng Internet trang bị cho các Bộ môn, phòng ban và một số giảng đường của nhà trường phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học.

- Hệ thống phần mềm quản lý của nhà trường bao gồm: Quản lý đào tạo, Quản lý đề thi, Quản lý văn bằng chứng chỉ, Quản lý học sinh-sinh viên nội ngoại trú,Quản lý cán bộ, Quản lý trang thiết bị, quản lý thư viện.

- Một phòng truy cập mạng với 30 máy để cán bộ, học sinh sinh viên học tập và nghiên cứu khoa học.

Số lượng máy tính dùng trong trường tính bình quân cho cán bộ viên chức, giảng viên trong trường còn khá khiêm tốn, máy tính thuộc model cũ chỉ có số ít được mua mới, mỗi phòng ban chỉ có 1 máy được kết nối mạng internet, hệ thống phần mềm quản lý thô sơ, chức năng quản lý còn nhiều thiếu sót, phần mềm quản lý văn thư chưa được áp dụng việc lưu trữ văn thư còn thủ công, công tác kiểm tra kiểm soát khó, chậm.

3.3.6 Tài chính kế toán

Chế độ tài chính của Nhà trường được thực hiện theo qui định của Chính phủ về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

48

3.3.7 Cơ sở vật chất

3.3.7.1. Cơ sở hạ tầng

Tổng diện tích đất: 112.615 m2 , trong đó:

+ Khu đất trụ sở hiện tại của trường: 11.905 m2

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển Trường Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng (Trang 48)