-Nhà nước cần có những chính sách đồng bộ phù hợp với điều kiện phát triển trong nước cũng như tập quán thương mại thế giới để thực thi hóa logistics bền vững, hành lang pháp lý cần phải được điều chỉnh để tránh tình trạng chồn chéo, gây ra những ách tắc không đáng có trong hoạt động của doanh nghiệp. Cần thực hiện chế độ cấp phép chặt chẽ hơn tạo điều kiện giám sát chất lượng hoạt động logistics, xem xét về mặt tài chính, cơ sở vật chất- kỹ thuật, kinh nghiệm hoạt động, trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên… tránh tình trạng phát triển ồ ạt như hiện nay. Khi mà trên thị trường có quá nhiều công ty còn yếu kém về mọi mặt đã tạo ra một môi trường cạnh tranh không lành mạnh. Việc xem xét điều kiện cấp phép trong hoạt động logistics sẽ góp phần thúc đẩy các công ty giao nhận Việt Nam phát triển đúng hướng hoạt động này.
-Thủ tục hải quan cần cải tiến để tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động XNK, các quy định liên quan XNK cần đạt sự thống nhất cao giữa hải quan và các ban ngành liên quan để tránh tình trạng mâu thuẫn về nội dung các văn bản. Luật hải quan cần phải có các quy định làm cơ sở để thực hiện cải cách thủ tục hải quan theo phương hướng đơn giản hóa hồ sơ hải quan, công khai hóa và thuận tiện hóa việc khai hải quan, quy định dich vụ hải quan, điều kiện giải phóng hàng cho từng loại hàng hóa XNK, quyền và nghĩa vụ người làm thủ tục hải quan, giải quyết khiếu nại phát sinh một cách nhanh chóng, rút ngắn thời gian giải phóng hàng. Tóm lại, trong hoạt động
logistics, cần thiết phải đảm bảo cho các khâu được thông suôt trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Chính vì vậy, cải tiến thủ tục hải quan sao cho giảm thời gian ngắn nhất và chuẩn hóa trong khai báo hải quan là một trong những yếu tố quan trọng trong thiết kế chuỗi logistics.
-Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ: Thương mại, Tài chính, Hải quan, các địa phương … đề triển khai xây dựng các trung tâm logistics, tránh tụt hậu so với khu vực và thế giới.
-Cần làm tốt khâu quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng: cảng biển, sân bay, hệ thống giao thông, kho bãi … để phục vụ cho việc phát triển ngành dịch vụ logistics được tốt hơn.
-Nhà nước cần đầu tư hợp lý cho các cảng, sân bay, cảng thông quan nội địa, đường bộ, đường sắt, đường sông, kho bãi, trang thiết bị, ngân hàng, bảo hiểm… theo một kế hoạch tổng thể, có khả năng tương tác và hỗ trợ qua lại một cách hiệu quả, chú trọng đầu tư xây dựng cảng nước sâu trung chuyển khu vực. Đồng thời phải chuẩn hóa các quy trình dịch vụ logistics, thống kê logistics, xây dựng khung pháp lý mở và chọn lọc, đảm bảo tính nhất quán, thông thoáng và hợp lý trong các văn bản, quy định liên quan đến lĩnh vực logistics, với mục đích tọa cơ sở cho một thị trường logistics minh bạch, đẩy mạnh công tác đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng.
-Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam ( VIFFAS ) cần năng động hơn trong việc quản lý bảo vệ quyển lợi hội viên, đặc biệt trong việc đào tạo, gắn kết, thông tin, điều phối, hướng dẫn các thành viên tiếp cận và xâm nhập thị trường nước ngoài
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế ,Đinh Ngọc Viện – chủ biên ( 2002 ) . NXB Giao thông vận tải
- Tạp chí hàng hải Việt nam
- Báo cáo hoạt động kinh doanh trong những năm 2011 – 2014 - Báo cáo tài chính, Báo cáo niên trong những năm 2011 – 2014 - Trang website của công ty www.logisticsvinalink.com.vn - Một số bài luận văn của các khóa trước như:
“Hoàn thiện quy trình gioa nhận hàng xuất nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty Cổ phần giao nhận quốc tế Bến Hải” của sinh viên Phạm thị Trang, lớp K45E5
“Hoàn thiện quy trình giao nhận vận tải bằng đường biển của Công ty TNHH toàn cầu Khải Minh”