Quan hệ hợp tác quốc tế

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển Trường Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng (Trang 41)

Thông qua Vụ hợp tác quốc tế của Bộ y tế, trường chủ động khai thác, thiết lập các mối quan hệ hợp tác về đào tạo, nghiên cứu khoa học xây dựng các chương trình, dự án đầu tư liên doanh, liên kết với các nước kể cả tổ chức chính phủ và phi chính phủ, trình Bộ phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi phê duyệt.

Xây dựng kế hoạch đoàn ra, đoàn vào theo chương trình hợp tác quốc tế của trường, trường cử cán bộ, giảng viên đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài và mời giảng viên, chuyên gia nước ngoài tham gia giảng dạy, nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm tại trường theo qui định của nhà nước.

32

Liên kết với các viện, trường và các tổ chức quốc tế trong việc tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn, đào tạo về các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của trường. Trao đổi học sinh, sinh viên theo chương trình hợp tác quốc tế đã ký kết và được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3.2. Phân tích các yếu tố bên ngoài ảnh hƣởng đến nhà trƣờng 3.2.1 . Phân tích môi trƣờng vĩ mô

3.2.1.1. Các yếu tố kinh tế

Nền kinh tế có mức tăng trưởng cao, đời sống của người dân cũng dần được cải thiện thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng, nhu cầu bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của người dân, các tổ chức lao động đòi hỏi ngày càng cao cả về chất lượng và số lượng; các cơ sở y tế, trung tâm, trường đào tạo lĩnh vực y, dược, kỹ thuật y dược phải nỗ lực nhiều hơn cho việc phát triển sản phẩm dịch vụ và cao hơn là chất lượng của các cán bộ y tế đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

Sự ra đời của nhiều cơ sở khám chữa bệnh tư nhân, đòi hỏi sự đáp ứng cao về nhu cầu nhân lực cả về số lượng và chất lượng. Cầu tăng đòi hỏi cung phải tăng theo dẫn đến sự phát triển mạnh về đào tạo cho lĩnh vực này.

* Thuận lợi:

Nhu cầu tăng cao về đội ngũ lao động trong lĩnh vực y tế, các Trường có nhiều cơ hội thu hút nhiều học viên theo học, mở rộng thêm lĩnh vực khám chữa bệnh ngay trong nhà Trường khi nguồn y bác sỹ có năng lực về lý thuyết và thực hành đang công tác trong trường.

*Khó khăn:

Nhu cầu tăng cao về đội ngũ lao động cũng tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt giữa các Cơ sở có đào tạo về ngành Y.

3.2.1.2 Các yếu tố chính trị pháp luật

33

Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội nước ta đến năm 2020 đề cập rất rõ nét vai trò của giáo dục và đào tạo với sự thịnh vượng của quốc gia, của dân tộc. Đảng và nhà nước luôn coi giáo dục và đào tạo là quốc sách, là động lực cho sự phát triển.

Về phía nhà trường, quá trình hình thành và phát triển luôn nhận được sự chỉ đạo kịp thời và sâu sắc từ phía lãnh đạo chính quyền địa phương, lãnh đạo Bộ, các vụ chức năng của Bộ y tế và các cơ quan chức năng khác. Có thể coi đây là thuận lợi lớn nhất của nhà trường trên con đường phát triển.

Trường chịu sự chỉ đạo của các Bộ ban ngành khác nhau ở các phạm vi lĩnh vực khác nhau tuy nhiên việc quản lý chỉ đạo luôn có sự thống nhất trong việc ban hành các quyết định, không có hiện tượng chồng chéo nhau giữa các bộ ban ngành nên việc thực thi các quyết định do lãnh đạo các cấp ban hành đều được trường thực hiện nhanh chóng, hiệu quả .

*Khó khăn

Hệ thống quản lý của các cấp lãnh đạo địa phương, bộ ban ngành..vẫn áp dụng hình thức quản lý cũ, chưa áp dụng tiến bộ khoa học vào quản lý dẫn đến khó khăn cho cấp chỉ đạo rà soát, kiểm tra kết quả thực hiện; khó khăn cho đơn vị tiếp nhận xử lý. Ngoài ra, hệ thống báo cáo còn quá nhiều, cùng một nội dung báo cáo được phân chia đến nhiều bộ phận dẫn đến số liệu báo cáo sai lệch, thổi phồng, việc báo cáo phải thực hiện thủ công chiếm nhiều thời gian trong quỹ làm việc.

3.2.1.3 Các yếu tố dân cư, văn hóa, xã hội

* Xu hướng đại chúng hóa giáo dục đại học ở Việt nam

Nền giáo dục đại học chỉ được xem là dành cho số ít khi tỷ số sinh viên đại học trong thanh niên độ tuổi học đại học thấp hơn 15%, được xem là đại chúng hóa khi tỷ lệ này đạt từ 15- 50% và được gọi là phổ cập hóa khi đạt trên 50%.

34

Ở việt nam, thời gian qua đã có sự bùng nổ về tỷ số độ tuổi của sinh viên đại học nhưng mới chỉ đạt 12-12% song đây cũng là khởi đầu tốt cho xu hướng này.

* Nhu cầu tất yếu của thời đại về cung cấp nguồn nhân lực cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

- Khu vực miền Trung và Tây nguyên có gần 20 triệu dân với hơn 130 bệnh viện tuyến huyện, gần 30 bệnh viện tuyến tỉnh, ngành, Trung ương, ngoài ra còn có hàng chục Công ty Dược và thiết bị y tế, các cơ sở này đang có nhu cầu rất lớn về cán bộ ngành Dược có trình độ Đại học, cao đẳng phục vụ cho công tác sản xuất, cung ứng thuốc cho các cơ sở y tế phục vụ công tác khám và điều trị chăm sóc sức khỏe nhân dân trong khu vực. Từ trước tới nay, ngành Dược đại học chỉ đào tạo ở một trung tâm lớn Hà Nội, Huế và thành phố Hồ Chí Minh số lượng ra trường hàng năm không nhiều do đó đội ngũ cán bộ Dược hiện nay rất thiếu. Qua khảo sát (2010) đội ngũ cán bộ ngành Dược trong các cơ sở nhà nước, ở khu vực 20 tỉnh miền trung chỉ có khoảng 400 cán bộ Dược sĩ đại học, bình quân mỗi tỉnh có 20 cán bộ đây là một tỷ lệ rất thấp, trong khi cả nước theo số liệu Bộ y tế năm 2012 số Dược sĩ đại học trên vạn dân là 1,2 và tỷ lệ bác sĩ trên vạn dân là 07. Qua khảo sát các thông tin về cán bộ ngành Dược ở các Tỉnh miền trung và Tây nguyên ở các bệnh viện trung ương, tuyến tỉnh, tuyến huyện, các phòng khám đa khoa khu vực và các trạm y tế xã phường, các công ty Dược trên địa bàn các tỉnh khu vực miền trung và Tây nguyên cho thấy nhu cầu đào tạo mới, đào tạo lại và đào tạo nâng cấp cho đội ngũ cán bộ ngành Dược là rất lớn.

- Ở nước ta, hiện tại có 63 tỉnh, thành phố với 900 bệnh viện thuộc hệ thống nhà nước quản lý từ cấp huyện trở lên và 35 bệnh viện tư, nếu tính mỗi Sở y tế bình quân cần 03 Điều dưỡng viên có trình độ Đại học và mỗi bệnh viện bình quân cần 12 Điều dưỡng viên có trình độ Đại học để bố trí giữ các

35

chức vu theo quy định phải đào tạo cho cả nước ít nhất khoảng 11.000 Điều dưỡng viên đại học. Chưa kể đào tạo để thay thế tự nhiên và đào tạo đội ngũ điều dưỡng viên trình độ cao để đáp ứng yêu cầu chăm sóc người bệnh và sử dụng trang thiết bị hiện đại.

- Về đội ngũ kỹ thuật viên hiện nay chưa đáp ứng nhu cầu của ngành y tế, tỷ lệ Kỹ thuật viên trên Bác sỹ chỉ là 0,20-0.30/1, đội ngũ kỹ thuật viên có trình độ Cao đẳng, Đại học quá thấp (0,4-1,2%), mà hầu hết là Kỹ thuật viên có trình độ trung cấp (96%). Ngay ở một số bệnh viện khu vực như Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Đa khoa Đà nẵng, Bệnh viện C Đà nẵng, số lượng kỹ thuật viên so với nhu cầu rất thiếu, đa số kỹ thuật viên không áp ứng được hoặc đáp ứng hạn chế với các kỹ thuật mới, máy móc hiện đại. Đội ngũ kỹ thuật viên hiện nay chủ yếu là từ một ngành chuyển qua như y sỹ, điều dưỡng viên v.v..do thiếu nên số cán bộ này chỉ được đào tạo ngắn hạn hoặc kèm cặp để làm việc nên thiếu sự chuẩn mực, bài bản, tay nghề và trình độ chưa cao. Chính vì vậy, việc đào tạo đội ngũ Kỹ thuật viên mà đặc biệt là Kỹ thuật viên có trình độ Đại học là nhu cầu rất cần thiết hiện nay.

- Hiện nay Bộ Y Tế đã qui định các cơ sở y tế, các viện có giường bệnh, các bệnh viện, các trung tâm y tế có từ 150 giường bệnh trở lên thì Trưởng phòng Điều dưỡng, Điều dưỡng Trưởng bệnh viện, Điều dưỡng trưởng khoa phải có trình độ Đại học đây cũng là yếu tố tác động đến tâm lý cần tham gia theo học tại Trường của các đối tượng đang công tác tại cơ sở y tế, bệnh viện, công ty dược...

3.2.1.4 Các yếu tố kỹ thuật, công nghệ

Nền giáo dục tại việt nam nhìn chung có phần tụt hậu so với nền giáo dục của thế giới, đặc biệt là giáo dục đại học thể hiện qua những khoảng cách sau:

36

- Tổ chức quản lý: bộ máy quản lý còn khá cồng kềnh, thường phải theo một mô hình chung dẫn đến thiếu thực tế, không phù hợp với thực tiễn; cách thức quản lý còn thủ công chưa áp dụng tiến bộ khoa học vào quản lý dẫn đến tình trạng trì trệ, giải quyết công việc chậm, khó kiểm soát mức độ hoàn thành công việc và kết quả mà công việc được phân công đạt được.

- Cơ cấu nội dung chương trình đào tạo: khung giảng dạy còn nặng về lý thuyết, một số môn học không thuộc về lĩnh vực chuyên môn nhưng chiếm học phần khá cao làm giảm lượng thời gian tham gia các môn chuyên ngành, tham gia thực hành; ngoài ra khi các Trường quốc tế đem chương trình giảng dạy sang áp dụng tại các Trường Đại học tại Việt nam thường gặp trở ngại về thời gian triển khai áp dụng do cần được các cấp kiểm định, phê duyệt đồng thời các chương trình giảng dạy này đều bị thu hẹp, rút ngắn lại để lồng ghép các môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo của việt nam.

- Cách tổ chức và phương tiện giảng dạy: thiếu tính thực tiễn, một số thông tin sinh viên được cung cấp, hoặc thực hành trên máy móc thường tụt hậu so với thời đại, trong khi các bệnh viện cơ sở y tế đã ngưng hoạt động, ngừng áp dụng để sử dụng các tiến bộ khoa học mới.

3.2.2 Phân tích môi trƣờng vi mô

3.2.2.1 Người cung ứng

Người cung ứng vì lợi nhuận nên có xu hướng tăng giá sản phẩm làm chi phí đầu vào của Trường tăng lên ; cần có biện pháp, chính sách tài chính công khai, minh bạch: các nhà cung cấp được tham gia đấu thầu sẽ giảm giá thành hàng hóa nhập vào vừa tránh tình trạng nhà cung cấp độc quyền dẫn đến phụ thuộc vào chất lượng hàng hóa, giá cả. Tuy nhiên, cần xây dựng hạng mục hàng hóa nhập phải được đấu thầu nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí tổ chức các buổi đấu thầu.

37

3.2.2.2 Khách hàng

Khách hàng của nhà trường chủ yếu là khách trong nước bao gồm các cá nhân và tổ chức như đối tượng theo học (học sinh, sinh viên, đối tượng vừa làm vừa học); thị trường lao động, các chủ doanh nghiệp ngoài ra trường cũng hợp tác với các trường nước ngoài tổ chức đào tạo ngắn hạn và trao chứng chỉ đào tạo cho các sinh viên nước ngoài tham gia học tập tại trường. Tâm lý của phụ huynh cũng như các tổ chức gửi cán bộ tham gia đào tại lại, hoặc đào tạo nâng cao đều có nguyện vọng theo học tại Trường vì nhiều lý do và đó là lợi thế rất lớn đối với một trường mới được nâng cấp lên thành trường đại học.

3.2.2.3 Các trường đại học lân cận, đối thủ tiềm ẩn

- Tại Đà nẵng: hiện Bộ giáo dục đang thực hiện việc đào tạo mở nên rất nhiều trường công lập, dân lập đều tham gia đào tạo một số mã ngành thuộc lĩnh vực mà trường cũng đang thực hiện, do các trường đối thủ đều có những yếu tố phù hợp với điều kiện tham gia việc đào tạo của sinh viên, học sinh, các tổ chức nên đây được xem như yếu tố thách thức cho nhà trường.

- Khu vực miền trung Tây nguyên: trên địa bàn Nam Miền trung, Tây nguyên hiện nay chưa có Trường Đại học kỹ thuật Y Dược nào khác ngoài trường Đại học kỹ thuật y dược đà nẵng, các trường đại học Y khác trong khu vực chỉ có một vài khoa đào tạo một vài lĩnh vực chuyên môn về y, dược và kỹ thật y dược, tuy nhiên các Trường Y trong khu vực đã có thâm niên lâu năm, đạt nhiều thành tích cao trong dạy và học cũng như có uy tín và danh tiếng trong ngành giáo dục vẫn có sức hút cao đối với các đối tượng có nhu cầu theo học ngành này tuy số lượng đào tạo của các trường này không nhiều song Nhà trường vẫn cần có chiến lược tốt để thu hút học viên.

- Đối thủ tiềm ẩn mà Trường sẽ đối mặt trong thời gian đến là các Trường đủ năng lực mở mã ngành đào tạo trong lĩnh vực y tế cũng sẽ tham gia đào tạo; riêng nỗi lo về các Trường Cao đẳng được nâng cấp lên thành

38

Trường Đại học trong thời gian đến sẽ được giảm bớt do qui định hạn chế nâng cấp mới của chính phủ.

3.2.2.4 Dịch vụ thay thế

Đối với ngành giáo dục và đào tạo thì sản phẩm thay thế là các hình thức học từ xa, học trực tuyến, du học tuy nhiên riêng ngành đào tạo về lĩnh vực y, dược, kỹ thuật y dược thì chỉ có thể là hình thức du học tự túc. Khi nhìn từ góc độ cạnh tranh giữa các trường học thì du học tự túc quả là một nguy cơ. Điểm hạn chế lớn nhất của du học tự túc là chi phí quá cao và rào cản về ngôn ngữ đặc biệt là học thuật ngành y. Trong tương lai gần dịch vụ đào tạo khác thay thế cho đào tạo quy chuẩn hiện tại là rất hiếm, đây là một thuận lợi lớn đối với Trường.

3.2.3 Ma trận đánh giá các yếu tố môi trƣờng bên ngoài

Trên cơ sở số liệu có được qua các phương pháp thu thập trong chương 2, từ việc tham khảo ý kiến CBCNV, giáo viên, người đăng ký xin việc của Trường Đại học kỹ thuật y dược Đà nẵng, cùng với nhận định chủ quan, người viết đã lượng hóa mức độ quan trọng và điểm phân loại của các yếu tố có tác động đến hoạt động phát triển của Trường và đưa vào Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE, chi tiết xem ở Bảng 3.6, phụ lục 03.

Nhận xét: Qua bảng đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài, tổng số điểm quan trọng là 2,74 (trung bình là 2,5) cho thấy Trường Đại học kỹ thuật Y dược Đà nẵng đã tận dụng được các cơ hội hiện có và hạn chế được phần nào các ảnh hưởng tiêu cực có thể có của các môi đe dọa bên ngoài.

3.2.4 Ma trận hình ảnh cạnh tranh

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, so sánh về những yếu tố cạnh tranh giữa Trường Đại học kỹ thuật Y dược Đà nẵng và các Trường khác trong khu vực cùng tham gia đào tạo lĩnh vực y tế; đồng thời tham khảo ý kiến đánh giá của các cán bộ công tác nhiều năm trong ngành về điểm mạnh điểm yếu của

39

từng Trường, người viết xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh, chi tiết xem ở Bảng 3.7, phục lục 3.

Kết quả: Qua ma trận hình ảnh cạnh tranh so sánh giữa 4 Trường Đại học trong địa bàn đà nẵng và Trường Đại học Y dược Huế (khảo sát có trường Cao đẳng Phương đông, nhưng để sự so sánh có mức độ tương xứng sẽ chỉ xét các Trường có cùng qui mô là Trường Đại học) cho thấy: Đại học Y Dược Huế hiện dẫn đầu là 3,67, tiếp theo là Trường Đại học kỹ thuật Y Dược Đà nẵng 3,1, Đại học Duy tân 2,25 và cuối cùng là Trường Đại học Đà nẵng.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển Trường Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)