Quy trình nghiên cứu chung

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển Trường Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng (Trang 33)

Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

2.2 Phƣơng pháp thu thập số liệu

Luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu chung của khoa học kinh tế như phương pháp biện chứng duy vật và duy vật lịch sử, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phỏng vấn chuyên gia. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, tác giả đã thực hiện phân tích định tính và định lượng, thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn thông tin khác nhau, sử dụng các công cụ khác nhau. Cụ thể, những thông tin dùng trong phân tích được thu thập từ những nguồn sau:

2.2.1 Thu thập số liệu sơ cấp

Xây dựng chiến lược Thu thập số liệu Phân tích bên ngoài Phân tích bên trong Nguy cơ Cơ hội Mục tiêu nghiên cứu Điểm mạnh mạnh Điểm yếu

Lựa chọn chiến lược

24

Các số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách quan sát thực tế và khảo sát ý kiến Ban lãnh đạo, người lao động thông qua việc phỏng vấn trực tiếp, qua email và bảng câu hỏi; các câu hỏi xoay quanh các đối tượng cần nghiên cứu tại Trường như Cơ sở vật chất - tài chính; Đào tạo – nghiên cứu khoa học; Tổ chức bộ máy và văn hoá tổ chức của trường. Đối tượng khảo sát: là lãnh đạo các phòng ban như Đào tạo Đại học, Phòng chính trị và công tác quản lý học sinh sinh viên, phòng quản trị, phòng Hành chính tổng hợp, cán bộ công tác tại Trường Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà nẵng, các đối tượng nộp đơn thi tuyển vào làm việc tại Trường. Việc thu thập số liệu thông qua câu hỏi là phương pháp điều tra xã hội học: đây là phương pháp giúp đơn vị xác định được chiến lược phát triển hiệu quả nhất thông qua việc áp dụng phương pháp phỏng vấn, bảng câu hỏi. Các bước thực hiện như sau:

+ Bước 1: xác định chiến lược phát triển của trường trong thời gian đến. Ở đây có thể liệt kê ra một số nội dung cần tham khảo từ cán bộ, nhân viên trong trường như: đánh giá về uy tín trong công tác đào tạo của trường so với các trường đại học khác trên cùng địa bàn; xác định đối thủ cạnh tranh chính của đơn vị; những điểm cần quan tâm đối với việc đẩy mạnh hoạt động đào tạo của trường ….; từ những đối tượng tham gia tuyển dụng, học sinh sinh viên theo học tại trường.

+ Bước 2: Thiết kế phiếu khảo sát. Phiếu khảo sát gồm 3 phần:

- Phần 1: thông tin sơ bộ về cá nhân người được tham khảo, chủ yếu thông tin thời gian công tác, giới tính, chức vụ, độ tuổi.

- Phần 2: khảo sát ý kiến của CBCNV nhà trường; đối tượng đăng ký dự tuyển vào làm việc tại Trường nhằm đánh giá, nhìn nhận về các yếu tố nội bộ, khả năng cạnh tranh của trường; đối thủ cạnh tranh …. Đây chính là phần cốt lõi của quá trình nghiên cứu. Thang đo sử dụng: sử dụng thang đo Likert

25

với 5 mức từ 1 đến 5 cụ thể như sau: (5) rất yếu, (4) yếu, (3) trung bình, (2) tốt, (1) rất tốt.

+ Bước 3: Tiến hành khảo sát. Do không thể khảo sát toàn bộ người lao động tại trường nên khi tiến hành khảo sát tác giả tiến hành chọn mẫu 60 người (chiếm 30% người lao động của trường), trong đó có 24 lãnh đạo và 36 nhân viên. Đối với đối tượng đăng ký dự tuyển tác giả khảo sát được 110/122 đối tượng.

Trong tổng số 260 cán bộ viên chức công tác tại Trường, chiếm trên 50% là cán bộ giảng viên trẻ mới được tuyển dụng mới, đối tượng này có điểm tương đồng với 110 đối tượng đăng ký dự tuyển nên 60 mẫu được chọn phỏng vấn không phải là chọn ngẫu nhiên. Trong 60 mẫu được chọn phần lớn là cán bộ viên chức cấp quản lý, đối tượng này có thâm niên làm việc lâu năm nên các nhận xét, đánh giá, nhìn nhận thực trạng của Trường cũng như nguồn thông tin chính xác về các Trường đối thủ, ngoài ra đây cũng là cơ hội để người viết được phỏng vấn sâu hơn các cấp quản lý về một số vấn đề lớn được trình bày trong luận văn; 36 cán bộ viên chức còn lại được phân đều cho các phòng, khoa, bộ môn.

+ Bước 4: Xử lý số liệu.

Tổng hợp, phân tích kết quả từ các tác nhân, các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng chính đến hoạt động nhà trường từ đó đưa ra các chỉ tiêu cụ thể để xây dựng chiến lược.

Tác giả đã thiết kế bảng hỏi, sau đó xin ý kiến các chuyên gia để hoàn thiện. Bảng hỏi đã được phỏng vấn thử và hoàn thiện trước khi triển khai khảo sát trên diện rộng. Xem chi tiết bảng hỏi ở phụ lục 1, phụ lục 2.

2.2.2 Thu thập số liệu thứ cấp

+ Bên ngoài đơn vị:

26

- Tạp chí Y học phát hành hàng tháng các năm 2011, 2012, 2013. + Bên trong đơn vị:

- Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2012, 2013 của Trường Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà nẵng.

- Định hướng phát triển các ngành đào tạo mới tại Trường Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà nẵng giai đoạn 2015 – 2020.

Thông tin từ các báo cáo trên giúp tác giả có thể đánh giá được tình hình hoạt động của đơn vị và sự cần thiết phải hoạch định chiến lược phát triển cho đơn vị trong thời gian đến.

Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu:

Đối tượng tập trung nghiên cứu của đề tài hướng đến việc xác định rõ định hướng phát triển trong thời gian tới của trường chính là phải đẩy mạnh đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên và điều dưỡng viên. Về nguyên tắc lựa chọn đối tượng nghiên cứu đảm bảo phù hợp với mục đích của cuộc nghiên cứu, đảm bảo tính khách quan, tính đại diện, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan nào của quá trình nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu.

Địa điểm nghiên cứu: luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu tại Trường Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà nẵng.

Thời gian khảo sát: từ tháng 1/2014 đến tháng 9/ 2014.

2.3 Phƣơng pháp xử lý số liệu

2.3.1 Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích, hệ thống hóa

Tác giả áp dụng các phương pháp trên trong quá trình thu thập các nguồn tài liệu về kiến thức lý thuyết, tổng hợp toàn bộ các kiến thức thu thập được sau đó phân tích tính hợp lý, tính khả dụng của các kiến thức trên đối với đề tài đã được lựa chọn, hệ thống hóa và chọn lọc phần kiến thức sẽ được áp dụng trong luận văn tránh sự quá tải trong quá trình trình bày luận văn

27

cũng như khả năng áp dụng các kiến thức trên vào quá trình thực hành xây dựng chiến lược thực tế.

2.3.2 Phƣơng pháp thống kê

Tác giả thực hiện việc thống kê các số liệu, bảng biểu về tình hình thực hiện các chỉ tiêu về tình hình tài chính, kết quả tuyển sinh, kết quả đào tạo …., từ đó rút ra các kết luận tại thời điểm hiện tại và dự báo các xu hướng có thể xảy ra trong tương lai.

2.3.3 Phƣơng pháp so sánh, phân tích mô tả, tổng hợp

Phương pháp này dựa trên việc tính toán các chỉ tiêu, sau đó so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu của đơn vị thực hiện qua các năm hoặc so sánh với các đơn vị khác hoặc so với các giá trị trung bình của ngành, của thị trường. Các bước thực hiện phương pháp so sánh như sau:

(1) Thu thập thông tin: Người đánh giá thu thập các thông tin về các chỉ tiêu được sử dụng làm chuẩn để so sánh.

(2) Tiến hành so sánh: Sau khi thu thập thông tin, người đánh giá tiến hành phân tích, xử lý thông tin rồi rút ra kết luận về mục tiêu đánh giá.

Phương pháp này khá đơn giản tuy nhiên độ chính xác thường không cao nếu các chỉ tiêu được sử dụng để so sánh không chính xác hoặc việc phân tích chỉ tiêu không dựa vào tình hình nên kinh tế tại mỗi thời điểm đánh giá.

Số liệu được thu thập từ các phiếu điều tra, sau khi được kiểm tra và làm sạch, các dữ liệu sẽ được chuyển sang phần mềm excel để thống kê, phân tích.

28

CHƢƠNG 3. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y DƢỢC ĐÀ NẴNG

3.1 Khái quát về Trƣờng Đại học Kỹ thuật Y Dƣợc Đà nẵng 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Y Tế II được thành lập ngày 26 tháng 3 năm 1963, ban đầu là trường cán bộ Quân-Dân Y được thành lập để phục vụ chiến đấu cho chiến trường Trung – Trung Bộ, đóng tại sông Re Quãng ngãi, năm 1966, tách ra thành trường Cán bộ y tế Trung –Trung bộ đóng tại Khu 5. Ngày 02 tháng 6 năm 1976, Bộ Y tế Quyết định, đổi tên Trường thành Trường Trung Học Kỹ Thuật Y Tế trung ương II –Đà nẵng. Ngày 03 tháng 01 năm 1997, Bộ Y Tế đổi tên trường thành Trường Trung Học Kỹ Thuật Y Tế trung ương II – Bộ Y Tế. Trường Cao đẳng Kỹ Thuật Y Tế II được thành lập theo quyết định số 907/QĐ-BGDĐT, ngày 27 tháng 02 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trên cơ sở trường Trung học Kỹ Thuật Y Tế II trực thuộc Bộ Y tế. Hiện nay,Trường Cao đẳng kỹ thuật y tế II được nâng cấp và đổi tên thành Trường Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà nẵng.

3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ

Trường Đại học kỹ thuật Y- Dược Đà nẵng là đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc Bộ y tế, chịu sự lãnh đạo, quản lý của Bộ trưởng Bộ y tế, chịu sự quản lý của nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chịu sự quản lý theo lãnh thổ của Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Đà nẵng và chịu sự chỉ đạo của các cơ quan chức năng khác theo qui định của Pháp luật. Trường có tư cách pháp nhân có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động độc lập.

Chức năng của Trường đào tạo các ngành Điều dưỡng, Kỹ thuật Y và Dược ở trình độ đại học, sau đại học và thấp hơn. Đào tạo liên thông, đào tạo

29

lại, đào tạo liên tục cán bộ y tế cho các cơ sở y tế trong, ngoài công lập và cung cấp các dịch vụ phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân.

Nhiệm vụ của Trường là đào tạo nguồn nhân lực Điều dưỡng, kỹ thuật Y và dược có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức và năng lực thích ứng với việc làm trong xã hội, tự tạo việc làm cho mình và cho người khác, có khả năng hợp tác bình đẳng trong quan hệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

3.1.3 Cơ cấu tổ chức

3.1.3.1 Ban giám hiệu(Gồm hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng)

3.1.3.2. Các phòng chức năng

1. Phòng Hành chính tổng hợp 2. Phòng Tổ chức cán bộ 3. Phòng Quản lý đào tạo

4. Phòng Nghiên cứu khoa học và Hợp tác Quốc tế 5. Phòng Tài chính – Kế toán

6. Phòng Quản trị vật tư

7. Phòng khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục 8. Phòng Quản lý học sinh –sinh viên

3.1.3.3 Các khoa

1. Khoa Điều dưỡng 2. Khoa Kỹ thuật Y học 3. Khoa Dược

4. Khoa Y

3.1.3.4 Các bộ môn trực thuộc

1. Bộ môn khoa học cơ bản 2. Bộ môn Lý luận chính trị 3. Bộ môn giáo dục thể chất

30 4. Bộ môn tin học

5. Bộ môn ngoại ngữ 6. Bộ môn bảo trì thiết bị

3.1.3.5 Các đơn vị trực thuộc

1. Trung tâm dữ liệu và thư viện Y-Dược 2. Trung tâm chuẩn đoán y khoa

3. Trung tâm tin học-Ngoại ngữ

4. Trung tâm khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục

3.1.4 Hoạt động đào tạo

- Đào tạo cán bộ y tế ở trình độ Đại học, sau đại học và thấp hơn về Điều dưỡng, kỹ thuật y, Dược và các chuyên ngành khác khi được giao.

- Tổ chức tuyển sinh và quản lý sinh viên, học sinh theo quy chế của Bộ Giáo dục đào tạo và Bộ Y tế.

- Xây dựng chương trình Đào tạo, kế hoạch dạy học trên cơ sở chương trình khung do Bộ giáo dục Đào tạo và Bộ Y tế ban hành. Tổ chức biên soạn, thẩm định giáo trình và tài liệu dạy học cấp cho các đối tượng được phép đào tạo.

- Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu chương trình đào tạo đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế phê duyệt. Thực hiện các quy chế tổ chức đào tạo của Bộ giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế.

- Liên kết và phối hợp với các viện, trường Đại học Kỹ thuật, Đại học Điều dưỡng và Đại học Y Dược trong và ngoài nước để tổ chức đào tạo các đối tượng có trình độ đại học, sau đại học phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của trường.

31

Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ, ứng dụng các thành tựu khoa học – kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng đào tạo góp phần bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Tham gia giải quyết những vấn đề khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực kỹ thuật y học, điều dưỡng và Dược đáp ứng nhu cầu đời sống, kinh tế- xã hội và an ninh quốc phòng.

Hợp tác với các viện nghiên cứu, bệnh viện, trường Đại học trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế trong việc tổ chức triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học phục vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Tổ chức các hoạt động giáo dục, tư vấn sức khỏe, cung ứng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe gia đình và cộng đồng.

Tham gia và chủ trì các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học về y tế, xã hội cấp Bộ, cấp tỉnh và cấp cơ sở.

Tổ chức quản lý và cung cấp các nguồn thông tin khoa học kỹ thuật và công nghệ. Xuất bản và phát hành các tập san, tạp chí, ấn phẩm khoa học, tài liệu, giáo trình phục vụ cho công tác đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ của trường theo qui định hiện hành của nhà nước.

3.1.6 Quan hệ hợp tác quốc tế

Thông qua Vụ hợp tác quốc tế của Bộ y tế, trường chủ động khai thác, thiết lập các mối quan hệ hợp tác về đào tạo, nghiên cứu khoa học xây dựng các chương trình, dự án đầu tư liên doanh, liên kết với các nước kể cả tổ chức chính phủ và phi chính phủ, trình Bộ phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi phê duyệt.

Xây dựng kế hoạch đoàn ra, đoàn vào theo chương trình hợp tác quốc tế của trường, trường cử cán bộ, giảng viên đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài và mời giảng viên, chuyên gia nước ngoài tham gia giảng dạy, nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm tại trường theo qui định của nhà nước.

32

Liên kết với các viện, trường và các tổ chức quốc tế trong việc tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn, đào tạo về các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của trường. Trao đổi học sinh, sinh viên theo chương trình hợp tác quốc tế đã ký kết và được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3.2. Phân tích các yếu tố bên ngoài ảnh hƣởng đến nhà trƣờng 3.2.1 . Phân tích môi trƣờng vĩ mô

3.2.1.1. Các yếu tố kinh tế

Nền kinh tế có mức tăng trưởng cao, đời sống của người dân cũng dần được cải thiện thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng, nhu cầu bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của người dân, các tổ chức lao động đòi hỏi ngày càng cao cả về chất lượng và số lượng; các cơ sở y tế, trung tâm, trường đào tạo lĩnh vực y, dược, kỹ thuật y dược phải nỗ lực nhiều hơn cho việc phát triển sản phẩm dịch vụ và cao hơn là chất lượng của các cán bộ y tế đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển Trường Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)