Nhữngngười bạn ồn ào

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm nghệ thuật trong tập thơ Những người bạn im lặng của Phạm Hổ (Trang 34)

1.3.1. Những người bạn động vật

Bằng tài năng và sự quan sát tinh tế trong việc phát hiện những đặc điểm riêng của của các con vật, Phạm Hổ đã chọn lựa những chi tiết độc đáo để miêu tả một cách ấn tượng nhất hình ảnh những người bạn loài vật đáng yêu. Thơ của Phạm Hổ không đi sâu tìm hiểu đời sống và những hoạt động của loài vật mà ông chủ yếu khai thác những nét tính cách, vẻ đẹp của chúng qua đôi mắt trẻ thơ. Các loài vật được nhắc đến trong thơ ông vừa mang đặc điểm của giống loài vừa mang tính cách ngây thơ của con trẻ.

Vườn thơ của ông về các loài vật như một vườn bách thú với nhiều loài chim và thú quý. Ngoài ra còn có rất nhiều những con vật được nuôi trong gia đình rất gần gũi với con người như mèo, chó, gà, vịt, trâu, bò, lợn...hay những

con vật ở rừng như thỏ, nai, cáo, voi...còn có những con vật khác quen thuộc với người nông dân và các em thiếu nhi ở nông thôn như dế, ếch, nhái,..Ta gặp trong thơ ông một xã hội loài vật rất đông, rất vui, đầy tiếng kêu, tiếng hót… và đó cũng là một xã hội nhộn nhịp, ríu rít, inh ỏi những tiếng nói, tiếng cười, tiếng hát của trẻ con, một xã hội của trẻ con luôn luôn náo động rất đáng yêu.

a. Những người bạn được nuôi trong nhà:

Đây là những người bạn rất gần gũi với các em. Chúng đều là những

con vật hiền lành, đáng yêu. Trong bài thơ Chú bò tìm bạn, tác giả đã giới

thiệu một chú bò con có tính cách thật thà, hơi ngốc một tý nhưng rất hiền hậu, dễ thương, nhất là chú ta rất mong muốn được kết bạn. Vào lúc mặt trời

xuống, “Mặt trời rúc bụi tre” không gian đã bớt dần cái nóng, tâm hồn con

người dường như cũng thảnh thơi hơn thì cũng là lúc bò được thong dong nghỉ ngơi. Chú ra sông uống nước và chợt giật mình khi thấy trên mặt nước thấp thoáng một cái bóng mà chú ngỡ đó là một người bạn. Bò ta thân thiện lên tiếng chào, dĩ nhiên là chào theo cách họ nhà bò:

Bò chào: “Kìa anh bạn! Lại gặp anh ở đây!”

Nước đang mải mê nhìn trời, thấy ngộ quá, không kìm được nữa. Mặt nước xao động, làn sóng chạy loang xa như làn môi hé mở, cười toét, làm cho bóng bò trên mặt nước cũng tan biến. Bò ta cuống quýt trông trước ngó sau

“tưởng bạn đi đâu” thành ra cứ “ậm ò! Tìm gọi mãi”. Bài thơ kết thúc ở đó nhưng tiếng “ậm ò” còn vang mãi trong tâm trí người đọc. Phải chăng đây là một cách tác giả giải thích rằng mỗi khi bò “ậm ò” mà vẫn thường nghe thấy là lúc bò đang đi tìm bạn đấy.

Trong bài Bê đòi bú, các em được tiếp xúc với một chú bê cực kỳ ngộ

nghĩnh nũng nịu và háu ăn, chú ta cứ rối rít như một đứa trẻ sơ sinh suốt ngày rúc mẹ:

“ - Nhanh cho con bú tí

Đói, đói rồi mẹ ơi! - Gì mà nhặng lên thế Mới nhả vú đấy thôi - Nhả vú là đói rồi Mẹ ơi con bú tí!!!”

Còn trong bài Thỏ dùng máy nói, trẻ lại bắt gặp một chú thỏ rất đa nghi,

cứ nhất định muốn người nói ở đầu dây bên kia phải xuất đầu lộ diện thì chú ta mới tin tưởng đó chính là bạn mình:

“Thỏ đây! Ai nói đấy? Mèo à ? Mèo thế nào? Mình không trông thấy cậu Nhỡ đứa khác thì sao?”

Với cách miêu tả dí dỏm, Phạm Hổ cho các bạn nhỏ gặp gỡ những người bạn ngây thơ đáng yêu chẳng hạn một chú ngỗng kia rất chịu khó học bài:

Thấy trứng trong ổ Ngỗng đọc: “O ! O !” Thấy gáo trên vò

Ngỗng quờ (q ) quờ học Thấy lưỡi câu sắt

Ngỗng nhẩm i, i Nhìn sừng trâu đi

Ngỗng cờ ( C ), cờ ( C ) mãi” (Ngỗng học bài)

Bài thơ cho thấy năng lực quan sát tỷ mỷ và khả năng liên tưởng rất chính xác của nhà thơ. Giọng điệu dí dỏm của bài thơ đã nhắc nhở các em phải học tập chăm chỉ, chịu khó ôn bài, học phải đi đôi với hành, vận dụng bài học vào thực tế.

Tác giả còn phát hiện ra tính cách rất khác nhau của hai bạn gà và vịt khi nhảy ổ. Gà hay ca thán, kêu ca còn vịt lại thầm lặng, khiêm nhường:

Gà đẻ ban ngày Vịt đẻ ban đêm Gà đẻ cục tác Vịt đẻ lặng im… Như trứng lặng im… (Vịt )

Cũng qua đó tác giả còn dạy cho bé phân biệt được thuộc tính của hai loài vật tưởng chừng rất quen thuộc được nuôi trong mỗi gia đình, nhưng có mấy bạn nhỏ biết được những thuộc tính ấy.

b. Những người bạn của đồng ruộng:

Thơ Phạm Hổ cũng rất giàu hương vị đồng quê. Đó là vì trong thơ, ông cũng đưa nhiều hình ảnh của các loài vật trên đồng ruộng quê nhà như cua, cá, dế mèn, ... Trong không gian rộng lớn của đồng lúa bao la, dưới ánh trăng vàng bát ngát, hiện lên hình ảnh hai mẹ con nhà cua: cua con ngây thơ, cua mẹ dịu hiền. Cua con đang thắc mắc những điều kỳ diệu xảy ra trong cuộc sống tự nhiên mà tự mình không giải thích được. Tác giả đã khéo léo đặt câu chuyện trong một khung cảnh nên thơ, có gió, có trăng… làm cho không gian thêm đầm ấm giống như không khí trong một gia đình.

Dưới ánh trăng đêm Cua con hỏi mẹ Cô lúa đang hát Sao bỗng lặng im ?

Bằng sự quan sát tinh tế, bằng sự hiểu biết sâu sắc nhất được chắt lọc từ cuộc sống, ông đã khắc hoạ lên hình ảnh các con vật rất quen thuộc với những tính cách ngộ nghĩnh và nhìn chúng bằng con mắt trẻ thơ, nói theo cách nói của trẻ thơ. Bởi thế nên các con vật trong thơ hiện ra rất đáng yêu, ngộ nghĩnh như chính các em và được các em yêu thích.

Trong bài Rong và cá, hình ảnh những con cá nhiều màu sắc hiện lên

rất đẹp. Hồ nước biến thành một sân khấu lung linh. Trên sân khấu, cô rong xanh múa những điệu múa mềm mại, nhẹ nhàng. Những cô cá, cậu cá rực rỡ với những chiếc đuôi hồng đuôi xanh phụ hoạ theo. Rong và cá trở thành những diễn viên múa chuyên nghiệp:

Một đàn cá nhà Đuôi xanh, đuôi hồng

Quanh cô rong đẹp Múa làm văn công

Còn trong bài Khi sắp vào đêm, một lần nữa Phạm Hổ thể hiện một sự

dụng công tìm tòi và cân nhắc từng câu từng chữ bởi vậy âm thanh mô phỏng hết sức tinh tế được gợi lên từ trái tim, từ tình yêu cuộc sống xung quanh mình. Tưởng như rất yên lặng nhưng vẫn nghe thấy bài ca của đồng ruộng, của chú dế, của ếch nhái và của cả những giọt sương đêm đang khe khẽ cựa mình…

Những chú dế kéo đàn rỉ rả

ếch và nhái đồng ca hối hả

...

Cả đồng quê sau một ngày vất vả

Đang lặng im nghe bài hát của đêm dài… (Khi sắp vào đêm)

Âm thanh trong trẻo của tiếng dế, ếch nhái và hình ảnh đồng quê im ắng, tĩnh mịch lúc vào đêm đã tạo ra một bức tranh quê đặc trưng mà ai khi xa

quê cũng đều thấy xao xuyến. Chỉ bằng vài nét chấm phá hết sức chọn lọc và tiêu biểu tác giả đã làm cho hình ảnh làng quê Việt nam được hiện lên thật gợi cảm và giàu chất thơ.

c. Những người bạn biết bay:

Trong tập thơ Những người bạn im lặng mặc dù không có nhiều bài thơ

viết về những người bạn biết bay song tác giả cũng đưa đến giới thiệu cho các bé một số hình ảnh người bạn có cánh này. Chẳng hạn hình ảnh của một bạn

Sẻ rất đanh đá, nhiều lời nhưng cũng rất đáng yêu: Ông bảo xưa chim sẻ

Cũng to như bồ câu Chỉ vì tội cãi nhau Nên ngày gầy bé lại Đến bây giờ...bé lại.

(Sẻ)

Với lời thơ ngắn gọn đồng thời thông qua hình ảnh bạn sẻ trước đây mũm mĩm, xinh xắn, béo khỏe mà giờ đây gầy nhom, bé tẹo và xấu xí tác giả đã chỉ cho trẻ thấy cãi nhau là không tốt, là không nên và nếu không muốn gầy bé như chim sẻ thì đừng nên cãi nhau.

Còn bạn chim sáo thì nhỏ bé nhưng rất nhanh nhẹn, tinh nghịch. Tuy hình dáng và tính tình của sáo rất khác thậm chí đối lập với anh trâu ấy vậy mà sáo lại là bạn thân của anh trâu đấy. Sáo giúp anh bắt rận trên người cho đỡ ngứa. Còn anh trâu lại giúp sáo no bụng. Sáo và anh trâu chơi với nhau những trò chơi rất thú vị. Nhưng trong những trò ấy, bao giờ sáo cũng thắng anh trâu to lớn kềnh càng nhưng lại rất đỗi hiền lành.

“Thách anh trâu đấy

Đánh được sáo đen Anh quất đuôi lên Sáo xà xuống đất

Anh quay sừng húc Sáo lại lên lưng Sáo mổ tứ tung Là anh thua nhé”

(Sáo đậu lưng trâu)

Thế giới những người bạn trong tập thơ Những người bạn im lặng thật

phong phú đa dạng. Đó đều là những hình ảnh quen thuộc, gần gũi với các em trong thiên nhiên và trong thế giới đồ vật. Xây dựng những hình tượng này, nhà thơ đã tuân thủ nghiêm ngặt quan niệm sáng tác của ông. Nhà thơ cũng cho rằng trong thơ viết cho nhi đồng nhất thiết phải có hình tượng thiên nhiên.

Theo ông, thiên nhiên là hiện thân của cái đẹp. “Bằng chính cái đẹp, thiên

nhiên dạy cho ta yêu cái đẹp. Bằng chính sự phong phú, thiên nhiên gợi cho ta nên có cuộc sống phong phú về vật chất và tinh thần”. Cho dù mỗi bạn trong

thiên nhiên và trong thế giới đồ vật có một tính cách khác nhau song các bạn đều là những người vui tính, hiếu động, đáng yêu, xứng đáng để các em kết bạn. Qua tính cách của những người bạn này mà các em học được nhiều điều bổ ích cho chính mình.

1.3.2. Những em bé ngộ nghĩnh đáng yêu

Trong thơ mình Phạm Hổ không chỉ mang đến cho trẻ những người bạn là động vật, thực vật, đồ vật...mà nhà thơ còn mang đến cho trẻ những người bạn nhỏ. ở mảng thơ này, qua khảo sát một số tập thơ của Phạm Hổ có thể thấy rằng mạch thơ về đề tài này của Phạm Hổ chia thành hai nhánh. Một nhánh thơ là những bài tác giả viết về trẻ em trong tương quan với những vấn đề lớn lao của dân tộc, của thời đại. Đó là những bài thơ ra đời trong thời kỳ

đất nước chia thành hai miền “Em bé và đàn bò”, một bài thơ ra đời trong thời

kỳ bom đạn. Bài thơ là một phát hiện trong tính cách trẻ thơ Việt Nam thời kỳ bom đạn. Đó là phẩm chất chở che. Bài thơ viết về một trận oanh kích của

máy bay Mỹ, khiến đàn bò của hợp tác xã bị tơi tả. Nhưng em bé của Phạm Hổ đã gan dạ, dũng cảm băng qua hiểm nguy để lùa đàn bò vào chỗ nấp. Với nhịp thơ khi 2 chữ, khi 3 chữ, khi 4 chữ đan xen nhau diễn tả sự kinh hoàng, hoảng loạn của đàn bò. Dù đã chứng kiến những cái chết bi thương của trẻ nhỏ trong những trận càn của giặc Pháp, trong những trận máy bay Mỹ tàn phá miền Bắc nhưng thơ ông không xoáy sâu vào nỗi đau và những mất mát mà tư tưởng chủ đạo xuyên suốt trong thơ Phạm Hổ vẫn là vẻ đẹp hồn nhiên của trẻ thơ, bởi vậy trong gian khổ trẻ vẫn khao khát được hòa bình, tin tưởng vào tương lai để rồi biến trận địa thật hôm nay thành trận địa giả ngày mai:

Thắng xong giặc nhỉ Giữ hào lại chơi Chia phe trốn bắt Chạy sâu lòng đời

(Em đi đào hào)

Tác giả còn miêu tả khao khát được chơi, được chính là trẻ thơ khi còn

thơ bé qua hàng loạt bài thơ Em đi đào hào, Chú vịt bông, Tàu dài... ở đây

chúng tôi muốn nói đến nhánh thơ thứ hai của ông đó là những bài thơ trực tiếp viết về trẻ thơ với những phẩm chất tính cách hồn nhiên ngây thơ, tinh nghịch nhưng lại rất đáng yêu.

Thiếu nhi là lứa tuổi hiếu động, ham hiểu biết, luôn thích sự thay đổi, sự khác đi. Trước thiên nhiên và cuộc sống, trẻ đặt ra vô vàn câu hỏi và những câu hỏi này ngày càng nhiều theo năm tháng, suốt từ tuổi ấu thơ cho đến khi trưởng thành, đem lại cho các em nhận thức ngày càng sâu sắc về thế giới xung quanh, từ gần đến xa, từ thiên nhiên đến con người, từ trong gia đình đến ra ngoài xã hội.

Bài thơ Rình xem mặt trời Phạm Hổ nắm bắt được đặc điểm tâm lý của

trẻ thơ là ưa tìm tòi khám phá luôn muốn tìm hiểu sự thật của những điều đang xảy ra xung quanh mình, rất quen nhưng lại lạ vô cùng:

Sáng mát mẹ phơi áo Chiều xế mẹ lấy vào Bé sờ áo hỏi mẹ Nước trên áo đi đâu

Đây là thắc mắc của một em bé hết sức ngây thơ nhưng đó là sự ngây thơ của em nhỏ ham hiểu biết. Câu trả lời của người mẹ vừa chính xác lại vừa ngộ nghĩnh giúp em hiểu vì sao quần áo phơi dưới nắng lại khô một cách hình ảnh, giúp em nhỏ hiểu một cách dễ dàng đồng thời ghi nhớ mãi mãi một kiến thức về vật lý. Đây lại là cách trả lời hay nhất. Bởi đối với nhận thức của con trẻ cách trả lời này giúp chúng phát triển tốt trí tưởng tượng và tạo nên mối giao cảm giữa thiên nhiên và con người:

Mẹ cười chỉ mặt trời Ông mặt trời uống đấy Bé tin mẹ hỏi thêm

Uống lúc nào không thấy

Bạn nhỏ ở đây cũng rất tò mò, ham hiểu biết song cũng rất ngộ nghĩnh

và ngây thơ nên:

Hôm sau múc bát nước Bé để chỗ vắng người Vào nhà nấp khe cửa Bé rình xem mặt trời

(Rình xem mặt trời)

Trong bài Soi gương tác giả tái hiện lại một cuộc đối thoại của hai bố

con. Bạn nhỏ hồn nhiên, ngây thơ thắc mắc hỏi cha rằng:

- Có ai đang khóc nhè Mà soi gương không bố

Bằng câu trả lời giản dị dễ hiểu của bố không những đã giải đáp được thắc mắc của bé mà còn nhẹ nhàng nhắc nhở bé khóc nhè là rất xấu:

- Một đứa khóc đủ rồi Soi chi thành hai đứa (Soi gương)

Cũng vẫn là những thắc mắc về những điều đang xảy ra trong cuộc sống hàng ngày mà bé không giải thích nổi. Một lần nữa tác giả lại để cho những

em bé của mình được bày tỏ ý kiến với cha mẹ chúng trong tập thơ Những

người bạn im lặng: Bé về Hỏi mẹ Bé về Hỏi cha - Ao gần Ao xa Giờ nào Sen nở? (Sen nở)

Đây là một hiện tượng thường thấy trong cuộc sống song để giải thích và làm cho bé hiểu được vấn đề cha mẹ đã phải tìm những câu trả lời ngắn gọn, tìm những hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống mà trẻ đã biết để giúp cho trẻ có câu trả lời thỏa đáng:

Con ơi Sen nở Không như Cửa sổ Tay người Mở ra Dịu dàng Sen nở

Nhẹ hơn Hơi thở... (Sen nở)

Không chỉ thắc mắc những vấn đề trẻ thấy trong cuộc sống hàng ngày mà trẻ còn thắc mắc về sự thay đổi của chính cơ thể của bé. Trẻ thắc mắc khi mình nhỏ hơn bây giờ thì mình có suy nghĩ thế nào và đã nói những gì? Và đôi khi những thắc mắc ấy cha mẹ cũng không trả lời được, cha mẹ chỉ biết mỉm cười ôm bé vào lòng và nhận ra rằng bé đang ngày một trưởng thành:

Em nói gì, lúc bé Khi còn như em bé ? (Bé)

Với trẻ, thế giới quả là bao la và rộng lớn vô cùng. Chính vì vậy mà các em hay thắc mắc. Đôi khi thật ngô nghê nhưng lại đáng yêu vô cùng! Làm sao con sóng không có tay lại có thể làm sạch đôi chân cho bé trong khi bà hay mẹ những người lớn thường phải dùng khăn, dùng tay để rửa sạch chân cho bé:

Sóng kia không có tay Rửa chân em sạch trắng Về nhà ngồi ngắm chân Em nghĩ thương con sóng... (Sóng)

Trẻ không hề biết rằng dù không dùng tay để rửa chân nhưng khi em khỏa chân trong nước đã tạo ra những con sóng làm cho chân bé sạch. Cũng từ

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm nghệ thuật trong tập thơ Những người bạn im lặng của Phạm Hổ (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)