Chi tiết ngộ nghĩnh

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm nghệ thuật trong tập thơ Những người bạn im lặng của Phạm Hổ (Trang 98)

Trẻ thơ là lứa tuổi hiếu động, luôn tò mò muốn khám phá nhận thức thế giới quanh mình. Bởi vậy, các em có rất nhiều thắc mắc cần được người lớn giải đáp. Đôi khi người lớn chúng ta lại gặp khó khăn trong việc làm thế nào giải thích cho trẻ hiểu một vấn đề tưởng chừng rất đơn giản trong cuộc sống hàng ngày.

Đọc bài Soi gương để trả lời cho câu hỏi hồn nhiên của trẻ, bố đã đưa ra

lời giải thích vừa hóm hỉnh, hài hước đồng thời lại mang hàm ý nhắc nhở bé:

Có ai đang khóc nhè Mà soi gương không bố Một đứa khóc đủ rồi Soi chi thành hai đứa. (Soi gương)

Những câu hỏi đáp như vậy thường gợi cho các em những liên tưởng về sự khéo léo, kỳ diệu của con người trong cuộc sống. Với lối thơ hỏi đáp tạo nên sự hóm hỉnh, hài hước, tinh nghịch rất trẻ thơ. Các em nhỏ không khỏi

tủm tỉm cười vì thấy thấp thoáng bóng dáng của mình qua hình ảnh đàn gà con: Gà mẹ hỏi gà con: - Đã ngủ chưa đấy hả? Cả đàn gà nhao nhao: - Ngủ cả rồi đấy ạ ! (Ngủ rồi)

Trong thực tế đã gọi là ngủ thì có nghĩa là không nghe thấy gì, không nói nữa nhưng trong tình huống này thì vấn đề lại khác. Các chú gà - hay đó cũng chính là các bạn nhỏ lại quan tâm đến việc phải lễ phép với người lớn hơn. Bởi vậy khi gà mẹ hỏi các con đã ngủ chưa, không ai bảo ai cả đàn gà đồng thanh đáp lời của mẹ, chúng cùng nhau khẳng định là đã ngủ rồi để gà mẹ yên tâm.

Với sự quan sát tài tình, sự hiểu biết và lòng yêu mến thế giới loài vật kết hợp với ngòi bút miêu tả linh hoạt, hóm hỉnh Phạm Hổ đã tạo nên một thế giới loài vật ngộ nghĩnh gần gũi với thiếu nhi.

Sự ngây thơ của con trẻ hay những nhầm lẫn đáng yêu của các bé làm cho bố mẹ đôi khi vừa sợ nhưng lại thấy buồn cười, giống như hình ảnh của chú bê con nhìn thấy ao bèo lại tưởng là đám cỏ non nhảy vào chơi bê ta mới biết. Đú chớnh là logic của sự ngõy thơ, nú hũa nhập vào:

“Bỗng bê ối chết Uống nước một hồi Lên bờ nhìn lại đúng ao bèo rồi...”

Còn bài thơ Bê hỏi mẹ cho dù đọc lên trẻ thấy buồn cười sự ngây thơ

của chú bê nhưng đó lại là một triết lý mang ý nghĩa đạo lý sâu thẳm khác. Bài thơ có hai nhân vật: Nhân vật bê con tồn tại trong trong bài thơ bằng ba

câu hỏi. Câu nào cũng ngơ ngác chứa đầy nghịch lý nhưng đó là nghịch lý nằm trong quy luật của vũ trụ, quy luật của loài người:

- Mẹ uống sữa lúc nào Mà sữa đầy vú mẹ Còn con bú nhiều thế Sữa lại chảy đi đâu? Ơ kìa, mẹ không nói Lại cứ cười là sao? (Bê hỏi mẹ)

Có thể thấy rằng chất hài hước hết sức cần thiết. Bởi yếu tố này có sức thuyết phục mạnh mẽ đối với bạn đọc nhỏ tuổi. Các em ưa chuộng sự ly kì và thích cái vui, cái dí dỏm, bất ngờ. Yêú tố hài hước có tác dụng mang lại tiếng cười sảng khoái, giúp các bạn nhỏ có sự thư giãn, bớt phần tẻ nhạt mà còn giúp trẻ biết cười, tự cười cái ấu trĩ khiếm khuyết của chính mình hay chính là giúp trẻ đứng cao hơn để tự nhận thức, tự giáo dục bản thân mình. Do vậy chúng ta luôn rất cần những tác phẩm văn học như vậy mang đến cho thiếu nhi.

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm nghệ thuật trong tập thơ Những người bạn im lặng của Phạm Hổ (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)