Ngôn ngữ giàu màu sắc

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm nghệ thuật trong tập thơ Những người bạn im lặng của Phạm Hổ (Trang 69 - 71)

Đọc thơ Phạm Hổ viết cho các em, điều lưu lại lâu nhất trong lòng độc giả có lẽ là ngôn ngữ miêu tả trong sáng ngắn gọn song lại lung linh màu sắc, gợi cho cho người đọc có cảm giác mới lạ. Điều đó được minh chứng trong rất nhiều bài thơ của ông

Trong bài Đất và hoa, Phạm Hổ tỏ ra là người rất hiểu trẻ em. Các em

thích nhìn sự vật rực rỡ muôn màu, muôn vẻ, không thích cái gì đơn điệu nên ông đã sử dụng rất nhiều tính từ chỉ màu sắc gợi cảm:

Đào đỏ, mai vàng Bìm xanh, cúc tím Mẹ ơi! Ai nhuộm Đủ các màu hoa

Trong bài thơ Cầu vồng, cầu gỗ, để miêu tả và khẳng định cầu vồng

đẹp, rực rỡ lung linh mềm mại như một dải lụa với nhiều màu sắc được vắt trên nền trời quang đãng sau cơn mưa, tác giả viết:

Cầu vồng hay cầu lụa Rực rỡ bảy sắc màu Cầu nán đợi hơi lâu Không thấy ai biến mất

(Cầu vồng, cầu gỗ)

ở mỗi độ tuổi, con người lại chọn những màu sắc yêu thích cho riêng mình. Trẻ em thì luôn thích những gam màu tươi tắn, rực rỡ. Còn người lớn tuổi lại chọn cho mình gam màu lạnh đó những màu tối, màu nhạt. Và trẻ nhận biết được điều này cũng là nhờ Phạm Hổ với bài:

Mũ đỏ cho bé Khăn đen cho bà

(Đôi que đan)

Trong bài “ Cầu” Phạm Hổ hiểu tuổi thơ rất thích màu sắc và ánh sáng,

ông đã sử dụng nhiều tính từ chỉ màu sắc gợi cảm để miêu tả:

Mặt trời đỏ rực Mặt trăng xanh mát Chân không chạm đất Cũng đi qua cầu ( Cầu)

Phạm Hổ còn chỉ cho các bé thấy được những đối tượng đi qua cầu không chỉ là con người, xe cộ mà còn có cả mặt trăng, mặt trời, những người bạn quen thuộc hàng ngày chúng ta vẫn gặp.

Hay bằng tính từ “ vàng mơ” tác giả đã vẽ ra một bức tranh cánh đồng

lúa bát ngát, đang vào vụ gặt. Gợi cho các bạn nhỏ tưởng tượng cảnh những người nông dân đang hào hứng, phấn khởi chuẩn bị công cụ để rủ nhau đi gặt lúa, đi thu hoạch bông lúa vàng – thành quả của họ sau những ngày lao động vất vả:

Cánh dồng làng chiều thu

Sương là là phủ trắng Gặp lúa vàng như mơ Sương như được sưởi ấm

( Sương mùa thu )

Như vậy, các màu sắc được Phạm Hổ sử dụng trong tập thơ Những người

bạn im lặng chủ yếu là những màu tươi tắn, rực rỡ: đỏ, xanh, tim tím, vàng

mơ, trắng,...Tác giả đã dụng công tìm tòi và sử dụng những màu sắc như vậy để làm nổi bật đối tượng mà tác giả muốn nói tới. Đồng thời làm cho các sự vật, hiện tượng hiện ra trước mắt các em rõ ràng, sinh động và đáng yêu.

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm nghệ thuật trong tập thơ Những người bạn im lặng của Phạm Hổ (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)