Hình thức tổ chức bài thơ độc đáo

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm nghệ thuật trong tập thơ Những người bạn im lặng của Phạm Hổ (Trang 93)

Ngoài hình thức tổ chức thông thường, thơ Phạm Hổ còn được cấu trúc theo một số hình thức sáng tạo mới mẻ, rất hấp dẫn các em như hỏi đáp, định nghĩa, trích dẫn

3.2.1. Hình thức hỏi- đáp

Thực ra cấu trúc hỏi- đáp thường được sử dụng nhiều trong thơ cho thiếu nhi. Hình thức này rất phù hợp với các em vì trong cuộc sống, các em

thường hay hỏi người lớn về nhiều điều để khám phá thế giới xung quanh. Hay hỏi là một nét tính cách đặc trưng, hệ quả tất yếu của nhu cầu ham hiểu biết của trẻ. Người lớn trong trách nhiệm của mình cần phải giúp trẻ giải quyết những thắc mắc. Trả lời cho trẻ em là một nghệ thuật tài tình mà không phải người lớn nào cũng làm được.

Không sáng tạo ra hình thức tổ chức này nhưng Phạm Hổ đã sử dụng khá nhiều khá thành công hình thức hỏi- đáp. Đóng góp của ông là ở chỗ, ông

đã sáng tạo ra những bài thơ hay như Cua con hỏi cua mẹ, Ngủ rồi, Bướm chị

hỏi bướm em, Đất và hoa, Thỏ dùng máy nói... Trong những bài thơ hỏi - đáp

của mình, Phạm Hổ khi thì dùng nhân vật là loài vật, khi thì sử dụng nhân vật là con người. Song điều quan trọng là dù sử dụng nhân vật nào, ông cũng đều nêu ra được những vấn đề mà các em nhỏ quan tâm, hứng thú. Đáp án nêu ra rất phù hợp với đối tượng trẻ em nhưng gây nhiều bất ngờ, thú vị cho người lớn. Giọng thơ tâm tình, nhẹ nhàng, có sức thuyết phục vô cùng.

Trong bài Cua con hỏi cua mẹ, nhà thơ viết: Cua con hỏi mẹ

Dưới ánh trăng đêm: - Cô lúa đang hát Sao bỗng lặng im? Đôi mắt lim dim Mẹ cua liền đáp Chú gió đi xa

Lúa buồn không hát.

Bài thơ cấu tạo bằng lời hỏi của cua con và lời đáp của cua mẹ. Cua mẹ đã giải đáp thắc mắc của cua con rằng vì chú gió, bạn thân của cô lúa đi xa nên cô buồn không hát. Lời giải thích này được các em chấp nhận vì nó rất logic. Trong thực tế, lúa thường reo vui khi gió thổi. Nay không có gió thì lúa

đứng yên. Chuyện cô lúa buồn không hát khi vắng bạn cũng đem đến cho các em suy tư về tình cảm yêu thương giữa con người với con người.

Trong bài thơ Hoa hồng, ngạc nhiên trước hương thơm kỳ diệu của loài

hoa hoàng hậu, bé ngộ nghĩnh hỏi mẹ:

- Ai đã xức nước hoa

Mà hoa hồng thơm thế?

Trong suy nghĩ của bé, hoa hồng thơm như vậy, chắc hẳn là đã được ai xức nước hoa cũng như bé được xức vậy. Đem thắc mắc ấy, bé hỏi mẹ. Mẹ bé bèn trả lời:

- Mẹ hoa hồng đấy thôi Xức cho hồng từ bé.

Câu trả lời âu yếm của mẹ giúp bé cảm nhận được sự chăm sóc chu đáo, tình mẹ yêu con.

Bé cũng thắc mắc tại sao các loài hoa lại không nở cùng một lúc. Đem băn khoăn ấy hỏi mẹ, bé được mẹ giải đáp:

- Hoa chia nhau trực mùa

Như các con trực lớp

(Hoa sen, hoa đào)

Câu trả lời của mẹ thật hợp lý, rất phù hợp với tâm lý các em. Đồng thời cùng giúp bé hiểu rằng mỗi người đều có một công việc, một trách nhiệm riêng phải thực hiện trong cuộc sống.

Bài thơ Chim sáo lại khiến các em thêm yêu trường, yêu lớp, yêu cô

giáo. Giải thích thắc mắc của bé:

- Vì sao con chim sáo

Cứ hót một điệu hoài?

mẹ bảo:

- Nó không có cô giáo

Thì ra để biết hát nhiều bài, hát hay, bé phải chăm chỉ đến trường đến lớp để được cô giáo dạy.

Cái tài của Phạm Hổ trong những bài thơ hỏi - đáp chính là việc phát hiện ra những “tình huống có vấn đề để đặt câu hỏi” rồi từ đó đưa ra câu trả lời thú vị. Trong đối thoại hỏi- đáp, nhân vật hỏi là bé, nhân vật đáp là người lớn, thường là người mẹ. Điều này cho thấy, Phạm Hổ khẳng định vai trò của người mẹ là rất to lớn trong việc giúp các em tiếp xúc, khám phá thế giới xung quanh.

3.2.2. Hình thức định nghĩa

Sáng tạo riêng của Phạm Hổ chính là hình thức thơ định nghĩa và hình

thức trích dẫn. Kiểu thơ định nghĩa giới hạn ở chức năng cung cấp khái niệm, hiểu biết về đối tượng. Cùng với nội dung tình bạn, Phạm Hổ còn muốn cung cấp cho các em những hiểu biết ban đầu về thế giới sự vật, hiện tượng. Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà ông giới thiệu cho các em những khái niệm, những hiểu biết ban đầu về thế giới sự vật, hiện tượng.

Trong bài thơ Bướm em hỏi chị, nhà thơ đã để bướm chị định nghĩa, giải

thích cho bướm em khái niệm “giọt sương”:

Chị ơi, vì sao Hoa hồng lại khóc? Không phải đâu em Đấy là hạt ngọc Người ta gọi là sương Sao đêm gửi xuống Tặng cô hoa hồng.

Vẫn là bài thơ về tình bạn nhưng nhà thơ đã lồng ghép khéo léo một

kiến thức về một hiện tượng tự nhiên: giọt nước trên cành hồng buổi sớm được gọi là giọt sương.

Để mở mang khái niệm về nước, Phạm Hổ đã viết một bài thơ theo lối

định nghĩa. Đó là bài Nước.

Nước lên xuống: biển cả

Nước nằm im: ao hồ Nước chảy xuôi: sông suối Nước rơi đứng: trời mưa.

(Nước)

Trong bài thơ Dao và kéo, để giúp các em nắm bắt đặc điểm của dao và

kéo, hiểu thế nào là dao và kéo, nhà thơ đã dùng hình thức so sánh hơn kém về số lượng:

Dao chỉ một lưỡi Kéo có đến hai Mỗi người mỗi việc Ai nào kém ai Cả hai đều biết Yêu ông đá mài

Những câu thơ như thế không cầu kỳ, hoa mỹ nhưng rất tự nhiên, thíêt thực, rất phù hợp với chức năng nhận thức của thơ cho thiếu nhi. Nội dung này rất

dễ làm cho thơ trở nên khô khan. Nhưng nhà thơ ý thức được rằng, “người làm

thơ cho thiếu nhi đồng thời cũng là một nhà giáo”, “tác phẩm viết cho thiếu nhi cũng là những công trình sư phạm” nên Phạm Hổ chấp nhận viết theo hình

thức này và tìm cách thơ hoá. Nên mặc dù là thơ định nghĩa, thơ cung cấp hiểu biết, giải thích khái niệm nhưng vẫn rất thú vị.

3.2.3. Hình thức trích dẫn

Kiểu thơ trích dẫn được xây dựng trên cơ sở mô phỏng lời nói. Thuộc

Mẹ, mẹ ơi, cô bảo:

“Cháu ơi, chơi với bạn Cãi nhau là không vui Cái mồm nó xinh thế Chỉ nói điều hay thôi”

Trong bài thơ này, nhà thơ đã đưa lời em bé làm câu mở đầu. Câu thơ

“Mẹ, mẹ ơi, cô bảo” chứa đựng niềm vui náo nức của bé khi bé từ trường về

nhà, gặp lại mẹ. Các câu còn lại, tác giả trích dẫn lời cô giáo. Toàn bộ bài thơ là lời em bé tâm sự với mẹ về những điều em đã được tiếp nhận ở trường. Mượn lời cô giáo dạy dỗ ở trường, nhà thơ đã khiến cho bài học giáo dục trở nên có sức mạnh thuyết phục hơn. Vì đấy là những điều hay, ý đẹp mà cô đã dạy cho các bé ở trường.

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm nghệ thuật trong tập thơ Những người bạn im lặng của Phạm Hổ (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)