Ngôn ngữ giàu hình ảnh:

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm nghệ thuật trong tập thơ Những người bạn im lặng của Phạm Hổ (Trang 71)

Không chỉ giàu tính nhạc, giàu màu sắc, thơ Phạm Hổ còn giàu hình ảnh. Học tập K.Trucopxki, nhà thơ sử dụng chất liệu là những hình ảnh trong kho tàng văn học dân gian. Ngoài ra, ông cũng sử dụng những hình ảnh dung dị, gần gũi với đời thường, sử dụng nhiều từ tượng hình.

2.3.1. Hình ảnh mang màu sắc cổ tích, truyền thuyết

Nắm bắt được yếu tố tích cực, lành mạnh trong di sản vô giá của văn học dân gian, Phạm Hổ đã vận dụng tài tình giá trị tinh thần cao quý, đầy ắp âm điệu quê hương xứ sở đó để tạo hình ảnh cho thơ của mình. Yếu tố văn học dân gian làm nên sức hút kì lạ đối với tuổi thơ bằng màu sắc huyền thoại, cổ tích.

Trong bài thơ Thị ở tập thơ Những người bạn trong vườn, tác giả đã lấy hình ảnh quả thị trong truyện cổ tích Tấm Cám dể dẫn dắt các em trở về gặp

cô Tấm thảo hiền xưa kia:

...Người qua nhìn lên Thị thơm nhìn xuống Thị muốn theo về Chơi cùng thị xóm...”

“...Bà kể thị này Ngày xưa cô Tấm Chui vào đây trốn Đợi ngày gặp vua...” (Thị)

Truyện Cây khế trong kho tàng truỵên dân gian rất quen thuộc với các

em. Nhà thơ đã dùng hình ảnh khế chia năm cánh để đưa vào bài thơ của mình. Ai nặn lên hình Khế chia năm cánh Khế chín đầy cây Vàng treo lóng lánh (Khế)

Tiếp nhận và sáng tạo các yếu tố dân gian - đó là nét đặc sắc trong nghệ thuật thơ Phạm Hổ. Đọc thơ Phạm Hổ ta thấy phảng phất màu sắc của các

truyện cổ tích, truyền thuyết từ Tấm Cám, Cây Khế, đến Mai An Tiêm. Tiếp

tục khai thác những yếu tố truyền thuyết, một lần nữa Phạm Hổ lại thành công

trong với bài Dưa:

Dây dưa hấu yếu mềm

Sinh đàn con to nặng Mẹ không bế nổi con Đành giao nhờ đất ẵm Bao nhiêu đất cũng ẵm (Dưa)

Dưa hấu mẹ sở dĩ để con nằm dưới đất vì “dây dưa hấu yếu mềm” nhưng lại “sinh đàn con to nặng” vì vậy để chắc chắn đàn con không bị xây

xát, bị thương thì mẹ dưa hấu “đành giao nhờ đất ẵm”. Hình ảnh những quả dưa “to nặng” căng mọng nước ngọt, thơm hiện lên sinh động trước mắt các em.

Tài sản vô giá mà nhà thơ Phạm Hổ dành cho các em nhỏ là sản phẩm của một tâm hồn lớn lao, sâu sắc, đậm đà tình nghĩa, say mê khám phá những điều kỳ diệu ở mảnh “đất lành”- vốn cổ và sự hồn nhiên của trẻ thơ.

2.3.2. Hình ảnh giản dị, gần gũi trong đời thường

Tuổi thơ của mỗi người thường có những kỷ niệm với thế giới xung quanh. Từ cây cối trong vườn đến từng bậc thềm, ô cửa sổ..., tất cả đều trở nên thân quen, gần gũi. Những hình ảnh đó nhiều khi thơ ca ít nói tới. Phạm Hổ lại khác. Những hình ảnh của sự vật, hiện tượng rất quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày được Phạm Hổ đưa vào trong thơ, đem đến cho nó chất thơ.

Giường là một vật thân thương trong gia đình, nơi vỗ về giấc ngủ của

bé, của ông bà, cha mẹ. Nơi chứng kiến sự trưởng thành của bé mỗi ngày cũng trở thành tứ thơ thật duyên, thật đáng yêu chứa đựng biết bao tình yêu thương mà cha mẹ dành cho bé:

Từ nôi sang đây Bé nằm suốt ngày Bé ngủ suốt đêm Bố mẹ hai bên Bé nằm ở giữa Chiếu luôn một cỡ Trải xuống là vừa Bé ngày một lớn Giường là thước đo. (Giường)

Khi miêu tả Có một ngôi sao nấp sau cành lá, nhà thơ đã dụng công tìm

tòi và đưa ra hàng loạt những hình ảnh quen thuộc chính xác, bất ngờ nhưng có khả năng tạo hình và biểu cảm cao để so sánh và làm cho trẻ có những liên tưởng bất ngờ. Qua đó giúp cho năng lực tư duy hình ảnh của trẻ ngày càng được củng cố, bồi đắp và phát triển hơn. Tác giả đã đưa ra một số hình ảnh như hình ảnh mắt trẻ em đang dõi tìm bạn mình trốn trong trò chơi trốn tìm, hay mắt của chú trinh sát đang dõi tìm giặc khi được giao nhiệm vụ canh gác, rồi thì như mắt của chú mèo rất sáng trong đêm. Và cuối cùng, tác giả tìm ra một hình ảnh vừa thể hiện được hình dáng vừa thể hiện được giá trị của ngôi sao trên bầu trời đó là viên ngọc.

Còn khi miêu tả sự đa dạng của các loại chân trong cuộc sống tác giả đã sử dụng hàng loạt các hình ảnh, từ tượng hình để miêu tả nhằm làm nổi rõ sự phong phú của thế giới sự vật:

Chân vịt hình mái chèo Chân tàu hình chong chóng Chân xe: bánh lăn tròn Chân bàn im đứng thẳng... (Chân)

Cũng vẫn là hình ảnh hoa sen có ở bất kỳ vùng nông thôn trên đất nước Việt Nam. ở đây tác giả lại không đi vào miêu tả cảnh hồ sen bát ngát hoa và tràn ngập hương thơm như các tác giả khác. Phạm Hổ lại đi vào miêu tả khoảnh khắc sen nở để thông qua đó gợi lên sự lớn dần của đứa trẻ từng phút, từng giờ: Con ơi Sen nở Như con Lớn lên Ngồi rình

Mà xem Nào ai Thấy rõ

( Sen nở)

Như vậy, trong tập thơ Những người bạn im lặng, cái quen thuộc trong thơ

của Phạm Hổ không chỉ dừng lại ở chất liệu được nhiều người sử dụng mà cái quen còn là những đồ vật, sự vật hiện tượng được đưa vào thơ, được xây dựng thành hình tượng còn là những vật hết sức bình dị, thô mộc hết sức gần gũi với con người, cần thiết trong đời sống gia đình, là những thứ dễ bị lãng quên trong cuộc sống. Bằng con mắt trẻ thơ Phạm Hổ đã thổi phồng sự sống vào các vật vô tri vô giác làm cho mọi vật đều có tâm hồn, mọi vật đều nhấp nháy lên những điều mới lạ, những ánh diệu kỳ.

Chương 3

Các biện pháp tu từ sáng tạo -

Cấu trúc độc đáo - chi tiết ngộ nghĩnh

“nghệ thuật là hình thái ý thức xã hôi đặc biệt, dùng hình tượng sinh động, cụ

thể và gợi cảm để phản ánh hiện thực và truyền đạt tư tưởng, tình cảm” [37].

Tuy nhiên, bên cạnh hình tượng, Phạm Hổ còn dùng rất nhiều yếu tố nghệ thuật khác như các biện pháp tu từ sáng tạo, cấu trúc độc đáo, chi tiết ngộ nghĩnh... để góp phần làm nổi bật hình tượng và phản ánh hiện thực cũng như truyền đạt tư tưởng, tình cảm của nhà thơ.

3.1.Biện pháp tu từ sáng tạo

Thế giới của trẻ thơ là thế giới của tưởng tượng, của khám phá. Để thâm nhập vào thế giới ấy cần phải có con mắt trẻ thơ, tâm hồn trẻ thơ, suy nghĩ trẻ

thơ. Tập thơ Những người bạn im lặng đã đến với độc giả nhỏ tuổi bằng con

đường ấy, êm ả ngọt ngào trong cách liên tưởng, tưởng tượng, ngộ nghĩnh trong cách so sánh, sống động trong cách nhân hoá. Thành công của tập thơ có sự góp mặt không nhỏ của các biện pháp tu từ: nhân hoá, so sánh, ẩn dụ, lặp ... trong đó đặc biệt nổi bật là các biện pháp nhân hoá, so sánh, lặp. Đây cũng là các biện pháp tu từ sử dụng phổ biến trong thơ viết cho thiếu nhi nói chung và trong thơ Phạm Hổ nói riêng.

3.1.1. Phép trùng điệp

Lặp (trùng điệp) là cách dùng đi dùng lại một yếu tố ngôn ngữ nào đó để tạo ra tính liên kết giữa các câu chứa yếu tố đó. [22]

Có 3 cách sử dụng phép lặp, đó là: Lặp từ vựng, lặp cấu trúc ngữ pháp và lặp ngữ âm.

a. Sử dụng phép lặp từ vựng

Một trong những thành công của tập thơ Những người bạn im lặng mà

chúng ta không thể không nhắc đến là biện pháp tu từ lặp. Sử dụng biện pháp tu từ lặp thể hiện được cảm xúc, đem lại màu sắc biểu cảm rõ rệt đồng thời làm cho các khuôn âm trở đi trở lại kết cấu trùng điệp, tạo ra tính nhạc cho bài thơ, cấu trúc nhịp điệu đều đặn, tạo giai điệu luyến láy, có thể đọc đi đọc lại nhiều lần làm cho các ý tưởng được gia tăng củng cố, nhấn mạnh tác động đến nhận thức và tình cảm của trẻ.

Phạm Hổ sử dụng tương đối nhiều cách lặp khác nhau. Lặp từ vựng, lặp cấu trúc ngữ pháp đến lặp ngữ âm đều được ông sử dụng một cách thuần thục

làm cho sự vật, hiện tượng trở nên sống động và hấp dẫn vô cùng.

Để nhấn mạnh tác dụng phong phú của thước “đo hoài – không hết”, nhà thơ đã sử dụng lặp âm đầu “đo” trong câu thơ thể hai từ kết hợp với những tính từ trái nghĩa thấp – cao, rộng – dài, yếu – khoẻ...:

Đo thấp Đo cao Đo rộng Đo dài Đo đúng Đo sai Đo thừa ... Đo dở Đo hay Đo đêm Đo ngày...

Để làm rõ đối tượng miêu tả, nhà thơ sử dụng lặp như để liệt kê yếu tố có cùng vị trí:

Hoa thấp Hoa cao Hoa trước Hoa sau

Trong Một ông trăng, Phạm Hổ sử dụng biện pháp lặp kết hợp với sóng đôi nhằm đem lại màu sắc biểu cảm nhấn mạnh tính chất trăng “của mỗi

người - của mọi người” đồng thời tạo nên nhịp điệu dồn dập, góp phần phản

ánh sự phong phú, đa dạng và phức tạp của hiện thực khách quan thu hút sự chú ý của đọc giả lứa tuổi nhi đồng và làm cho các em cảm thấy trăng cũng giống như một người bạn nhỏ, cũng có tâm tư, tình cảm, có những mối quan hệ giống con người. Trăng cũng có bạn, có thầy, có mẹ, có ông... Trăng cũng vui chơi, cũng rước đèn, thả diều, cũng học bài, cũng thi hát. Ngoài ra, trăng còn biết giúp đỡ mẹ những công việc nhỏ vừa sức của mình.

Một bầu trời Một ông trăng Mỗi một tháng Một lần tròn. Trăng trên sông

Trăng trên lúa. Trăng tiễn thầy Trăng đón bạn Trăng vắng mẹ Trăng còn ông. Trăng thả diều Trăng gánh cỏ Trăng súng nổ Trăng giặc rơi

b. Lặp cấu trúc ngữ pháp và lặp ngữ âm

Trong thơ, việc sử dụng hình thức lặp cấu trúc ngữ pháp rất được các nhà thơ chú ý dùng. Ngoài việc sử dụng như một yếu tố liên kết ý thì việc sử dụng hình thức lặp này còn có tác dụng nhấn mạnh ý tạo ra sự hài hòa cho lời thơ.

Trong bài Bông hoa gì bạn hỡi, việc sử dụng lặp cấu trúc, lặp đầu, lặp cuối làm cho ý đồ trở nên bí ẩn “ bông hoa gì - phút nào cũng có thể hiện lên

và hé mở – Mà không tàn – Lại có nhiều màu sắc vàng, đen, trắng, đỏ – lại ở ngay trên khuôn mặt con người? ” và rồi vỡ oà bởi lời giải đố đầy bất ngờ thú

vị:

Đó là nụ cười Đó là nụ cười

Trao yêu thương bè bạn muôn nơi... Đó là nụ cười

Đó là nụcười

Nuôi màu xanh cho trái đất xanh tươi...

Trong bài thơ Chiếc que đan, phép lặp giúp Phạm Hổ khắc hoạ một

hình ảnh em bé ngoan biết nghĩ đến mọi người trong gia đình, chăm chỉ, giản dị:

Aó đẹp cho mẹ Aó ấm cho cha Từ đôi que nhỏ ...

Ôi đôi que đan Sao mà chăm chỉ Sao mà giản dị Sao mà dẻo dai...

Trong những bài thơ ở phần I – Những chiếc gương nhỏ, Phạm Hổ sử

dụng biện pháp lặp mang tính liệt kê và câu cuối thường lặp lại ý của câu thứ tư vừa để nhấn mạnh, vừa hàm ý giáo dục cụ thể hoặc mở ra tầm nhận thức của trẻ. Đó là sự lớn lên, phát triển về chiều cao có sự biến đổi về hình dạng (Giống như sự biến đổi trong cơ thể em bé) của ngọn cây sau khi so sánh đặc

điểm với các loại “ngọn” khác:

Ngọn lửa đèn lay động Ngọn núi đứng lặng im Ngọn gió không ngừng chạy Ngọn cây ngày cao thêm. Vút lên trời cao thêm. (Ngọn)

Trong các tập thơ của Phạm Hổ nói chung, tập thơ Những người bạn im

lặng nói riêng, đều được tác giả sử dụng biện pháp lặp rất nhiều. Nhờ sử dụng

biện pháp lặp cấu trúc bài thơ tạo nên các móc xích, các lớp nhịp điệu đều

đặn:

Nhìn bé cây vẫy mời Học xong ra chơi nhé! Học xong ra chơi nhé! (Sân cây) Hay : Có ánh đèn bé thắp Trên những vì sao xa Trên mỗi vì sao xa (Có...)

Phép lặp trong bài thơ Vịt lại có tác dụng nhấn mạnh tính thầm lặng,

chịu đựng của vịt khi đẻ trứng:

Gà đẻ ban ngày Vịt đẻ ban đêm Gà đẻ cục tác Vịt đẻ lặng im... Như trứng lặng im... (Vịt) 3.1.2. Biện pháp nhân hoá

Nhân hoá (hay nhân cách hoá) là một biến thể của ẩn dụ, trong đó người ta lấy những từ ngữ biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của con người để biểu thị, dấu hiệu của đối tượng không phải con người, nhằm làm cho đối tượng được miêu tả trở nên gần gũi dễ hiểu hơn, đồng thời làm cho người nói có khả năng bày tỏ kín đáo tâm tư, thái độ của mình. [37]

Theo tác giả Đinh Trọng Lạc trong cuốn 99 phương tiện và biện

pháp tu từ Tiếng Việt đã tóm gọn về mặt hình thức, nhân hoá có thể được cấu

tạo theo hai cách. Đó là:

- Dùng những từ chỉ tính chất, hoạt động của con người để biểu thị những tính chất, hoạt động của đối tượng không phải con người.

- Coi đối tượng không phải như con người: bộc lộ tâm tư, trò chuyện với nhau.

a. Nhân hóa dùng đại từ nhân xưng

Nắm rõ được hiệu quả của việc sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, tác giả đã biến những sự vật, những con vật có tâm tư, tình cảm giống như con người, cùng sống và cùng sinh hoạt với gia đình bé.

Cái Bàn là hàng ngày chỉ là một khối sắt nóng dùng để là quần áo nhưng trong thơ Phạm Hổ Với cách xưng hô “tôi” bàn là trở thành một con

người biết tâm sự về mình với bao tình cảm, nghĩ suy. Nó nhận thấy hình dáng của mình giống như chiếc xe lu chậm chạp, chỉ làm một công việc duy nhất là đi đi lại lại san phẳng cho mặt đường mới làm. Còn bàn là cả đời cũng làm một công việc duy nhất là làm cho quần áo nhàu nhĩ được phẳng phiu. Cho dù công việc của mình rất nhỏ bé nhưng bàn là đã mang đến niềm vui cho mọi người. Đó là tạo ra những bộ quần áo phẳng, đẹp, bởi vậy nó rất vui:

Tôi như chiếc xe lu Là quần áo thật phẳng Vải được là, đẹp ra Lụa được là, rực sáng Sờ người tôi lạnh tanh

áo quần nhàu ngán ngẩm Tôi sống bằng sức nóng (Bàn là)

Trong con mắt của nhà thơ Phạm Hổ, tất cả sự vật như cùng sống, cùng sinh hoạt với gia đình. Do vậy cách tác giả sử dụng hàng loạt các đại từ nhân xưng để gọi các sự vật thật hay. Đinh được gọi là chú:

Xong rồi, hóm hỉnh Chú đinh tươi tỉnh Nhô đầu nhìn quanh..

Dây phơi được gọi là chị:

Một chuỗi ngọc xinh Mưa rào gửi lại Tặng chị dây phơi.

Còn hòn đá mài lại được gọi là ông, ... Cách xưng hô như vậy cho thấy các sự vật trở nên đáng yêu, gần gũi như chính những người thân sống trong

cùng một gia đình. Đặc biệt hơn cả là tác giả đã nhân hóa cây dưa hấu trở thành một người mẹ trong gia đình, luôn chăm lo cho các con.

Ngoài ra tác giả còn sử dụng hàng loạt các đại từ nhân xưng ngôi thứ hai khác để gán cho đối tượng là thiên nhiên. Đất lại được gọi là bác, trăng được gọi là ông, ...

b. Nhân hóa dùng từ chỉ tính chất, hoạt động của con người * Đối tượng là sự vật

Biện pháp nhân hoá còn làm cho những vật dụng quá đỗi quen thuộc trong đời sống hàng ngày như Đinh, Rế, Chổi, Dao và kéo, Cầu chì, Hòm thư, Bảng chỉ đường, Cầu, Bàn là, Giường, Thước... trở nên gần gũi hơn, sống động hơn. Trong thế giới ấy chúng cựa quậy và phát ra tiếng nói, khi thì thầm, lúc ríu rít, inh ỏi, khi lại tâm tình trò chuyện như con người:

Cái kính thật ngoan khi giúp bà xâu kim, giúp ông đọc báo. Cái Đinh lại thật dễ thương, hóm hỉnh “Cho chị treo gương, cho em treo ảnh”. Cái dao

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm nghệ thuật trong tập thơ Những người bạn im lặng của Phạm Hổ (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)