Ngôn ngữ giàu nhạc tính

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm nghệ thuật trong tập thơ Những người bạn im lặng của Phạm Hổ (Trang 47 - 69)

Ngôn ngữ thơ ca giàu sức biểu cảm và là ngôn ngữ có nhạc tính. Tính nhạc ấy tạo nên sự cảm giác vận động của sự sống chống lại sự đơn điệu, đơn nhất của văn bản nghệ thuật. Làm thơ cho các em, Phạm Hổ rất coi trọng vai

trò của nhạc điệu. Ông viết: “Viết thơ cho các em bé, theo tôi, rất cần chú ý

đến nhạc điệu. Nhiều khi các em nhớ được là nhờ nhạc điệu” (Phạm Hổ- thêm mấy suy nghĩ về việc làm thơ cho nhi đồng, in trong Bàn về văn học thiếu nhi,

Kim Đồng, 1983, tr.23). Nhạc điệu của thơ liên quan chặt chẽ tới việc sắp xếp, tổ chức câu thơ, vần, nhịp, tới sự mô phỏng âm thanh.

2.1.1. Sắp xếp, tổ chức câu thơ:

Thơ viết cho thiếu nhi có đặc điểm khác với thơ viết dành cho người lớn. Do đặc điểm tâm lý cho nên những bài thơ dành cho các em phần lớn là những bài thơ, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc. Nắm được đặc điểm này nhà thơ

Phạm Hổ thường sử dụng thể thơ bốn từ, năm từ, thể hai từ, ba từ để sáng tác.

Tập thơ Những người bạn im lặng là một tập thơ sáng tạo về thể thơ của Phạm

Hổ, cũng là tập thơ có các bài thơ được viết theo nhiều thể thơ khác nhau. Mỗi lứa tuổi các em lại có một trình độ nhận thức và thẩm mỹ riêng. Các em ở độ tuổi từ 5 đến 9 tuổi thích đọc loại câu thơ có từ hai đến bốn chữ. Các em ở độ tuổi từ 10 đến 13 lại thích hợp với loại câu thơ từ năm đến tám

chữ. Nhìn vào cả tập thơ Những người bạn im lặng ta đọc thấy sự chu đáo,

nâng niu của tác giả với tuổi thơ. Các thể thơ dài ngắn không xác định được tác giả sử dụng rất nhuần nhuyễn, linh hoạt, không những phù hợp với từng lứa tuổi mà còn phù hợp với nội dung thể hiện.

Phần I – Những chiếc gương nhỏ gồm 25 bài viết theo cấu trúc mỗi bài

gồm 5 câu chia làm 2 khổ: Khổ 1 gồm 4 câu, khổ 2 gồm 1 câu đứng độc lập. Trong đó 23/25 bài viết ở thể thơ năm từ với mạch thơ mở rộng, tứ thơ bay bổng, tình ý thiết tha. Thanh điệu nhịp nhàng với lối diễn đạt nhuần nhụy, nhờ sử dụng nhiều vần bằng cũng như cách sắp xếp hài hoà giữa các tiết tấu và thanh điệu.

Trong bài Hỏi, khi định gợi lên sự tò mò, nhấn mạnh sự phong phú của

tự nhiên, Phạm Hổ đã khéo ngắt ý thơ xếp gọn vào những câu thơ 5 từ liên tiếp theo kiểu mệnh đề nghi vấn phù hợp với sự láy ý của điệu thơ, tạo cho bài thơ có một tính chất điệp khúc đặc sắc:

Phải cây sinh ra chim? Phải nước sinh ra cá? Gió mát sinh ra diều? Màu xanh sinh ra lá?

Và rồi tất cả dồn thắt lại chuyển về một nghi vấn tập trung trong câu cuối cùng:

ở phần I này thể thơ ngũ ngôn được tác giả sử dụng chủ yếu, với nhịp nghỉ dài hơn, đồng thời nhà thơ sử dụng nhiều thủ pháp kể và tả hơn. Hầu hết đó là những bài thơ miêu tả về các sự vật hiện tượng trong thiên nhiên.

Trong bài Vui, 4 câu đầu thể hiện những niềm vui của các sự vật khác

nhau, đó là:

Cá vui: mưa trên sông! Sông vui: đò vào bến! Bến vui: ở cạnh trường! Trường vui: đông bé đến!

Và câu cuối là nhận định của trẻ về việc bé đến trường tạo ra những màu sắc khác nhau:

áo đủ màu, bé đến.

Cũng có thể chỉ là sự quan sát của trẻ về trạng thái của nước trong biển, ao, hồ, sông, suối:

Nước lên, xuống: biển cả! Nước nằm im: ao, hồ! Nước chảy xuôi: sông suối! Nước rơi đứng: trời mưa!

Nhưng cuối cùng ý của bài thơ thật bất ngờ bởi sự khám phá của trẻ con và sự tập trung niềm thích thú vào trời mưa chứ không phải trạng thái của nước nữa:

Xem kìa, trời đang mưa!

Đối với trẻ thế giới này quả là bao la và rộng lớn vô cùng. Chính vì thế mà các em hay thắc mắc đôi khi thật ngộ nghĩnh mà hết sức đáng yêu. Làm sao con sóng không có tay lại có thể làm sạch đôi chân bé trong khi bà hay mẹ là người lớn thường dùng tay để rửa sạch chân cho bé:

Sóng kia không có tay Rửa chân em sạch trắng Về nhà ngồi ngắm chân Em nghĩ thương con sóng

Câu cuối giãn nhịp thơ, đứng thành một khổ tạo cho người đọc cách hiểu cách nghĩ khác đó là tình cảm của em bé đối với con sóng. Đó là sự đồng cảm của bé với những điều bất thường trong cuộc sống:

Muốn đi tìm gặp sóng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tất cả các bài thơ ở phần I đều có cấu trúc như vậy. Khổ 1 là cái nhìn, cái tác giả quan sát. Khổ 2 là ý chính, ý chung, ý nhấn mạnh của bài, là nhận định và tình cảm của tác giả được nhìn bằng con mắt trẻ thơ tạo ra cách hiểu độc đáo và bất ngờ. Tưởng như thiếu logic mà lại phù hợp với tâm lý và nhận thức của trẻ em.

Trẻ em vốn hiếu động, các em luôn thích sự vui nhộn cũng dễ thích mà lại dễ quen. Vì vậy các bài thơ hay thường ngắn gọn các em dễ đọc đễ thuộc. Hiểu được đặc điểm tâm lý này của trẻ, các nhà thơ viết cho thiếu nhi thường sử dụng thể 4 chữ dùng trong vè dưới hình thức nói lối kể chuyện với mục đích tạo cho bài thơ gần với lối nói của trẻ. Vẫn là hình thức một bài vè ngắn:

Gà đẻ ban ngày Vịt đẻ ban đêm Gà đẻ cục tác Vịt đẻ, lặng im ... Như trứng, lặng im ...

Có thể thấy rằng các nhà thơ nói chung và Phạm Hổ nói riêng đã không ngừng sáng tạo, tìm tòi những tứ thơ mới hay những cách diễn đạt mới lạ để làm nên sức hấp dẫn riêng cho tác phẩm của mình. Điều đó được thể hiện và

thành công trong phần I – Những chiếc gương nhỏ đó là dùng lối diễn đạt

khổ thơ. Bình thường 5 câu được xếp vào một khổ thơ và ý nghĩa của các câu thơ ngang bằng nhau nhưng chỉ với 5 câu một bài chia thành hai khổ thì ý không đổi nhưng có sự khác biệt về ý nghĩa của toàn bài. Nội dung hoặc ý nhấn mạnh tập trung vào câu thứ 5 – câu cuối. sự sắp xếp một cách sáng tạo của Phạm Hổ đã tạo ra một ý nghĩa đặc biệt. Nói theo cách khác Phạm Hổ đã quan sát bằng con mắt trong veo của trẻ thơ và nói theo cách cảm nhận của các em.

Phần II – Những người bạn im lặng, Phạm Hổ vẫn sử dụng chủ yếu thể

thơ 4 từ và 5 từ với độ dài ngắn của mỗi bài khác nhau. Có lẽ vì thể thơ này gần gũi với lối hát đồng dao của trẻ, với những bài vè mang tính tự sự. Đây cũng là thể thơ truyền thống của dân tộc được các nhà thơ viết cho thiếu nhi sử dụng: Võ Quảng, Xuân Quỳnh, Định Hải, Huy Cận ... đều có những bài thơ hay được làm theo thể thơ 4 chữ, song Phạm Hổ vẫn tìm cho mình một dấu ấn lạ trong thể thơ này.

Trong bài Đôi que đan thể thơ 4 chữ được kết hợp với nhịp điệu thơ 2/2

gợi âm hưởng một bài đồng dao:

Mũ đỏ/ cho bé Khăn đen/ cho bà áo đẹp /cho mẹ áo ấm /cho cha Từ đôi/ que nhỏ Từ tay /chị nữa Dần dần/ hiện ra Ôi đôi/ que đan Sao mà/ chăm chỉ Sao mà/ giản dị Sao mà /dẻo dai ...

ở phần này 10/17 bài sử dụng thể thơ 4 từ, còn 6/17 bài sử dụng thể thơ

5 từ. Riêng bài Thước được viết theo thể hai từ làm cho bài thơ có độ co giãn

và gợi hình dáng cũng như công việc của một cái thước rất ngắn gọn và chi tiết: Bằng gỗ Xếp lại Bằng vải Cuộn tròn Thước tôi Đo hết Đo thấp Đo cao Đo dài Đo rộng ... (Thước)

Đặc sắc nhất ở phần II phải kể đến bài Kính được làm theo thể thơ 4 từ

xen kẽ câu 6 từ gợi lên sự mở rộng, giãn mạch thơ làm cho trẻ em rất thích thú bởi tiết tấu bài thơ lúc nhanh lúc chậm, câu thơ khi dài khi ngắn thể hiện sự vui thích của cái kính khi làm được việc có ích, giúp ông bà mắt kém (do tuổi già) nhìn được rõ hơn:

Cái kính của ông Cái kính của bà tuổi già bịt kín lỗ kim Cái kính giúp bà thấy lại Tuổi già xoá nhoà dòng chữ Cái kính giúp ông đọc ra

Cái kính của ông Cái kính của bà... (Kính)

Trong Những người bạn im lặng thành công nhất của Phạm Hổ phải kể

đến những bài thơ được làm theo thể tự do với độ dài ngắn không xác định.

Đó chính là phần III – Sen nở.

Không phải ngẫu nhiên mà trong cùng một tập thơ với nội dung này Phạm Hổ lại viết theo thể thơ này và với nội dung khác Phạm Hổ lại lựa chọn thể thơ khác. Tất cả đó là sự công phu với nghệ thuật, sự tìm tòi sáng tạo của

tác giả để mang đến cho trẻ những cái nhìn kỳ thú, yêu thương. Bài thơ Sen nở

được viết theo thể 2 từ gợi lên sự liên tưởng về nhịp đập con tim:

Hoa thấp Hoa cao Hoa trước Hoa sau Lấp ló Nghiêng đầu Rình xem Sen nở ...

Cũng thể thơ 2 từ gợi lên sự hối hả của con người khi thấy trời mưa, và những hạt mưa rơi xuống rất nhanh:

Mưa rồi! Mưa rồi! Hạt này Đã đến Hạt nọ

Đang rơi. Bé xoè Tay nhỏ Thò ra Ngoài trời... (Mưa)

Bài Một ông trăng và bài Tàu hoả viết theo thể 3 từ gợi âm hưởng một

bài đồng dao quen thuộc được trẻ em yêu thích: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Long cong đuôi

Ngủ với ruồi Ruồi đánh chết Rết đưa ma Gà đánh trống Ngỗng thổi kèn

Tò tí te con bò kéo xe...

Những bài thơ Quả sương, Cầu vồng cầu gỗ, Sương mùa thu, Những đồi cỏ, Nhà tập thể... được viết theo thể thơ 5 chữ với nhịp nghỉ dài hơn, sử dụng

nhiều thủ pháp kể và tả hơn. Hầu hết đó là những bài thơ mang tính tự sự với những câu thơ dài hơi làm bài thơ liền mạch trong ý tứ, trong sự liên tưởng, sự tưởng tượng phong phú.

Trong bài Bông hoa gì bạn hỡi là bài thơ độc đáo được tác giả viết theo

thể thơ tự do với độ dài ngắn của từng câu không xác định:

Bông hoa gì bạn hỡi Đố bạn biết

Bông hoa gì

Phút giờ nào cũng có thể hiện lên Và hé nở ...

Đọc bài thơ trên trẻ em rất thích thú vì bài thơ giống như một câu đố lúc nhanh lúc chậm, câu thơ khi dài khi ngắn thể hiện đúng quá trình biến đổi tâm lý của trẻ khi đang chơi trò đố – giải với bạn, lúc thì giục nhanh lúc lại gợi ý song ở đây lại được tác giả kết hợp một cách nhịp nhàng điêu luyện làm cho các ý thơ vẫn giữ được mạch tự nhiên:

Và hé nở Nở rồi biến đi Mà không tàn ....

Đủ các màu: Vàng, đen, trắng, đỏ... (Bông hoa gì bạn hỡi)

Sự thay đổi linh hoạt số chữ trong các câu thơ làm nên sự biến đổi liên tục của tiết tấu, nhạc điệu thích hợp với tính cách hiếu động của trẻ...

Trong bài Khi sắp vào đêm nhà thơ còn sáng tạo để hai câu thơ làm

thành một khổ, đôi khi tách những câu dài thành hình bậc thang tạo nên sự yên tĩnh, tĩnh mịch của làng quê trong buổi đêm. Trong đêm tất cả những hoạt động của con người ngừng nghỉ chìm vào trong giấc ngủ chỉ còn lại những hoạt động của hoa lá, cỏ cây và côn trùng:

Khi sắp vào đêm Có một phút giây Xa gần đều im lặng

Khắp cánh đồng quạnh vắng Mọi người đều ở sau nhà.

Thơm xa hơn mùi hương của hoa Đậm đặc hơn màu xanh của lá

Mặt trời đã lặn xuống tận đâu?

Những ngôi sao sắp về từ muôn ngả... Chỉ một phút sau thôi

Đêm đã đến rồi

(Khi sắp vào đêm)

Sự sáng tạo ấy còn được nhà thơ sử dụng thành công trong Sương mùa

thu nhờ vậy đem đến cho bài thơ những ý tách biệt nhưng vẫn có mối liên hệ

với nhau theo một logic chung của toàn bài:

Cánh đồng là chiều thu Sương là là phủ trắng Gặp lúa như vàng mơ Sương như được sưởi ấm Em rất thích đứng ngắm Cảnh chiều thu sương mờ Mấy bóng người về xóm Như trong một bài thơ. (Sương mùa thu)

2.1.2.Vần thơ

Vần thơ là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên tính nhạc trong thơ. Vần thơ là sự hòa hợp giữa các tiếng có cùng hoặc gần cùng khuôn âm (khuôn âm tạo nên bởi nguyên âm giữa, phụ âm cuối, thanh điệu ) trong câu thơ, bài thơ.

Trong tập Những người bạn im lặng tác giả đã có hàng loạt những bài (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thơ sử dụng biện pháp lặp(chôn mình vào...và cho...treo..) kết hợp hiệp vần chân (có 2 từ chung vần ương, 2 từ chung vần inh ) tạo ra tính nhạc được trẻ thuộc và yêu thích:

Chân nhọn, đầu tà Thân hình thẳng tuột Chôn mình vào cột Chôn mình vào tường Cho chị treo gương Cho em treo ảnh Xong rồi, hóm hỉnh Chú đinh tươi tỉnh Nhô đầu nhìn quanh... (Đinh)

Cũng có khi là 2 từ chung vần ăng và 3 từ chung khuôn âm a:

Có một phút giây xa gần đều im ắng Khắp cánh đồng quạnh vắng Hay Những chú dế kéo đàn rỉ rả ếch và nhái dàn đồng ca hối hả Cả đồng quê sau một ngày vất vả...

(Khi sắp vào đêm)

Nhà thơ Võ Quảng khi viết thơ cho thiếu nhi cũng rất chú ý đế vấn đề vần. Tuy nhiên thơ Võ Quảng thường sử dụng nhiều vần trắc tạo nên nhịp điệu

hồn vui tươi, nghịch ngợm của thơ ông’’ (Lã Thị Bắc Lý). Chẳng hạn, để tả con lợn, Võ Quảng viết

Lưng mày múp míp Mắt mày béo híp Đuôi mày ngúc ngoắc Miệng mày nhóp nhép Mũi mày hít hít

ụt ịt ! ụt ịt !

(Được ! Được!)

Phạm Hổ cũng sử dụng nhiều vần trắc tuy nhiên, ông cũng sử dụng cả các vần bằng nên hệ thống vần trong thơ ông rất phong phú.

2.1.3. Nhịp thơ:

Nhà nghiên cứu Bùi Công Hùng khi nghiên cứu Nhịp điệu trong thơ

thiếu nhi đã nhận định: "Nhịp điệu trong thơ xuất hiện trên cơ sở nhịp hơi thở của con người, trên cơ sở nhịp đập liên quan đến tình cảm, cảm xúc, dựa vào chất liệu ngôn ngữ" [34; tr.54]

nhịp điệu mang lại sự hài hoà, du dương…cho âm thanh ngôn ngữ nghệ thuật, nhất là ngôn ngữ thơ. Khiến cho người đọc, người nghe thấy

"thuận miệng, êm tai, dễ nhớ, dễ đọc’’ đồng thời tạo nên không khí, những sắc điệu thẩm mỹ riêng, làm điểm tựa cho cảm xúc, tình cảm.

Sự ngắt nhịp, phân dòng trong thơ cũng tạo nên các cung bậc âm thanh giống như cung bậc âm thanh của các nốt nhạc. Do vậy nhịp điệu là một yếu tố căn bản để tạo nên nhạc tính của thơ văn. Các nhịp dài/ngắn, nhanh/ chậm, cao/ thấp, trầm/ bổng, mạnh/ nhẹ…sự phối thanh, hoà âm trong các nhịp và

giữa các nhịp đều làm nảy sinh tính nhạc.

Nếu như coi tình bạn là nội dung cơ bản làm nên phong cách thơ Phạm Hổ thì ở phương diện nghệ thuật, nhịp điệu thơ ông cũng rất độc đáo. Ông

thường quan tâm tới nhịp điệu thơ vì đó là thứ tác động trực tiếp nhất tới giác quan của trẻ nhỏ. Qua nhịp điệu các em có thể nghe thấy nhiều tiếng động, tiếng kêu, hình dung được nhiều động tác miêu tả trong bài. Mỗi bài thơ của ông đều như có một nhạc điệu riêng, một âm sắc riêng.

Trước hết, nhịp điệu trong thơ Phạm Hổ thường ngắn, có giá trị miêu tả

hiện thực. Trong bài Sen nở, nhà thơ đã sử dụng nhịp 2/2 gợi tả những cánh

sen đang từ từ hé mở. Nhà thơ như trầm ngâm nhìn từng cánh sen nở dần trong không gian tĩnh lặng và bao la. Ông gửi gắm vào thơ triết lý về quy luật của tự nhiên. Vạn vật luôn vận động từng phút giây:

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm nghệ thuật trong tập thơ Những người bạn im lặng của Phạm Hổ (Trang 47 - 69)